Theo nhận định của nhật báo Indonesia, The Jakarta Post, số ra hôm nay, dù không phải là một quốc gia có đòi hỏi chủ quyền trên Biển Đông, nhưng Indonesia luôn luôn muốn đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết tranh chấp. Từ năm 1990 đến nay, Indonesia thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo - chủ yếu là không chính thức - để thúc đẩy hợp tác giữa các bên tranh chấp.
Một thông báo đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Indonesia xác định ba nội dung chính của cuộc hội thảo vừa mở ra : 1) Quản lý xung đột tiềm năng thông qua hợp tác ; 2) Phát huy các biện pháp xây dựng lòng tin để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau ; 3) Phát huy tiến trình trao đổi quan điểm thông qua đối thoại trên một số vấn đề nhất định.
Theo dự kiến, tham gia cuộc hội thảo lần này, ngoài các chuyên gia Indonesia, chẳng hạn như Giáo sư Hasjim Djalal, một chuyên gia hàng đầu về tranh chấp Biển Đông - sẽ có các đại diện đến từ Brunei, Philippines, Indonesia, Cam Bốt, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Biển Đông là một khu vực giàu có về nguồn cá và trữ lượng dầu khí, đồng thời là tuyến đường ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Khu vực này đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền trên 80% diện tích, bao trùm lên cả các vùng biển đảo mà Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei xác định thuộc chủ quyền của mình.
Một thông báo đăng trên trang web Bộ Ngoại giao Indonesia xác định ba nội dung chính của cuộc hội thảo vừa mở ra : 1) Quản lý xung đột tiềm năng thông qua hợp tác ; 2) Phát huy các biện pháp xây dựng lòng tin để tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau ; 3) Phát huy tiến trình trao đổi quan điểm thông qua đối thoại trên một số vấn đề nhất định.
Theo dự kiến, tham gia cuộc hội thảo lần này, ngoài các chuyên gia Indonesia, chẳng hạn như Giáo sư Hasjim Djalal, một chuyên gia hàng đầu về tranh chấp Biển Đông - sẽ có các đại diện đến từ Brunei, Philippines, Indonesia, Cam Bốt, Lào, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan.
Biển Đông là một khu vực giàu có về nguồn cá và trữ lượng dầu khí, đồng thời là tuyến đường ngắn nhất giữa Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương. Khu vực này đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền trên 80% diện tích, bao trùm lên cả các vùng biển đảo mà Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei xác định thuộc chủ quyền của mình.