Hôm thứ Sáu 1/8, Nhật Bản đã đặt tên cho khoảng 160 đảo nhỏ nằm sát bên trong đường lãnh hải của mình, trong đó có năm hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh tranh giành chủ quyền, gọi tên là Điếu Ngư.
Tân Hoa Xã hôm nay phản ứng bằng lời bình mang giọng điệu hết sức gay gắt : « Trò cười này không thể thay đổi được chủ quyền của Trung Quốc về Điếu Ngư. Nhật Bản có thể tin rằng chính thức đặt tên các đảo trên là một cách để chứng tỏ quyền sở hữu, nhưng cần phải nhắc nhở Tokyo là các đảo ấy đã có tên…bằng Hoa ngữ ».
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì cho rằng thông báo của Nhật là « bất hợp pháp và chẳng có chút giá trị gì ». Trong một thông cáo, phát ngôn viên Tần Cương (Qin Gang) khẳng định, động thái trên « không thay đổi được gì về việc quần đảo Điếu Ngư và các đảo nhỏ trực thuộc là một phần lãnh thổ của Trung Quốc ».
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo, hai cường quốc kinh tế quan trọng nhất châu Á, đã có nhiều sóng gió trong hai năm gần đây do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản đã quốc hữu hóa ba trong năm đảo của quần đảo này năm 2012.
Tân Hoa Xã còn nhắc lại rằng khi Nhật Bản có ý định đặt tên cho 39 hoang đảo hồi tháng 3/2012, Bắc Kinh đã phản ứng ngay lập tức bằng việc đặt tên tiếng Hoa cho 71 đảo. Theo Trung Quốc, tên « quần đảo Điếu Ngư » xuất hiện lần đầu tiên trong các văn bản được công bố vào đầu thế kỷ XV, chứng tỏ vào thời đó người Trung Hoa đã khám phá và đặt tên cho quần đảo này.
Bắc Kinh thường xuyên gởi các tàu đến các vùng biển kế cận các đảo tranh chấp để quấy rối, và việc các tàu tuần duyên của hai nước qua lại chạm mặt nhau trong vùng này khiến người ta lo ngại sẽ xảy ra xung đột vũ trang.
Tân Hoa Xã hôm nay phản ứng bằng lời bình mang giọng điệu hết sức gay gắt : « Trò cười này không thể thay đổi được chủ quyền của Trung Quốc về Điếu Ngư. Nhật Bản có thể tin rằng chính thức đặt tên các đảo trên là một cách để chứng tỏ quyền sở hữu, nhưng cần phải nhắc nhở Tokyo là các đảo ấy đã có tên…bằng Hoa ngữ ».
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì cho rằng thông báo của Nhật là « bất hợp pháp và chẳng có chút giá trị gì ». Trong một thông cáo, phát ngôn viên Tần Cương (Qin Gang) khẳng định, động thái trên « không thay đổi được gì về việc quần đảo Điếu Ngư và các đảo nhỏ trực thuộc là một phần lãnh thổ của Trung Quốc ».
Quan hệ giữa Bắc Kinh và Tokyo, hai cường quốc kinh tế quan trọng nhất châu Á, đã có nhiều sóng gió trong hai năm gần đây do tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, mà Nhật Bản đã quốc hữu hóa ba trong năm đảo của quần đảo này năm 2012.
Tân Hoa Xã còn nhắc lại rằng khi Nhật Bản có ý định đặt tên cho 39 hoang đảo hồi tháng 3/2012, Bắc Kinh đã phản ứng ngay lập tức bằng việc đặt tên tiếng Hoa cho 71 đảo. Theo Trung Quốc, tên « quần đảo Điếu Ngư » xuất hiện lần đầu tiên trong các văn bản được công bố vào đầu thế kỷ XV, chứng tỏ vào thời đó người Trung Hoa đã khám phá và đặt tên cho quần đảo này.
Bắc Kinh thường xuyên gởi các tàu đến các vùng biển kế cận các đảo tranh chấp để quấy rối, và việc các tàu tuần duyên của hai nước qua lại chạm mặt nhau trong vùng này khiến người ta lo ngại sẽ xảy ra xung đột vũ trang.