Cuộc tấn công ngoại giao của Mỹ tại ARF thể hiện một bước tiến mới trong việc Washington can dự vào các tranh chấp lãnh thổ, trong lúc các nước liên quan trong vùng ngày càng lo ngại về những hành động hung hăng, đơn phương xác quyết chủ quyền của Trung Quốc.
Ngay lập tức, Trung Quốc đã bác bỏ kế hoạch của Mỹ. Tuy vậy, một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ nói : « Ngoại trưởng Mỹ không tìm cách đọ sức. Đây không phải là cuộc đấu đá giữa các siêu cường » và giải thích, ông Kerry có thể kêu gọi tất cả các bên đang có tranh chấp cần phải kiềm chế.
Thế nhưng, trước đó, Washington đã điểm mặt chỉ tên Bắc Kinh. Ngày 28/07, ông Daniel Russel, quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Bắc Á, đã nói rằng có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông, và quy mô các hoạt động này vượt xa những gì mà các nước cũng có tranh chấp đã làm.
Hôm qua, 07/08, Trung Quốc tuyên bố có kế hoạch xây 5 ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Theo giới phân tích, lập trường cứng rắn không bình thường này của Mỹ nhằm gây sức ép với Trung Quốc, đáp ứng những lo ngại ngày càng gia tăng trong khu vực và khuyến khích các nước ASEAN thúc đẩy nhanh chóng đạt được các kết quả trong tiến trình thương lượng xây dựng một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc, để làm giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Chuyên gia Ernest Bower, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, trụ sở tại Washington, nhận định : « Hoa Kỳ không dựa vào những gì mà Trung Quốc nói mà nhìn vào những gì Trung Quốc làm, và quyết định sẽ can dự » và « lời kêu gọi ngừng các hành động khiêu khích cần được coi như một mức độ can dự ngoại giao mới của Hoa Kỳ trong hồ sơ này ».
Áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tăng lên gấp bội nếu như sáng kiến do Ngoại trưởng John Kerry đưa ra, có được sự ủng hộ của ASEAN. Thế nhưng, nội bộ ASEAN vẫn thường xuyên bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa tuyên bố ủng hộ việc ngừng mọi hành động khiêu khích và sẽ hỏi cụ thể các thành viên liên quan xem họ ngừng loại hoạt động nào.
Theo một dự thảo thông cáo chung của Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN, mà phóng viên Reuters tại Miến Điện đọc được thì văn bản này kêu gọi ngừng « các hành động gây mất ổn định ». Chưa rõ một số nước như Cam Bốt, Lào, thậm chí Miến Điện, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, có chấp nhận lời kêu gọi nhắm vào Bắc Kinh hay không.
Về phần mình, chuyên gia về Châu Á, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện quốc phòng Úc nhận định, như thông lệ, ARF không giúp giải quyết được gì nhiều cho vấn đề Biển Đông : « Các Ngoại trưởng dường như sẽ ra một thông cáo, nhấn mạnh đến các quan ngại, kêu gọi tìm kiếm giải pháp, đó chỉ là một công thức chung chung, luôn được lặp lại và không có hiệu quả ».
Ngay lập tức, Trung Quốc đã bác bỏ kế hoạch của Mỹ. Tuy vậy, một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ nói : « Ngoại trưởng Mỹ không tìm cách đọ sức. Đây không phải là cuộc đấu đá giữa các siêu cường » và giải thích, ông Kerry có thể kêu gọi tất cả các bên đang có tranh chấp cần phải kiềm chế.
Thế nhưng, trước đó, Washington đã điểm mặt chỉ tên Bắc Kinh. Ngày 28/07, ông Daniel Russel, quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ phụ trách khu vực Bắc Á, đã nói rằng có những bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các đảo nhỏ và bãi đá ở Biển Đông, và quy mô các hoạt động này vượt xa những gì mà các nước cũng có tranh chấp đã làm.
Hôm qua, 07/08, Trung Quốc tuyên bố có kế hoạch xây 5 ngọn hải đăng trong vùng quần đảo Hoàng Sa, nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Việt Nam.
Theo giới phân tích, lập trường cứng rắn không bình thường này của Mỹ nhằm gây sức ép với Trung Quốc, đáp ứng những lo ngại ngày càng gia tăng trong khu vực và khuyến khích các nước ASEAN thúc đẩy nhanh chóng đạt được các kết quả trong tiến trình thương lượng xây dựng một bộ luật ứng xử có tính ràng buộc, để làm giảm căng thẳng ở Biển Đông.
Chuyên gia Ernest Bower, thuộc Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược, trụ sở tại Washington, nhận định : « Hoa Kỳ không dựa vào những gì mà Trung Quốc nói mà nhìn vào những gì Trung Quốc làm, và quyết định sẽ can dự » và « lời kêu gọi ngừng các hành động khiêu khích cần được coi như một mức độ can dự ngoại giao mới của Hoa Kỳ trong hồ sơ này ».
Áp lực của Mỹ đối với Trung Quốc sẽ tăng lên gấp bội nếu như sáng kiến do Ngoại trưởng John Kerry đưa ra, có được sự ủng hộ của ASEAN. Thế nhưng, nội bộ ASEAN vẫn thường xuyên bị chia rẽ trong vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa tuyên bố ủng hộ việc ngừng mọi hành động khiêu khích và sẽ hỏi cụ thể các thành viên liên quan xem họ ngừng loại hoạt động nào.
Theo một dự thảo thông cáo chung của Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN, mà phóng viên Reuters tại Miến Điện đọc được thì văn bản này kêu gọi ngừng « các hành động gây mất ổn định ». Chưa rõ một số nước như Cam Bốt, Lào, thậm chí Miến Điện, vốn có quan hệ chính trị và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, có chấp nhận lời kêu gọi nhắm vào Bắc Kinh hay không.
Về phần mình, chuyên gia về Châu Á, giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện quốc phòng Úc nhận định, như thông lệ, ARF không giúp giải quyết được gì nhiều cho vấn đề Biển Đông : « Các Ngoại trưởng dường như sẽ ra một thông cáo, nhấn mạnh đến các quan ngại, kêu gọi tìm kiếm giải pháp, đó chỉ là một công thức chung chung, luôn được lặp lại và không có hiệu quả ».