Theo ghi nhận của AFP, thì khó thể cho đây là một tai nạn giao thông đơn thuần.
Một nhân chứng trực tiếp chứng kiến nói với hãng tin Pháp : « Tôi thấy chiếc xe quẹo sang và bất thần leo lên lề. Điều này xảy ra chỉ trong nháy mắt, nhưng hình như đã tông vào rất nhiều người. Thật là khủng khiếp ! Tôi nhìn thấy ba người nằm bất động trên mặt đất, một tiếng nổ vang lên, lửa bốc cao rồi khói đen tràn ngập xung quanh. Công an ra lệnh cho những người xung quanh không được chụp hình ».
Thông cáo của Sở Công an Bắc Kinh thoạt đầu cho biết : « Người lái chiếc xe jeep và hai người khách trên xe đã chết, nhiều du khách và công an đang làm nhiệm vụ bị thương. Công an đã giúp đỡ cho những người có mặt tại chỗ, đám cháy đã được dập tắt và những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần nhất ».
Trang web Qianlong.net của chính quyền Bắc Kinh sau đó cho biết là có hai người khác bị thiệt mang - một nữ du khách Philippines và một người Trung Quốc.
Trích dẫn báo chí Trung Quốc, AFP cho biết là ngoài 5 người chết, còn có 38 người bị thương, nâng cao số liệu được Tân Hoa Xã nêu lên trước đó là chiếc xe đã làm bị thương 11 khách du lịch và công an, trước khi đâm qua một chiếc rào chắn lối vào Thiên An Môn.
Vụ việc xảy ra lúc 12giờ 05 (4giờ 05 GMT) tại quảng trường trung tâm thủ đô Bắc Kinh, được giám sát nghiêm ngặt ngày cũng như đêm. Thiên An Môn là nơi mà chế độ Cộng sản đã từng đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ mùa xuân năm 1989.
Những tấm ảnh được đưa lên mạng - và bị kiểm duyệt nhanh chóng xóa mất – cho thấy một chiếc xe đang bốc cháy, với một cột khói dày đặc ngay trước chân dung Mao Trạch Đông ở lối vào Tử Cấm Thành, phía bắc Thiên An Môn.
Quảng trường này hiện đang bị phong tỏa, cấm người đi bộ vào. Hai phóng viên AFP tiến gần đã bị câu lưu và tịch thu máy móc, sau đó được thả và trả lại đồ đạc nhưng các bức ảnh đã bị xóa. Trạm xe điện ngầm gần Thiên An Môn bị đóng. AFP nhận thấy công an dựng lên những hàng rào cao để che chắn tầm nhìn về phía chiếc xe jeep bị cháy.
Sự kiện trên đây nhanh chóng gây sôi nổi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một người ở gần đó tự hỏi : « Chuyện gì đã xảy ra tại Thiên An Môn ? Xe công an và cấp cứu đậu đầy ở đó ». Một số cư dân mạng nêu giả thiết người lái xe cố tình cho xe lao vào, vì rất ít khả năng xảy ra tai nạn tại địa điểm lịch sử hết sức nhạy cảm này. Một người khác đặt câu hỏi : « Thiên An Môn năm 2013 có phải là nơi lý tưởng để tự thiêu ? »
Từ năm 2009, khoảng 120 người Tây Tạng đã sử dụng đến biện pháp tuyệt vọng này để phản đối sự đô hộ của Bắc Kinh. Ngày 21/110/2011, một người Trung Quốc đã tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn. Chính quyền đã phong tỏa các tin tức về sự kiện nhạy cảm này suốt bốn tuần lễ, cho đến khi nhật báo Anh Daily Telegraph đăng tấm ảnh do một du khách chụp được, thì báo chí Trung Quốc mới bào chữa rằng đó là một hành động « không mang tính chính trị ».
Trước đó vào ngày 23/01/2001, một vụ tự thiêu tập thể của những người được cho là tín đồ Pháp Luân Công đã diễn ra trước Thiên An Môn, nhưng giáo phái này lên án Bắc Kinh đạo diễn vụ việc trên để làm mất uy tín Pháp Luân Công.
Một nhân chứng trực tiếp chứng kiến nói với hãng tin Pháp : « Tôi thấy chiếc xe quẹo sang và bất thần leo lên lề. Điều này xảy ra chỉ trong nháy mắt, nhưng hình như đã tông vào rất nhiều người. Thật là khủng khiếp ! Tôi nhìn thấy ba người nằm bất động trên mặt đất, một tiếng nổ vang lên, lửa bốc cao rồi khói đen tràn ngập xung quanh. Công an ra lệnh cho những người xung quanh không được chụp hình ».
Thông cáo của Sở Công an Bắc Kinh thoạt đầu cho biết : « Người lái chiếc xe jeep và hai người khách trên xe đã chết, nhiều du khách và công an đang làm nhiệm vụ bị thương. Công an đã giúp đỡ cho những người có mặt tại chỗ, đám cháy đã được dập tắt và những người bị thương đã được đưa đến bệnh viện gần nhất ».
Trang web Qianlong.net của chính quyền Bắc Kinh sau đó cho biết là có hai người khác bị thiệt mang - một nữ du khách Philippines và một người Trung Quốc.
Trích dẫn báo chí Trung Quốc, AFP cho biết là ngoài 5 người chết, còn có 38 người bị thương, nâng cao số liệu được Tân Hoa Xã nêu lên trước đó là chiếc xe đã làm bị thương 11 khách du lịch và công an, trước khi đâm qua một chiếc rào chắn lối vào Thiên An Môn.
Vụ việc xảy ra lúc 12giờ 05 (4giờ 05 GMT) tại quảng trường trung tâm thủ đô Bắc Kinh, được giám sát nghiêm ngặt ngày cũng như đêm. Thiên An Môn là nơi mà chế độ Cộng sản đã từng đàn áp đẫm máu phong trào dân chủ mùa xuân năm 1989.
Những tấm ảnh được đưa lên mạng - và bị kiểm duyệt nhanh chóng xóa mất – cho thấy một chiếc xe đang bốc cháy, với một cột khói dày đặc ngay trước chân dung Mao Trạch Đông ở lối vào Tử Cấm Thành, phía bắc Thiên An Môn.
Quảng trường này hiện đang bị phong tỏa, cấm người đi bộ vào. Hai phóng viên AFP tiến gần đã bị câu lưu và tịch thu máy móc, sau đó được thả và trả lại đồ đạc nhưng các bức ảnh đã bị xóa. Trạm xe điện ngầm gần Thiên An Môn bị đóng. AFP nhận thấy công an dựng lên những hàng rào cao để che chắn tầm nhìn về phía chiếc xe jeep bị cháy.
Sự kiện trên đây nhanh chóng gây sôi nổi trên các mạng xã hội Trung Quốc. Một người ở gần đó tự hỏi : « Chuyện gì đã xảy ra tại Thiên An Môn ? Xe công an và cấp cứu đậu đầy ở đó ». Một số cư dân mạng nêu giả thiết người lái xe cố tình cho xe lao vào, vì rất ít khả năng xảy ra tai nạn tại địa điểm lịch sử hết sức nhạy cảm này. Một người khác đặt câu hỏi : « Thiên An Môn năm 2013 có phải là nơi lý tưởng để tự thiêu ? »
Từ năm 2009, khoảng 120 người Tây Tạng đã sử dụng đến biện pháp tuyệt vọng này để phản đối sự đô hộ của Bắc Kinh. Ngày 21/110/2011, một người Trung Quốc đã tự thiêu tại quảng trường Thiên An Môn. Chính quyền đã phong tỏa các tin tức về sự kiện nhạy cảm này suốt bốn tuần lễ, cho đến khi nhật báo Anh Daily Telegraph đăng tấm ảnh do một du khách chụp được, thì báo chí Trung Quốc mới bào chữa rằng đó là một hành động « không mang tính chính trị ».
Trước đó vào ngày 23/01/2001, một vụ tự thiêu tập thể của những người được cho là tín đồ Pháp Luân Công đã diễn ra trước Thiên An Môn, nhưng giáo phái này lên án Bắc Kinh đạo diễn vụ việc trên để làm mất uy tín Pháp Luân Công.