Được biết ngày 4/8 cũng là thời điểm một cuộc sinh hoạt định kỳ của Hội NBĐLVN được tổ chức tại Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Ngày 5/8 là ngày họp mặt các nhóm xã hội dân sự tại Saigon.
Với giấy triệu tập lần 1, nhà báo Phạm Chí Dũng đã từ chối không đến, nhưng đành vắng mặt trong buổi họp vì bị ngăn chặn. Còn hôm nay 05/08/2014, anh đã chấp nhận đến trụ sở công an để làm việc. Sau khi kết thúc buổi làm việc này, anh cho đài RFI biết:
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một chi tiết thú vị là tôi lại gặp chính ông Lê Đình Thịnh - điều tra viên mà vào năm 2012 đã tham gia bắt và hỏi cung tôi. Lần này, điều tra viên hỏi khá nhiều về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nội dung xoay quanh mục đích tôn chỉ của Hội và một số vấn đề khác. Có vẻ họ rất quan tâm đến tiêu chí “hoạt động ôn hòa” của Hội và cố gắng dò tìm xem hội này thực sự ôn hòa hay có định xách động dân chúng không.
Tôi trả lời thẳng là Hội NBĐLVN là tổ chức nghề nghiệp về báo chí, đã tuyên bố hoạt động ôn hòa tức sẽ luôn ôn hòa về quan điểm, trong đó có quan điểm chính trị. Nhà nước Việt Nam luôn đa nghi, nhưng sẽ hoài công vì Hội NBĐLVN chẳng bao giờ có ý định “lật đổ chế độ”.
Tuy nhiên, mục tiêu chính của Hội là phản biện, và Hội chấp nhận các luồng quan điểm và ý kiến đa chiều, kể cả trái chiều giữa các hội viên để tạo nên một môi trường đa nguyên tư tưởng theo đúng nghĩa.
Về ngày thành lập 4/7 của Hội NBĐLVN trùng với ngày Quốc khánh Mỹ, ngay từ đầu chúng tôi đã xác định đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng rất ý nghĩa, vì điểm thời gian này tương hợp với Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hơn hai trăm năm trước – năm 1776. Nhưng không thể lấy sự trùng hợp về thời điểm như thế để quy cho Hội NBĐLVN là“theo đuôi Mỹ”.
Họ cũng cho rằng có thể tôi bị “cuốn theo đô la và ảo vọng”, tức “khen Mỹ” nhiều quá. Tôi trả lời thẳng là: “Các anh có chứng minh được chúng tôi dùng nguồn tiền bất hợp pháp cho hoạt động của Hội NBĐLVN không? Các anh có bao giờ thấy tôi hoang tưởng chính trị không? Vừa qua sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của Hoa Kỳ và phương Tây thì liệu Trung Quốc có nhượng bộ Việt Nam không? Như vậy cần thấy rằng phải cố mà xây cho được mối quan hệ đồng minh với Mỹ chứ. Quan hệ này không chỉ bảo toàn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam mà còn có lợi cho cả đảng của các anh đấy”.
Nội dung hỏi và trả lời chỉ có thế. Sau đó họ đề nghị tôi ký xác nhận vào những bài viết của tôi trên mạng Internet, nhưng tôi yêu cầu họ về nhà tôi để tôi tự in các bài viết từ trên mạng rồi mới có thể ký được.
Điều đọng lại cuối cùng nhưng ấn tượng nhất đối với tôi sau buổi làm việc hôm nay là Cơ quan ANĐT không hề đề cập đến việc hình thành Hội NBĐLVN là đúng hay sai luật pháp, cũng không đả động gì đến việc “xử lý vi phạm” hay bắt bớ nào đối với các hội viên của Hội NBĐLVN.
Họ cũng không đề cập đến cụm từ “đối lập chính trị” mà giới dư luận viên đã luôn dùng để công kích và quy chụp Hội NBĐLVN trong gần ba chục bài viết trên mạng trong một tháng qua, hay truy tìm nguồn tài chính của Hội mà có thể họ luôn cho rằng không minh bạch. Và Cơ quan ANĐT cũng chỉ hỏi về hoạt động của cá nhân tôi chứ không đề cập đến bất cứ người nào khác trong Hội NBĐLVN.
Tôi cho rằng đã đến lúc Nhà nước Việt Nam cần chấp nhận hoạt động ôn hòa của các hội đoàn dân sự độc lập, và thay vì điều tra xét hỏi và triệu tập liên miên mà có thể phạm vào việc lạm dụng quyền lực, họ nên đối thoại với chúng tôi về những giải pháp cho đất nước.
Với giấy triệu tập lần 1, nhà báo Phạm Chí Dũng đã từ chối không đến, nhưng đành vắng mặt trong buổi họp vì bị ngăn chặn. Còn hôm nay 05/08/2014, anh đã chấp nhận đến trụ sở công an để làm việc. Sau khi kết thúc buổi làm việc này, anh cho đài RFI biết:
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Một chi tiết thú vị là tôi lại gặp chính ông Lê Đình Thịnh - điều tra viên mà vào năm 2012 đã tham gia bắt và hỏi cung tôi. Lần này, điều tra viên hỏi khá nhiều về Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nội dung xoay quanh mục đích tôn chỉ của Hội và một số vấn đề khác. Có vẻ họ rất quan tâm đến tiêu chí “hoạt động ôn hòa” của Hội và cố gắng dò tìm xem hội này thực sự ôn hòa hay có định xách động dân chúng không.
Tôi trả lời thẳng là Hội NBĐLVN là tổ chức nghề nghiệp về báo chí, đã tuyên bố hoạt động ôn hòa tức sẽ luôn ôn hòa về quan điểm, trong đó có quan điểm chính trị. Nhà nước Việt Nam luôn đa nghi, nhưng sẽ hoài công vì Hội NBĐLVN chẳng bao giờ có ý định “lật đổ chế độ”.
Tuy nhiên, mục tiêu chính của Hội là phản biện, và Hội chấp nhận các luồng quan điểm và ý kiến đa chiều, kể cả trái chiều giữa các hội viên để tạo nên một môi trường đa nguyên tư tưởng theo đúng nghĩa.
Về ngày thành lập 4/7 của Hội NBĐLVN trùng với ngày Quốc khánh Mỹ, ngay từ đầu chúng tôi đã xác định đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng rất ý nghĩa, vì điểm thời gian này tương hợp với Bản Tuyên ngôn Độc lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hơn hai trăm năm trước – năm 1776. Nhưng không thể lấy sự trùng hợp về thời điểm như thế để quy cho Hội NBĐLVN là“theo đuôi Mỹ”.
Họ cũng cho rằng có thể tôi bị “cuốn theo đô la và ảo vọng”, tức “khen Mỹ” nhiều quá. Tôi trả lời thẳng là: “Các anh có chứng minh được chúng tôi dùng nguồn tiền bất hợp pháp cho hoạt động của Hội NBĐLVN không? Các anh có bao giờ thấy tôi hoang tưởng chính trị không? Vừa qua sau vụ giàn khoan HD 981 của Trung Quốc, nếu không có sự lên tiếng mạnh mẽ của Hoa Kỳ và phương Tây thì liệu Trung Quốc có nhượng bộ Việt Nam không? Như vậy cần thấy rằng phải cố mà xây cho được mối quan hệ đồng minh với Mỹ chứ. Quan hệ này không chỉ bảo toàn lãnh thổ cho dân tộc Việt Nam mà còn có lợi cho cả đảng của các anh đấy”.
Nội dung hỏi và trả lời chỉ có thế. Sau đó họ đề nghị tôi ký xác nhận vào những bài viết của tôi trên mạng Internet, nhưng tôi yêu cầu họ về nhà tôi để tôi tự in các bài viết từ trên mạng rồi mới có thể ký được.
Điều đọng lại cuối cùng nhưng ấn tượng nhất đối với tôi sau buổi làm việc hôm nay là Cơ quan ANĐT không hề đề cập đến việc hình thành Hội NBĐLVN là đúng hay sai luật pháp, cũng không đả động gì đến việc “xử lý vi phạm” hay bắt bớ nào đối với các hội viên của Hội NBĐLVN.
Họ cũng không đề cập đến cụm từ “đối lập chính trị” mà giới dư luận viên đã luôn dùng để công kích và quy chụp Hội NBĐLVN trong gần ba chục bài viết trên mạng trong một tháng qua, hay truy tìm nguồn tài chính của Hội mà có thể họ luôn cho rằng không minh bạch. Và Cơ quan ANĐT cũng chỉ hỏi về hoạt động của cá nhân tôi chứ không đề cập đến bất cứ người nào khác trong Hội NBĐLVN.
Tôi cho rằng đã đến lúc Nhà nước Việt Nam cần chấp nhận hoạt động ôn hòa của các hội đoàn dân sự độc lập, và thay vì điều tra xét hỏi và triệu tập liên miên mà có thể phạm vào việc lạm dụng quyền lực, họ nên đối thoại với chúng tôi về những giải pháp cho đất nước.