Sau nhiều năm trắc nghiệm phản ứng Nhật Bản bằng tàu hải giám rồi tàu tuần duyên và máy bay trinh sát liên tục xâm nhập hải phận và không phận quần đảo Senkaku/Điều ngư, Bắc Kinh đã có động thái leo thang mới để áp đặt chủ quyền.
Thứ Bảy tuần trước 21/11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo mọi phi cơ bay vào vùng mà họ đặt tên là « khu vực thức biệt và phòng không » phải báo cáo danh tính, duy trì liên lạc vô tuyến. Nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp .
Bản đồ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo cho thấy « vùng phòng không » này bao trùm phần lớn biển Hoa Đông từ Hàn Quốc ở phía bắc đến Đài Loan ở phía nam và quần đảo Senkaku ở phía đông mà Trung Quốc tranh giành chủ quyền với Nhật Bản với tên gọi Điếu ngư.
Tokyo, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Fumio Kishida lên án hành động đơn phương của Bắc Kinh và khẳng định « vùng phòng không » của Trung Quốc không có giá trị.
Tin tưởng vào sự ủng hộ của Washington, hôm nay, Thủ tướng Shinzo Abe trước các nghị sĩ tại Thượng viện Nhật đã chỉ trích mạnh mẽ hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật cảnh báo nguy cơ « xảy ra đụng độ khó tiên liệu ».
Chiến thuật nguy hiểm của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông đã làm Washington, đồng minh chính yếu của Tokyo quan ngại. Ngoại trưởng John Kerry tố cáo sự kiện mà ông gọi là « quyết định đơn phương của Trung Quốc » và cảnh báo « nguy cơ xảy ra va chạm ngoài ý muốn ». Tiếp theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lên tiếng khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu Senkaku bị tấn công.
Theo nhận định của AFP, khi thông báo « khu vực phòng không » bao trùm Senkaku/ Điếu ngư, Trung Quốc tiến thêm một nấc trong chiến thuật tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, từ «trắc nghiệm phản ứng » bước sang « áp đặt chủ quyền trên không ».
Vấn đề là động thái này của Trung Quốc cũng tác động đến quyền tự do lưu thông và chủ quyền của nhiều nước khác không riêng gì Nhật Bản.
Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ, đã tỏ thái độ bất bình vì « không phận » của Trung Quốc lấn sâu vào không phận của Hàn Quốc kể cả vùng trời bên trên bãi đá ngầm Ieodo mà Trung Quốc cũng tranh giành.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhận định là Trung Quốc đã có thái độ « đáng tiếc » và khẳng định « Hàn Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền truyền thống trên đảo Ieodo ».
Một cuộc thảo luận giữa cấp Thứ trưởng quốc phòng hai nước được dự trù vào thứ Năm tới tại Seoul.
Về phần Đài Loan, tuy chính phủ Quốc Dân đảng hiện nay thân Bắc Kinh, nhưng Đài Bắc cũng vội vã ra thông cáo nói rõ « không liên hệ » gì với quyết định của Hoa lục.
Thứ Bảy tuần trước 21/11/2013, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo mọi phi cơ bay vào vùng mà họ đặt tên là « khu vực thức biệt và phòng không » phải báo cáo danh tính, duy trì liên lạc vô tuyến. Nếu không tuân thủ, quân đội Trung Quốc sẽ can thiệp .
Bản đồ của Bộ Quốc phòng Trung Quốc loan báo cho thấy « vùng phòng không » này bao trùm phần lớn biển Hoa Đông từ Hàn Quốc ở phía bắc đến Đài Loan ở phía nam và quần đảo Senkaku ở phía đông mà Trung Quốc tranh giành chủ quyền với Nhật Bản với tên gọi Điếu ngư.
Tokyo, qua tuyên bố của Ngoại trưởng Fumio Kishida lên án hành động đơn phương của Bắc Kinh và khẳng định « vùng phòng không » của Trung Quốc không có giá trị.
Tin tưởng vào sự ủng hộ của Washington, hôm nay, Thủ tướng Shinzo Abe trước các nghị sĩ tại Thượng viện Nhật đã chỉ trích mạnh mẽ hành động áp đặt chủ quyền của Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Thủ tướng Nhật cảnh báo nguy cơ « xảy ra đụng độ khó tiên liệu ».
Chiến thuật nguy hiểm của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông đã làm Washington, đồng minh chính yếu của Tokyo quan ngại. Ngoại trưởng John Kerry tố cáo sự kiện mà ông gọi là « quyết định đơn phương của Trung Quốc » và cảnh báo « nguy cơ xảy ra va chạm ngoài ý muốn ». Tiếp theo đó, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel lên tiếng khẳng định quần đảo Senkaku nằm trong hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật, có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ bảo vệ Nhật Bản nếu Senkaku bị tấn công.
Theo nhận định của AFP, khi thông báo « khu vực phòng không » bao trùm Senkaku/ Điếu ngư, Trung Quốc tiến thêm một nấc trong chiến thuật tranh chấp biển đảo với Nhật Bản, từ «trắc nghiệm phản ứng » bước sang « áp đặt chủ quyền trên không ».
Vấn đề là động thái này của Trung Quốc cũng tác động đến quyền tự do lưu thông và chủ quyền của nhiều nước khác không riêng gì Nhật Bản.
Hàn Quốc, một đồng minh quan trọng của Mỹ, đã tỏ thái độ bất bình vì « không phận » của Trung Quốc lấn sâu vào không phận của Hàn Quốc kể cả vùng trời bên trên bãi đá ngầm Ieodo mà Trung Quốc cũng tranh giành.
Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhận định là Trung Quốc đã có thái độ « đáng tiếc » và khẳng định « Hàn Quốc sẽ bảo vệ chủ quyền truyền thống trên đảo Ieodo ».
Một cuộc thảo luận giữa cấp Thứ trưởng quốc phòng hai nước được dự trù vào thứ Năm tới tại Seoul.
Về phần Đài Loan, tuy chính phủ Quốc Dân đảng hiện nay thân Bắc Kinh, nhưng Đài Bắc cũng vội vã ra thông cáo nói rõ « không liên hệ » gì với quyết định của Hoa lục.