Ông Christian Chartier, phát ngôn viên OIAC cho AFP biết, toàn bộ 1.000 tấn hóa chất và 290 tấn vũ khí hóa học của Syria đều đã được niêm phong, các băng niêm phong này không thể phá hủy được. Hiện số vũ khí này vẫn được giữ tại chỗ, chưa đến lúc phải chuyển đi nơi khác. Chính quyền Syria còn sở hữu 1.230 đầu đạn chưa được nhồi chất hóa học, còn gọi là vũ khí loại ba.
Hội đồng điều hành OIAC họp vào ngày 5/11 tới sẽ quyết định lộ trình phá hủy các vũ khí hóa học và hóa chất trên, dựa trên một « kế hoạch phá hủy tổng quát » do Syria đưa ra hôm 24/10.
Trước đó, OIAC cho biết toàn bộ các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học của Syria đã bị tiêu hủy, trước thời hạn chót là ngày 01/11.
Các thanh tra đã thị sát 21/23 địa điểm do Syria kê khai, và 39/41 cơ sở tại các địa điểm này. Hai địa điểm còn lại không đến được « vì lý do an ninh ».
Theo một báo cáo của Tổng giám đốc OIAC cho Hội đồng điều hành, trong số 41 cơ sở trên, có 18 nhà máy sản xuất, 12 kho trữ, 8 cơ sở lắp ráp cơ động và 3 cơ sở được mô tả một cách chung chung là « có liên quan đến vũ khí hóa học ».
Thông báo của OIAC khẳng định : « Tuy nhiên Syria cho biết các địa điểm trên bị bỏ hoang, các nguyên liệu và thiết bị của chương trình vũ khí hóa học tại đây đã được chuyển đến các địa điểm khác đã được thanh tra ».
Tổ chức Cấm vũ khí hóa học OIAC vừa nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình vào tháng Mười, phụ trách việc giám sát phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria, theo một nghị quyết lịch sử của Liên Hiệp Quốc.
Hội đồng điều hành OIAC họp vào ngày 5/11 tới sẽ quyết định lộ trình phá hủy các vũ khí hóa học và hóa chất trên, dựa trên một « kế hoạch phá hủy tổng quát » do Syria đưa ra hôm 24/10.
Trước đó, OIAC cho biết toàn bộ các cơ sở sản xuất vũ khí hóa học của Syria đã bị tiêu hủy, trước thời hạn chót là ngày 01/11.
Các thanh tra đã thị sát 21/23 địa điểm do Syria kê khai, và 39/41 cơ sở tại các địa điểm này. Hai địa điểm còn lại không đến được « vì lý do an ninh ».
Theo một báo cáo của Tổng giám đốc OIAC cho Hội đồng điều hành, trong số 41 cơ sở trên, có 18 nhà máy sản xuất, 12 kho trữ, 8 cơ sở lắp ráp cơ động và 3 cơ sở được mô tả một cách chung chung là « có liên quan đến vũ khí hóa học ».
Thông báo của OIAC khẳng định : « Tuy nhiên Syria cho biết các địa điểm trên bị bỏ hoang, các nguyên liệu và thiết bị của chương trình vũ khí hóa học tại đây đã được chuyển đến các địa điểm khác đã được thanh tra ».
Tổ chức Cấm vũ khí hóa học OIAC vừa nhận được giải thưởng Nobel Hòa bình vào tháng Mười, phụ trách việc giám sát phá hủy kho vũ khí hóa học của Syria, theo một nghị quyết lịch sử của Liên Hiệp Quốc.