Dự luật cho phép các Bộ trong chính phủ quyền xếp các thông tin được xem là nhạy cảm và có liên quan đến vấn đề quốc phòng, phản gián và chống khủng bố vào loại « bí mật quốc gia ».
Cho đến nay, chỉ có Bộ Quốc phòng là có thẩm quyền xếp loại hồ sơ « bí mật quốc phòng ».
Dự luật vừa được Hạ viện mà đa số dân biểu thuộc đảng Tự Do Dân Chủ và liên minh biểu quyết còn cho phép truy tố những ai vi phạm tiết lộ tài liệu mật với bản án có thể lên đến 10 năm tù.
Từ nhiều tháng nay, giới luật gia, nhà báo, công đoàn và nhiều nhân vật có thế lực tại Nhật đã cực lực phản đối dự luật bị xem là « phản dân chủ và nguy hiểm » vì theo họ, sẽ cho phép cấp công chức tùy tiện phân loại thông tin.
Giới phóng viên thì lo ngại quyền tự do săn tin, thông tin của họ bị giới hạn.
Trước ủy ban điều trần, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, những người chống dự luật đã hiểu lầm.
Theo Thủ tướng Nhật, sinh hoạt bình thường của báo chí không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông Shinzo Abe đồng ý khi xem xét phân loại các thông tin vào lãnh vực « bí mật Nhà nước » thì cần phải qua một cơ quan có thẩm quyền và phải xét từng trường hợp một.
Cho đến nay, chỉ có Bộ Quốc phòng là có thẩm quyền xếp loại hồ sơ « bí mật quốc phòng ».
Dự luật vừa được Hạ viện mà đa số dân biểu thuộc đảng Tự Do Dân Chủ và liên minh biểu quyết còn cho phép truy tố những ai vi phạm tiết lộ tài liệu mật với bản án có thể lên đến 10 năm tù.
Từ nhiều tháng nay, giới luật gia, nhà báo, công đoàn và nhiều nhân vật có thế lực tại Nhật đã cực lực phản đối dự luật bị xem là « phản dân chủ và nguy hiểm » vì theo họ, sẽ cho phép cấp công chức tùy tiện phân loại thông tin.
Giới phóng viên thì lo ngại quyền tự do săn tin, thông tin của họ bị giới hạn.
Trước ủy ban điều trần, Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, những người chống dự luật đã hiểu lầm.
Theo Thủ tướng Nhật, sinh hoạt bình thường của báo chí không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, ông Shinzo Abe đồng ý khi xem xét phân loại các thông tin vào lãnh vực « bí mật Nhà nước » thì cần phải qua một cơ quan có thẩm quyền và phải xét từng trường hợp một.