Theo chương trình dự kiến từ hôm nay cho đến Chủ nhật 10/08, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN mở đầu với cuộc họp của lãnh đạo ngành ngoại giao 10 nước Đông Nam Á, nối tiếp bằng các cuộc họp giữa ASEAN và các đối tác, từ Hoa Kỳ, Trung Quốc, cho đến Liên Hiệp Châu Âu, Ấn Độ hay Úc, và sau cùng là hội nghị của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF), bao gồm gần 30 thành viên.
Trong bối cảnh Trung Quốc công khai khuấy động tình hình ổn định tại Biển Đông trong thời gian gần đây, hồ sơ tranh chấp trên biển giữa Bắc Kinh và các láng giềng trong đó có 4 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) chắc chắn sẽ được nêu bật.
Ngay trong diễn văn khai mạc Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN, Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã gợi lên vấn đề này khi kêu gọi toàn khối tăng cường năng lực thúc đẩy việc « giải quyết hòa bình các tranh chấp và khác biệt ». Theo lãnh đạo nước hiện là chủ tịch luân phiên của ASEAN, « những diễn biến hiện nay trên thế giới đang gây ra những mối lo ngại nghiêm trọng » trong khối Đông Nam Á.
Tổng thống Miến Điện không nêu ví dụ cụ thể nào, nhưng giới quan sát đều liên tưởng đến các hành vi gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có vụ cho đặt một giàn khoan dầu sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm sóng gió nổi lên trong khu vực.
Giới quan sát đang chờ đợi xem là các Ngoại trưởng ASEAN – vốn thường hay đồng sàng dị mộng trong đối sách với Trung Quốc – sẽ đề cập ra sao về tình hình Biển Đông.
Ngoài Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ chiếm một vị trí quan trọng nhân Hội nghị của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN hôm Chủ Nhật. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng xác định rằng ông sẽ thúc đẩy việc kêu gọi các nước có tranh chấp đình chỉ mọi hành vi « khiêu khích ».
Philippines cũng sẽ nêu lên nhu cầu đình chỉ các công trình xây dựng mới trên Biển Đông, điều mà Trung Quốc đang rốt ráo tiến hành tại các nơi mà họ đã lấn chiếm.
Trong bối cảnh Trung Quốc công khai khuấy động tình hình ổn định tại Biển Đông trong thời gian gần đây, hồ sơ tranh chấp trên biển giữa Bắc Kinh và các láng giềng trong đó có 4 nước Đông Nam Á (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) chắc chắn sẽ được nêu bật.
Ngay trong diễn văn khai mạc Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN, Tổng thống Miến Điện Thein Sein đã gợi lên vấn đề này khi kêu gọi toàn khối tăng cường năng lực thúc đẩy việc « giải quyết hòa bình các tranh chấp và khác biệt ». Theo lãnh đạo nước hiện là chủ tịch luân phiên của ASEAN, « những diễn biến hiện nay trên thế giới đang gây ra những mối lo ngại nghiêm trọng » trong khối Đông Nam Á.
Tổng thống Miến Điện không nêu ví dụ cụ thể nào, nhưng giới quan sát đều liên tưởng đến các hành vi gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông, trong đó có vụ cho đặt một giàn khoan dầu sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, làm sóng gió nổi lên trong khu vực.
Giới quan sát đang chờ đợi xem là các Ngoại trưởng ASEAN – vốn thường hay đồng sàng dị mộng trong đối sách với Trung Quốc – sẽ đề cập ra sao về tình hình Biển Đông.
Ngoài Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, hồ sơ Biển Đông chắc chắn sẽ chiếm một vị trí quan trọng nhân Hội nghị của Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN hôm Chủ Nhật. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng xác định rằng ông sẽ thúc đẩy việc kêu gọi các nước có tranh chấp đình chỉ mọi hành vi « khiêu khích ».
Philippines cũng sẽ nêu lên nhu cầu đình chỉ các công trình xây dựng mới trên Biển Đông, điều mà Trung Quốc đang rốt ráo tiến hành tại các nơi mà họ đã lấn chiếm.