DienDanCTM - 9/8/2014
Vụ bê bối của Đại Tá an ninh Lương Ngọc Anh và phái đoàn 10 người của ông ta nhận tiền (và tình) hối lộ từ công ty in tiền polymer Securency của Úc vào cuối năm 2007 cuối cùng đã bị đi vào quên lãng; về phiá Việt Nam thì người ta không lạ, còn về phiá Úc thì toà án Úc nói không có đủ bằng chứng để đưa vụ đó ra toà.Vào ngày 7/8/2014, vụ polymer lại nổ ra lần nữa, và lần này đến từ Hà Nội khi Bộ Ngoại Giao CSVN cho mời Đại Sứ Úc tại Hà Nội lên để trao công hàm phản đối việc tên tuổi của nhiều lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Nam Dương và Mã Lai, bị nêu lên trong trát của toà. Toà Án Tối Cao của tiểu bang Victoria, Úc Châu, vào ngày 19/7/2014, đã ban hành lệnh kiểm duyệt "cấm báo chí Úc đưa tin về diễn tiến vụ án mà hé lộ, ám chỉ, làm người đọc hiểu hoặc cáo buộc các cá nhân" trong danh sách đi kèm đã "nhận hối lộ hoặc có ý định nhận hối lộ hoặc các khoản tiền không đàng hoàng...".
Đúng ra mục tiêu của lệnh này nhằm bảo vệ tên tuổi của những vị lãnh đạo nói trên, còn tại chức
hay đã về hưu, để "hạn chế ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại của Úc". Nhưng điều trớ trêu là tên của những vị đó lại được nêu lên trên trát của toà, và đã rò rỉ ra.
hay đã về hưu, để "hạn chế ảnh hưởng tới quan hệ đối ngoại của Úc". Nhưng điều trớ trêu là tên của những vị đó lại được nêu lên trên trát của toà, và đã rò rỉ ra.
Chuyện đã xảy ra trước đó là vào ngày 29/7/2014, Wikileaks đã phổ biến cái trát toà nói trên, trong đó nêu tên 17 người, gồm ông Trương Tấn Sang, đương kim Chủ Tịch Nước Việt Nam, ông Susilo Bambang Yudhoyono, đương kim Tổng Thống Nam Dương, bà Megawati Sukarnoputri, cựu Tổng Thống Nam Dương và những cán bộ cao cấp của 3 nước này.
Danh sách cũng nêu tên ông Nguyễn Tấn Dũng, đương kim Thủ tướng Việt Nam, ông Lê Đức Thúy, cựu Chủ tịch Hội Đồng Cố Vấn Tài chính Quốc Gia và cựu Thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Việt Nam, ông Nông Đức Mạnh, cựu Tổng bí thư Đảng CSVN.
Về lệnh cấm phổ biến của toà án Úc, ông Julian Assange, người sáng lập Wikileaks, nhận định rằng "lệnh kiểm duyệt không chỉ chặn họng báo chí Úc mà còn bịt mắt toàn dân Úc; chính phủ Úc đã cố ý che giấu không phơi bày vụ tham nhũng có tầm vóc quốc tế này ra trước công luận; lý cớ an ninh quốc gia không thể được dùng để ém nhẹm hành vi tham nhũng trầm trọng của những viên chức chính quyền ở Úc hay ở bất cứ đâu."
Việc nhà nước cộng sản Việt Nam phản đối lệnh toà nói trên đúng là một hành động ăn vụng liếm mép không sạch lại còn la làng!
Nguồn: https://wikileaks.org/aus-suppression-order/press.html
http://dantynan75.blogspot.com.au/2014/08/wikileaks-ten-cua-truong-tan-sang.html
Nguồn: https://wikileaks.org/aus-suppression-order/press.html
http://dantynan75.blogspot.com.au/2014/08/wikileaks-ten-cua-truong-tan-sang.html