Hôm qua, tranh luận giữa các phái đoàn chủ chốt tham dự hội nghị, như Hoa Kỳ, Châu Âu, Trung Quốc và Ấn Độ, diễn ra hết sức cam go. Trước nguy cơ hội nghị thất bại hoàn toàn, các nhà thương thuyết của những nước này đã tập hợp tại một góc phòng hội nghị để trao đổi trực tiếp. Thỏa thuận cuối cùng chỉ đạt được sau hơn 32 giờ đồng hồ thương thuyết không nghỉ.
Trước khi đi đến kết quả nói trên, Hội nghị Vacxava về khí hậu có nguy cơ rơi vào ngõ cụt, bởi lập trường hết sức khác biệt của nhiều phía, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ đòi hỏi được đối xử như “các quốc gia đang phát triển”, để không phải thực hiện các nghĩa vụ giống như các nước công nghiệp phát triển. Để đạt được đồng thuận, từ “cam kết” trong văn bản dự thảo – như đề nghị của Pháp và một số nước khác - đã phải đổi thành “đóng góp”.
Cuối cùng, các nước nghèo và các nước giàu đã đi đến một đồng thuận trong cam kết cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, với một thỏa thuận mang tính cưỡng chế, liên quan đến tất cả các quốc gia trên hành tinh. Mục tiêu là giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 2°C, trong khi mà cứ theo xu thế hiện nay, nếu không có can thiệp nào, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng hơn 4°C.
Theo thỏa thuận, các nước công nghiệp phát triển tái khẳng định trợ giúp các nước phía Nam 100 tỷ đô la, từ đây đến năm 2020, để giúp các nước này đối phó với biến đổi khí hậu. Một đồng thuận quan trọng khác mà các nước đang phát triển mong đợi là việc lập ra một “cơ chế” liên quan đến việc khắc phục “các thiệt hại” do việc khí hậu Trái đất bị hâm nóng. Trước mắt, các nước đang phát triển sẽ nhận được 75 triệu đô la từ một quỹ giành cho việc thích nghi với biến đổi khí hậu, tuy nhiên, sẽ không có việc thành lập quỹ để giúp đỡ các nạn nhân thiên tai do khí hậu, như cơn bão Haiyan ở Philippines mới đây.
Bên cạnh đó, Cơ chế REDD, Giảm khí thải do việc phá rừng và làm suy thoái rừng, được ký kết tại Cancun, Mêhicô, năm 2010 – cũng được bổ sung. Thỏa thuận Vacxava cho phép các nước sở hữu các khu rừng già nhiệt đới có thể nhận được các tài trợ để quản lý rừng một cách bền vững.
Tuy nhiên, theo nhiều đại diện tham gia hội nghị và các nhà quan sát, mặc dù hội nghị Vacxava đã đạt được điều căn bản, con đường đi đến được một Hiệp định toàn cầu vào năm 2015, trong cuộc hội nghị dự kiến tổ chức tại Paris, còn rất nhiều trở ngại. Bộ trưởng Phát triển Pháp yêu cầu các quốc gia thông báo thật sớm “phần đóng góp” của mình trong việc cắt giảm khí thải vào quý đầu 2015, để chuẩn bị tốt cho hội nghị này.
Trước khi đi đến kết quả nói trên, Hội nghị Vacxava về khí hậu có nguy cơ rơi vào ngõ cụt, bởi lập trường hết sức khác biệt của nhiều phía, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ đòi hỏi được đối xử như “các quốc gia đang phát triển”, để không phải thực hiện các nghĩa vụ giống như các nước công nghiệp phát triển. Để đạt được đồng thuận, từ “cam kết” trong văn bản dự thảo – như đề nghị của Pháp và một số nước khác - đã phải đổi thành “đóng góp”.
Cuối cùng, các nước nghèo và các nước giàu đã đi đến một đồng thuận trong cam kết cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, với một thỏa thuận mang tính cưỡng chế, liên quan đến tất cả các quốc gia trên hành tinh. Mục tiêu là giới hạn mức tăng nhiệt độ ở mức 2°C, trong khi mà cứ theo xu thế hiện nay, nếu không có can thiệp nào, nhiệt độ Trái đất sẽ tăng hơn 4°C.
Theo thỏa thuận, các nước công nghiệp phát triển tái khẳng định trợ giúp các nước phía Nam 100 tỷ đô la, từ đây đến năm 2020, để giúp các nước này đối phó với biến đổi khí hậu. Một đồng thuận quan trọng khác mà các nước đang phát triển mong đợi là việc lập ra một “cơ chế” liên quan đến việc khắc phục “các thiệt hại” do việc khí hậu Trái đất bị hâm nóng. Trước mắt, các nước đang phát triển sẽ nhận được 75 triệu đô la từ một quỹ giành cho việc thích nghi với biến đổi khí hậu, tuy nhiên, sẽ không có việc thành lập quỹ để giúp đỡ các nạn nhân thiên tai do khí hậu, như cơn bão Haiyan ở Philippines mới đây.
Bên cạnh đó, Cơ chế REDD, Giảm khí thải do việc phá rừng và làm suy thoái rừng, được ký kết tại Cancun, Mêhicô, năm 2010 – cũng được bổ sung. Thỏa thuận Vacxava cho phép các nước sở hữu các khu rừng già nhiệt đới có thể nhận được các tài trợ để quản lý rừng một cách bền vững.
Tuy nhiên, theo nhiều đại diện tham gia hội nghị và các nhà quan sát, mặc dù hội nghị Vacxava đã đạt được điều căn bản, con đường đi đến được một Hiệp định toàn cầu vào năm 2015, trong cuộc hội nghị dự kiến tổ chức tại Paris, còn rất nhiều trở ngại. Bộ trưởng Phát triển Pháp yêu cầu các quốc gia thông báo thật sớm “phần đóng góp” của mình trong việc cắt giảm khí thải vào quý đầu 2015, để chuẩn bị tốt cho hội nghị này.