Từ Nguyễn Phương Uyên đến Lê Quốc Quân và Đinh Nhật Uy: Bản án “Sợ” của CSVN


Giáo Già (Danlambao) - Tin được đăng trên Danlambao cho biết: “Sáng ngày 21/10/2013 bà Kim Liên, mẹ của Đinh Nhật Uy thông báo là luật sư Nguyễn Văn Miếng đã nhận được giấy mời bào chữa của tòa án tỉnh Long An. Nội dung giấy mời ghi rõ phiên tòa diễn ra vào lúc 7h30 ngày 29/10/2013 tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Long An. Trên facebook của luật sư Hà Huy Sơn cũng đăng tấm ảnh giấy mời cho thấy Đinh Nhật Uy sẽ ra tòa vào ngày này vì tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân’ do thẩm phán Nguyễn Hòa Bình ký. Như vậy là 2 luật sư của Đinh Nhật Uy và bà đảng viên cộng sản Nguyễn Thị Thâm đã có giấy mời, tuy nhiên cha mẹ của Uy là ông Đinh Văn Chuộn và bà Nguyễn Thị Kim Liên vẫn chưa có giấy mời...” 

Bản tin cũng cho biết thêm là “CTV Danlambao nhận được tin là những người bạn, những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, những người yêu công lý hòa bình... trên khắp cả nước sẽ đổ về tỉnh Long An vào sáng ngày 29/10/2013 để chứng kiến phiên tòa bất công này. Họ cho biết sẽ mang những chứng cứ y như trong “Bản kết luận điều tra” và sẵn sàng xin được vào tù cùng với Đinh Nhật Uy!”

Nó khiến người theo dõi tình hình ở trong nước nhớ lại vụ tòa xử sinh viên Nguyễn Phương Uyên ở cả 2 lần Sơ thẩm lẫn Phúc thẩm.

Trong lần Sơ thẩm, vào sáng thứ năm, 16/5/2013, một số bạn trẻ và Linh mục tại Sài Gòn đã lên đường đi Long An để dự phiên tòa, được nhà cầm quyền nói là xét xử công khai, gồm các Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Giuse Đinh Hữu Thoại của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn; và các bạn trẻ Nguyễn Hoàng Vi, Sinh viên luật Phạm Lê Vương Các, Nguyễn Khanh, Lâm Bùi, Trần Hải, phóng viên VRNs Huyền Trang... Phần Lãnh sự quán Hoa Kỳ tuy rất quan tâm đến vụ án nhưng không được tham dự phiên tòa vì bị Nhà nước Việt Nam không cho phép.

Trong lần xử Phúc thẩm, ngày 16/8/2013, số người ủng hộ Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha về Long An tham dự đông đảo hơn nhiều. Họ đã hô to những khẩu hiệu:“...Phương Uyên Vô tội.... Nguyên Kha Vô tội... Tự do cho Phương Uyên, Tự do cho Nguyên Kha... Tự do cho dân tộc Việt Nam... Đả đảo Trung Quốc xâm lược... Đả đảo bọn bán nước... Đả đảo tham nhũng, cướp đất của dân... Đả đảo bọn làm nghèo đất nước...”

Hôm đó, đã có hoạt động biểu tình tuần hành diễn ra vào khoảng sau 10 giờ sáng, và trước 2 giờ chiều, khi những người ủng hộ đi đến khu vực tòa án Long An. Cũng như lần trước, lần này mặc dầu Nhà nước nói là xử công khai nhưng cả cha mẹ của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đều không được cho vào tòa. Đã vậy, một số trong cả trăm người đến Long An ủng hộ cho hai sinh viên ra tòa còn bị công an địa phương bắt giữ. Nguồn tin lúc đó cho biết vào lúc 10 giờ 15 sáng, theo bà Dương Thị Tân, số người bị bắt đi gồm có anh Kha Lương Ngãi, trong nhóm trí thức; anh Trương Văn Dũng và anh Nguyễn Viện ở Hà Nội, chị Trần thị Nga và đứa con nhỏ ở Hà Nam... Đến 11 giờ, bà Bùi thị Minh Hằng cho biết thêm là có một bác nông dân bật khóc khi nhìn thấy đoàn biểu tình phát cẩm nang thực thi quyền con người.

Bên cạnh thân nhân gia đình, trong số những người đến Long An để hỗ trợ cho hai bạn sinh viên yêu nước, được CTV Danlambao ghi nhận, có các Linh mục Đinh Hữu Thoại, Nguyễn Văn Phương, chị Trần Thị Nga từ Hà Nam vào, chị Dương Thị Tân và con [vợ con Blogger Điếu Cày], Nguyễn Trí Dũng, phóng viên Huyền Trang của Truyền thông Chúa Cứu Thế, anh Lê Quốc Quyết [em Luật sư Lê Quốc Quân], Bùi thị Minh Hằng, bạn Công Khanh, anh Thịnh [dân oan Vườn Rau Lộc Hưng], anh Hoàng Văn Dũng, các blogger Huỳnh Công Thuận, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tường Thụy, Huỳnh Ngọc Chênh... và rất nhiều bạn trẻ khác...

Kết quả phiên tòa cho thấy tuy bị đại diện Viện Kiểm Sát đòi y án sơ thẩm 6 năm tù cho Nguyễn Phương Uyên và giảm một hai năm tù cho bản án 8 năm tù của Đinh Nguyên Kha, nhưng chủ tọa phiên xử phúc thẩm đã tuyên bố giảm án tù của Phương Uyên xuống còn “3 năm tù treo, 3 năm quản chế, cộng với 50 tháng thử thách” và được về nhà ngay sau phiên xử, mặc dù cô không nhận tội. Trong khi đó, dù nhận tội, Đinh Nguyên Kha chỉ được giảm từ 8 năm tù xuống còn 4 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Sau khi ra khỏi nhà tù, về nhà, đi đến một số nơi để ngỏ lời cám ơn mọi người ở trong Nam đã dành cho mình rất nhiều thiện cảm; Nguyễn Phương Uyên và mẹ cùng ra Hà Nội để thăm người cha nuôi là ông Nguyễn Tường Thụy; đồng thời viếng thăm và trực tiếp cám ơn những người đã lên tiếng ủng hộ cô.

Anh Phạm Bá Hải (thứ 2 từ trái sang) và Phương 
Uyên gặp gỡ Cô Elenore, 
 Tham tán Chính trị của 
Sứ 
 
Quán 
 
Thụy Điển 
 
và cô Jenifer, Viên chức chính 
trị 
 
của Sứ 
 
Quán 
 
Hoa Kỳ, trong chuyến đi 
 
Hà Nội 
vào 
 
cuối tháng 9 
 
năm 2013. 
 
[Citizen photo].
Tin được đưa lên facebooker’s Luật sư nhân quyền cho biết: “Trong hơn một tuần Phương Uyên đã đi thăm miền Bắc với sự giúp đỡ của anh Phạm Bá Hải. Phương Uyên đã được đi Hải Phòng, thăm vịnh Hạ Long, đền Hùng và một địa danh tại Hà Nội. Trong thời gian tại Hà Nội, Phương Uyên đã được các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada (Na Uy bận công tác). Đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa. Một cơ quan ngoại giao đã hứa tìm trường và học bổng cho Phương Uyên đi du học”

Đề cập tới chuyện Phương Uyên ra Bắc, ông Đặng Huy Văn, trong bài viết được đưa lên các diễn đàn, nói rằng: “Chập tối 24/9/2013, tôi không ngờ lại gặp được hai mẹ con cháu Phương Uyên ngay giữa lòng Hà Nội. Vậy mà có lúc tôi đã nghĩ, sẽ không bao giờ còn được gặp cháu vì tôi đã tuổi cao sức yếu, chắc gì có thể sống thêm được 6 năm nữa để đợi ngày cháu ra tù mà tìm gặp như bản án sơ thẩm hôm 16/5/2013 đã tuyên. Tôi lại càng không ngờ khi gặp, thấy cháu Phương Uyên xinh đẹp, dịu hiền, chân quê, dễ thương... mà đã phải trải qua gần một năm chịu biết bao nhiêu khổ nhục và bị “bạn tù” đánh đập đến ba lần ngất xỉu trong trại giam Tân An như thế! Gặp tôi, Phương Uyên nhỏ nhẹ: “Ba Linh con dặn ra Hà Nội phải tìm bằng được ông để cám ơn ông đã thương con!”

Hôm sau, ngày 25/9/2013, gia đình cha nuôi của Uyên là blogger Nguyễn Tường Thụy đãi cơm một số khách mời gồm 2 mẹ con là Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Phương Uyên; bà Dương Thị Tân là vợ cũ của blogger Điếu Cày; cựu tù nhân chính trị Phạm Bá Hải cùng doanh gia Lê Quốc Quyết là em của Luật sư Lê Quốc Quân... Cả nhà đang quây quần chuẩn bị bữa cơm thì bọn an ninh xông vào nhà khủng bố. Rất đông công an thường phục và sắc phục đã tìm cách tiến vào nhà blogger này. Sau một hồi giằng co, tranh cãi. Công an đã bắt đưa về UBND xã Liên Minh, Thanh Trì, Hà Nội, gồm: Blogger Nguyễn Tường Thụy, ông Phạm Bá Hải, Bà Dương Thị Tân, Bà Nguyễn Thị Nhung, anh Lê Quốc Quyết, anh Thi (bạn anh Quyết) và cô Nguyễn Phương Uyên. Ngay khi nghe tin bị quấy nhiễu, ông Trương Văn Dũng đã có mặt để hỗ trợ bạn bè, cũng bị cướp máy ảnh và bắt đi một cách thô bạo.

Công an đã bất chấp các luật lệ do chúng đặt ra để khủng bố Phương Uyên vì chúng quá sợ ảnh hưởng của cô đối với dư luận quốc tế, vì ngay giữa Thủ đô Hà Nội “Phương Uyên đã được các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada (Na Uy bận công tác). Đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa...”. Chúng cũng đã hành hung mọi người, đặc biệt mạnh tay hành hung anh Lê Quốc Quyết vì anh này là em của Luật sư Lê Quốc Quân, người sắp bị chúng đưa ra tòa xét xử vào vài ngày tới đây [2.10.2013], như một thứ “dằn mặt thế lực thù địch” mà lúc nào chúng cũng canh cánh lo sợ “diễn biến liên hợp trong ngoài và quốc tế có cơ nguy làm lung lay chế độ”.

Sau khi hai mẹ con Phương Uyên bị công an và côn đồ Xã hội Chủ nghĩa khoảng 5, 6 tên, trong đó có một công an nữ hung hãn xông lên tầng 2 nhà ông Nguyễn Tường Thụy túm tóc hai mẹ con dập đầu vào tường, đánh đá, quấn tóc kéo rê, lôi xềnh xệch lên xe, bắt đi, nhằm mục đích giải về quê ở xã Hàm Trí, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận. Tại sân bay Trương Dũng đã thực hiện được một video clip tuyệt vời để đưa lên các diễn đàn cảnh công an tiếp tục hành hung mẹ con Phương Uyên. Hoạt cảnh đã được Phương Uyên thuật lại cho ông Nguyễn Tường Thụy trong cuộc điện đàn vào hôm sau:

“...Cầm lấy máy, không đợi tôi [Nguyễn Tường Thụy] hỏi, Uyên nói:

- Bố ơi con đau lắm.

- Thế nó đánh con như thế nào, kể tỉ mỉ cho bố nghe xem nào.

... Ngay khi chúng nó lôi con từ nhà mình ra xe, chúng đánh, chúng tát rồi máu con ộc ra.

Như vậy là chúng đánh Uyên ngay tại nhà tôi, trên phòng ngủ tầng 2. Lúc ấy vì quá hỗn độn nên tôi không biết được.

- Khi vào đồn, chúng tách hai mẹ con ra, chúng có đánh không. Bố nghe mẹ con nói mẹ con ở phòng gần đấy, nghe con la hét ghê lắm.

- Lúc con la là khi chúng tiếp tục xúm vào đánh con. Nó hỏi con về mối quan hệ, con bảo mẹ Nhung là mẹ tôi, bố Thụy là bố tôi, bác Hải là bạn của mẹ tôi còn cậu Thi cậu Quyết là cậu tôi. Ngoài ra con không nói thêm gì nữa, Nó bắt con làm tường trình, con không làm.

- Thôi, bố không dám hỏi nhiều để con nghỉ.

- Vâng, nhưng...

- Nhưng sao, con cứ nói đi.

- Có một thằng nó sàm sỡ con bố ạ.

- Nó đã làm gì con?

- Nó sờ vào ngực con. Thằng này mặc áo đen, sọc trắng. Hình nó có trên clip ấy.

Vậy con vào clip trích hình nó ra để xem là thằng nào.

- Vậy để rồi con gửi cho bố...”.

Cùng ngày 26/9/2013, biên tập viên Gia Minh của đài RFA có bài tường thuật việc “Công an phá cửa vào nhà bắt người vô cớ”. Gia Minh cho biết thêm: “Vào lúc giữa giờ sáng ngày 26 tháng 9, chúng tôi gọi điện thoại đến cho ông Nguyễn Đức Chung, giám đốc công an thành phố Hà Nội để hỏi về cáo giác mà blogger Nguyễn Tường Thụy nêu ra khi bốn công an mặc sắc phục và gần 20 người mặc thường phục có những hành vi bị cho là phi pháp như thế, ông hẹn như sau: -Xin lỗi tôi đang trong lớp học, sau 11, 11:30 phút gọi lại cho tôi. Tuy nhiên đúng hẹn sau 11:30, chúng tôi gọi điện thoại lại nhiều lần thì máy reo rồi tắt. Chúng tôi cũng gọi điện thoại đến trưởng công an Thanh Trì, Hà Nội nhưng không ai bắt máy”. Như vậy là toàn bộ công an đã “trốn”.

Sau đó, Facebooker Thuy Trang Nguyen đưa lên mạng những hình ảnh cắt từ clip ra [đính kèm] với lời Phương Uyên nói với Nguyễn Tường Thụy: “Con gửi hình cho bố như hôm qua con hẹn với bố. Chính là thằng này đấy bố”.

Như vậy, tên lưu manh này đã bị Phương Uyên nhận diện và việc Thuy Trang Nguyen chỉ ra tên này đã đúng. Cần giải thích rằng, clip này là giúp Phương Uyên nhận diện tên lưu manh chứ không phải gồm cả cảnh nó sàm sỡ Phương Uyên. Hành vi khốn nạn của nó, nó thực hiện ở chỗ khác chứ không phải ở chỗ đông người. Đoạn video clip quay ở sân bay là do anh Trương Văn Dũng thực hiện, một clip rất có giá trị, tất nhiên không chỉ giúp Phương Uyên nhận diện kẻ lưu manh mà còn ở nhiều khía cạnh khác nữa.

Một bài viết của Thụy Minh [VRNs] đưa lên mạng Dòng Chúa Cứu Thế ngày 30/9/2013 cho biết:

“...Bà Nhung [Mẹ Phương Uyên] cho VRNs biết: Tôi và bé Uyên bị đưa đi một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng. Họ đưa chúng tôi vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tôi hoàn toàn không biết nó ở đâu. Ở đây, sinh viên Nguyễn Phương Uyên được giới thiệu để nói chuyện với một quan chức cấp cao của Bộ giáo dục... Sinh viên Nguyễn Phương Uyên kể: “Ông đó hỏi con, đã làm gì rồi. Con nói đã nộp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của trường đại học Công nghiệp thực phẩm rồi, nhưng hai tuần nay không có hồi âm gì cả”. Ông cán bộ cao cấp của ngành giáo dục cũng chẳng nói gì rõ ràng. Sau đó nói gì với công an, và công an đưa hai mẹ con bà Nhung ra sân bay quốc tế Nội Bài thuộc thủ đô Hà Nội. Tại đây diễn ra cuộc khủng bố khác... Phương Uyên bị đánh rất nhiều...”

Như vậy, một lần nữa, câu hỏi được đặt ra là Cộng sản Việt Nam, đặc biệt là công an, sợ gì qua vụ án Nguyễn Phương Uyên? Câu hỏi này lại thêm lần nữa được đặt ra qua vụ án Luật sư Lê Quốc Quân, xin được ghi lại như sau:

Ảnh của blogger Phương Bích
Ngày 2.10.2013 Tòa án Hà Nội, 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, xét xử Luật sư Lê Quốc Quân với cáo buộc “Trốn thuế” của Viện Kiểm sát, nói là xét xử công khai, tất cả mọi người đều có quyền đến với phiên tòa, nhưng thực tế không phải như vậy.

Tin tức được phổ biến trên nhiều bản tin quốc nội, hải ngoại, và quốc tế, đều cho biết ngay từ 07 giờ 54 phút sáng, tại Ngã Ba Bến xe Kim Liên (cũ), nay là khu vực KS Niko, cảnh sát dàn hàng ngang để chặn đoàn người và tất cả các phương tiện qua lại với mục đích ngăn cản họ tràn về Hà Nội tham dự phiên tòa. Mọi người bị chận ngồi cả xuống và sẵn sàng biểu tình ngồi tại chỗ.

Ảnh của VRNs
Trong lúc đó, tại nhà thờ giáo xứ Thái Hà đang diễn ra thánh lễ tôn vinh Các Thiên Thần Hộ Thủ, cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân. Có 300 giáo dân tham dự. Thánh lễ đồng tế có 9 cha cùng cử hành, cha Bề trên Vũ Khởi Phụng chủ tế; và tại Sài Gòn một thánh lễ tương tự vừa kết thúc tại DCCT Sài Gòn do cha Lê Ngọc Thanh chủ tế, cùng với một cha thuộc TGP Hà Nội.

Trước đó, vào ngày Chủ Nhật, 29.9.2013, nhiều nhà thờ trong giáo phận Vinh cũng như các giáo xứ thuộc dòng Chúa Cứu Thế đã tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho sự công bằng của phiên tòa xét xử Luật sư Quân. Bên cạnh việc cầu nguyện, một nhóm blogger, thân hữu và những người yêu quý Luật sư Quân cũng có kế hoạch kêu gọi nhau tham dự phiên tòa một cách đông đảo nhằm gây tiếng vang cho quốc tế hiểu thêm về phiên tòa này.

Trong khi đó, nhà cầm quyền ở nhiều nơi đã công khai gửi những toán cán bộ đến từng nhà những người được biết sẽ tham dự phiên tòa để vận động họ đừng đi vì... sẽ có những bất lợi.

Đến sáng 1 tháng 10 mặc dù trời mưa lớn vì anh hưởng cơn bão số 10, tại xóm đạo Vĩnh Hòa, Nghệ An; quê của Luật Sư Quân, công an và an ninh trải đầy để giám sát, theo dõi. Tin từ thân nhân Luật sư Quân cho biết lúc 10 giờ sáng 1 tháng 10 một số bà con thân hữu của Luật sư từ Yên Thành Nghệ An lên xe đi Hà Nội để tham dự phiên tòa bị Công An chận lại tại xã Quỳnh Thạch, Quỳnh lưu, gây sức ép bắt lái xe quay về; nhưng một số bà con giáo dân từ Vĩnh Hòa cũng đã đến Hà Nội an toàn, mặc dầu các nhà nghỉ, khách sạn được kiểm tra ráo riết nhằm tìm kiếm những nhóm đông người và có giọng Nghệ An, Hà Tĩnh... Facebooker Thiếu Ngân cho biết: “Lúc tối đến nhà cô bạn chơi, thấy 2 anh công an đang ở đấy xem sổ sách (cô bạn em cho thuê nhà trọ). 1 anh đứng xem sổ còn anh kia thì nói: “Nếu có tốp khách nào từ 3 đến 5 người đến thuê phòng mà nói giọng Vinh-Nghệ An thì đề nghị chị phải đến công an phường báo cáo ngay.”

Đây là phiên tòa được Nhà Nước nói là công khai nhưng trời vừa sáng, lúc 08 giờ 15 phút đã có hàng rào chặn với vô số an ninh mặc thường phục đứng trước, cảnh sát cơ động đứng phía sau, để ngăn cản người đến dự phiên tòa. Ngay cả Mẹ của Luật sư Quân cũng không được vào, bà phải ngồi trên lề đường bên ngoài tòa để theo dõi.


Quan sát tại chỗ, hãng thông tấn quốc tế AFP ghi nhận: “Đông đảo người ủng hộ, với các biểu ngữ như ‘Tự do cho Lê Quốc Quân’ đã bị hàng rào an ninh dày đặc ngăn chận tại các nẻo đường, trong không khí căng thẳng. Phóng viên AFP bị công an mặc thường phục buộc phải rời đám đông biểu tình. Nhiều người ủng hộ luật sư Lê Quốc Quân cho biết họ bị ngăn cản không cho ra khỏi nhà để đến tòa án”.


Riêng blogger JB Nguyễn Hữu Vinh khi trả lời đài Pháp quốc RFI Việt ngữ, sau khi cuộc biểu tình vừa kết thúc, đã cho biết:

“Từ nhà thờ Thái Hà sau lễ sáng, mọi người khoảng sáu, bảy trăm người cầm trên tay mỗi người một cành thiên tuế, mặc chiếc áo có hình Lê Quốc Quân và dòng chữ ‘Free Le Quoc Quan’ và đi dọc đường phố theo hàng một hướng về tòa án. Nhưng khi cách tòa án chừng một, hai kilomet thì bắt đầu bị lực lượng cảnh sát cơ động và các lực lượng khác chặn lại, đặc biệt là cảnh sát đặc nhiệm. Việc chận lại dọc đường đã tạo ra một sự hỗn loạn trên đường phố, làm tắc nghẽn một con đường dài một vài cây số ở dọc công viên Thống Nhất và đường Lê Duẩn. Cho đến mức tất cả mọi người khi bị trấn áp và phải dừng lại, những người mặc áo trắng có hình Lê Quốc Quân bị lực lượng công an áp đảo... buộc lòng họ phải nằm xuống đường...”


Kết quả phiên xử kéo dài vài tiếng đồng hồ tòa đã tuyên án luật sư Lê Quốc Quân 30 tháng tù giam, bị phạt 1,2 tỷ đồng, về hành vi mà tòa gọi là “trốn thuế”. Đồng thời, tòa cũng ra quyết định truy thu hơn 600 triệu đồng tiền thuế. Cùng bị xử với Luật sư Quân còn có bà Phạm Thị Phương, kế toán của công ty Giải Pháp Việt Nam.

Nói về tội trốn thuế các em của ông Quân cho biết:

“Doanh nghiệp của ông Lê Quốc Quân là một doanh nghiệp nhỏ, số lượng nhân viên ít, ấy vậy mà một năm đã đóng thuế cho nhà nước hơn một tỷ vậy thì tại sao lại đặt vần đề là trốn thuế? Và nếu trốn thuế thì theo quy định của nhà nước thì cơ quan quản lý thuế trực tiếp phải cảnh báo trước. Khi nào người ta không điều chỉnh thì lúc đó mới có thể tiến hành khởi tố hình sự liên quan đến việc trốn thuế. Một điểm khác nữa, trước khi bị bắt một năm thì chính ông đã được bằng khen của sở thuế về việc đóng góp thuế!”

Cũng nói về việc trốn thuế, điều không thể quên vài trường hợp sau đây:

1. “Ông Nguyễn Ngọc Linh, chủ doanh nghiệp Trường Thống ở tỉnh Tiền Giang bị cáo buộctrốn thuế 2.1 tỉ đồng chỉ bị tòa án huyện Gò Công Đông phạt 2 năm tù treo

2. “Đại gia” Nguyễn Thạc Thanh của công ty Phú Thái ở Bắc Ninh, ngày 19/3/2013, chỉ bị phạt36 tháng tù treo dù bị cáo buộc trốn thuế gần 11 tỉ đồng, theo bản tin Vietnamnet. 

Như vậy, vấn đề “trốn thuế” chỉ là cái cớ để Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam giam cầm Luật sư Lê Quốc Quân, vì xét về các lý lẽ ở phiên tòa, nhứt là qua những luận giải của Luật sư, ai cũng thấy là ông Quân vô tội và phải được trắng án. Nó khiến ông rất phẫn uất.

Do vậy, ông đã có đơn kháng cáo bản án bị cáo cho là bất công. Thông tin này đã được gia đình ông xác nhận qua em trai của ông là ông Lê Quốc Quyết, trong lần vào thăm ngày 09/10/2013. Như vậy đường vẫn còn dài, trước mắt vẫn còn phiên tòa phúc thẩm và cuộc đấu tranh nhịp nhàng giữa quốc nội, hải ngoại và quốc tế vẫn ngày càng thêm hữu hiệu, nhứt là hôm 25 tháng 9 năm 2013, mười Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ là Dân Biểu Edward R. Royce, Eliot L. Engle, Christopher Smith, Zoe Lofgren, Frank Wolf, Loretta Sanchez, Jack Kington, Susan Davis, Rob Woodall và James Moran; đã gửi thư cho Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang để bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về việc nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm Luật Sư và cũng là nhà đấu tranh nhân quyền Lê Quốc Quân. Trong thư, các Dân biểu Hoa Kỳ đã cởi mở và thẳng thắn kêu gọi Chủ Tịch Trương Tấn Sang hãy trả tự do cho luật sư Lê Quốc Quân và tất cả các tù nhân chính trị khác và ngưng việc bắt giữ và giam cầm người dân chỉ vì các hoạt động và bày tỏ ý kiến ôn hòa như trong lời tuyên bố chung với Tổng Thống Obama.

Nhìn về vụ án Nguyễn Phương Uyên trước đó 1 tháng rưởi [16/8/2013 ố 2/10/2013] có người không ngần ngại nói tòa phúc thẩm tha Nguyễn Phương Uyên mà tòa sơ thẩm không tha Lê Quốc Quân vì đối với dư luận quần chúng Nguyễn Phương Uyên không nguy hiểm bằng Lê Quốc Quân. Điều này đã được nghiệm xét trong lần Nguyễn Phương Uyên cùng mẹ ra Bắc hồi cuối tháng 9 vừa qua. Xin ghi lại vài sự kiện rất đáng quan tâm:

- Phương Uyên “được các cơ quan ngoại giao quốc tế thăm hỏi, như đại diện của Sứ quán Anh, Hoa Kỳ, Thụy Điển, CHLB Đức, G4 gồm Thụy Sĩ, New Zealand, Canada (Na Uy bận công tác). Cô được đại diện các cơ quan ngoại giao đều bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những hành động và những phát biểu dũng cảm của Phương Uyên trước tòa”. Chỉ có bao nhiêu đó rồi thôi. 

- Sau đó, Uyên và mẹ “bị đưa đi đến một nơi rất xa theo hướng về đền Hùng... vào một đồn công an có tên là Đại Áng, Thanh Trì. Tại đây có một “quan chức cấp cao của Bộ giáo dục [nhưng công an không cho biết ông này là ai] đến gặp Phương Uyên hỏi Uyên đã làm gì rồi... mà chẳng nói gì rõ ràng... Sau đó ông này nói gì với công an, và công an đưa hai mẹ con ra sân bay quốc tế Nội Bài thuộc thủ đô Hà Nội. Tại đây diễn ra cuộc khủng bố khác... Phương Uyên bị đánh rất nhiều... Uyên bị đánh... với sự “đồng thuận” của “quan chức cấp cao của Bộ giáo dục, không dám nêu tên và chức vụ?” Chúng đánh để trả thù Uyên dám gặp “đại diện của Sứ quán quốc tế”! Đánh để “dằn mặt” các blogger Tuyên bố 258, “dằn mặt” các nhà đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam, “dằn mặt” các nhà đấu tranh dân chủ hóa Việt Nam và cũng để bày tỏ thú tánh khốn nạn “sờ soạng” nữ sinh...! 

Trong khi đó, Luật sư Lê Quốc Quân có ảnh hưởng rất nhiều đến quần chúng, đặc biệt là người Thiên Chúa giáo, khiến Cộng sản Việt Nam nghĩ ông có thể là một lãnh tụ sáng giá cần phải đối phó [chỉ riêng con số thống kê cho đến năm 2005 có 5,7 triệu tín đồ trong tổng số dân 82 triệu] vì ông có thể trở thành một thủ lĩnh nào đó của phong trào dân chủ, nếu được trả tự do ngay vào thời gian này. Hơn nữa, Cộng sản Việt Nam cũng rất quan ngại khi thấy gần đây Giáo hội và người theo Thiên Chúa giáo đã vượt ra ngoài “vòng tròn đỏ” mà chúng đã bằng nhiều phương cách đê tiện vây chặt từ từng địa phương nhỏ cho tới Hội đồng Giám mục.

Chúng đã thật sự lo ngại khi thấy chỉ riêng vụ án Mỹ Yên cũng đã có “Ba ngàn giáo dân đến Mỹ Yên cầu nguyện cho các tín hữu”, như tin được Thụy My đưa lên đài RFI như sau [xem hình Thánh lễ ngày 16/09/2013 tại Đền thánh Antôn Trại Gáo, giáo xứ Mỹ Yên, thuộc giáo phận Vinh, Việt Nam. 
[thanhnienconggiao.blogspot.com]:

“Sáng nay, 16/09/2013, Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cùng với 200 linh mục giáo phận Vinh và hơn 3.000 giáo dân đã đến địa điểm hành hương ở Trại Gáo thuộc giáo xứ Mỹ Yên để làm lễ cầu nguyện cho các giáo dân bị trấn áp, cũng như một nền công lý và hòa bình đích thực cho đất nước [Nên biết Trại Gáo là trung tâm hành hương kính Thánh Antôn của giáo phận Vinh. Có những buổi lễ lên đến 30.000 người, thành thử số người đến Trại Gáo rất đông]. Được biết, sự hiện diện của Đức Giám mục quản nhiệm cùng với hai Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Viên, Phaolô Maria Cao Đình Thuyên cùng đông đảo các linh mục và giáo dân nhằm mục đích, trước hết là lên án hành vi đàn áp của chính quyền tỉnh Nghệ An trong hai ngày 4 và 5/9 vừa qua tại giáo xứ Mỹ Yên thuộc giáo phận Vinh. Tiếp đến là tố cáo truyền thông Nhà nước xuyên tạc sự thật trong vụ Mỹ Yên, và kêu gọi mọi người tiếp tục cầu nguyện cho các nạn nhân, cầu cho đất nước sớm có được một nền công lý và hòa bình đích thực”.

Riêng VietCatholic trích lời Đức Giám Mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp cũng cho biết:

“...Nhiều lúc tôi tự hỏi có nhà nước pháp quyền nào trên thế giới hiện nay cho phép các phóng viên nặc danh và cơ quan truyền hình Nhà nước tự tung tự tác, muốn bôi nhọ ai tùy ý, tự do chụp mũ cho người khác một cách vô căn cứ những thứ tội nghiêm trọng, mà chỉ những tòa án đặc biệt mới có quyền tuyên án? Bản thân tôi, dù sao cũng là giám mục một giáo phận 526.000 giáo dân, trải dài trên ba tỉnh, đồng thời là Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, mà họ còn cáo buộc, một cách vô tội vạ, những tội danh ghê gớm như vậy, thì phương chi các em sinh viên, các nông dân chất phác, những người lao động cô thân cô thế? Điều này cho thấy sự thao túng, vô pháp luật và xuống cấp về phẩm chất đạo đức của một xã hội...”

Cũng cần biết thêm là Cộng sản Việt Nam lo sợ Lê Quốc Quân vì đến nay đã có đến gần 30 giáo xứ thực hiện hành vi hiệp thông chúc phúc cho Lê Quốc Quân mà chẳng cần nhà nước địa phương cấp phép. Một số giáo dân ở công đồng Vinh đã tự hỏi đến khi nào sẽ có một làn sóng thân hữu kitô tràn ra làm tắc nghẽn đạo lộ từ Nghệ An và Hà Tĩnh trực chỉ Hà Nội. Tinh thần cầu nguyện và các thánh lễ của người công giáo đang tôn vinh một nhân vật thuộc về nước Chúa, một người được đông đảo giáo hữu xem như tấm gương về mục vụ và cho điều còn sót lại của ánh mặc khải trong bóng đêm trần thế.


Từ đó, hình như đang lan truyền tiếng thầm thì sôi sục của khối giáo dân ở công đồng Vinh và khắp các giáo phận: “Đến khi nào họ sẽ đưa đức tin cầu nguyện cho kitô hữu từ nhà thờ ra đường phố?”

Chúng càng lo ngại khi hơn chục ngày sau khi xảy ra biến cố tại giáo xứ Mỹ Yên, giáo phận Vinh; hối hả cho một viên trung tướng công an chuyển sang làm tôn giáo vận đích thân dẫn đầu một phái đoàn đến Vatican để mong nhờ Vatican cho lập lại “vòng tròn đỏ”, hay ít nhứt cũng ve vuốt hàng giáo phẩm bớt phẫn nộ, trấn an thành phần “giáo nô”, cũng đang tuột ra ngoài tầm tay khống chế của Đảng và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bằng luận điệu tuyên truyền cố hửu của các cơ quan truyền thông nô dịch.

Đúng vậy, vào ngày 19 tháng 9, tức một ngày trước khi kết thúc chuyến đi “không bình thường” của phái đoàn, Thông tấn xã Cộng sản Việt Nam loan tin chính thức về đợt được nói là “Viếng thăm và làm việc tại Vatican” của phái đoàn Ban Tôn giáo Chính phủ đầy dụng ý tuyên truyền. Nhưng Đức ông Nguyễn Văn Phương, người hiện làm việc ở Vatican và là người thường được cử tham gia các phái đoàn của Vatican đến làm việc với phía Việt Nam, trong những năm qua, cũng như tháp tùng các quan chức Vatican đến tham dự các sự kiện tôn giáo lớn ở Việt Nam, cho biết đây là một chuyến đi không nằm trong khuôn khổ vòng làm việc giữa hai phía. Đức ông Nguyễn Văn Phương nói:

“Không bình thường bởi vì trước đây đoàn Việt Nam đã qua hôm tháng 6 rồi và tháng 9 lại sang. Tôi không ở trong Bộ Ngoại giao nên không biết; nhưng đây chỉ là chuyến đi thăm vậy thôi để trao đổi tin tức. Báo đài cũng có đăng nhiều rồi tin tức đó là vấn đề căng thẳng ở Vinh cũng như vấn đề Dòng Chúa Cứu Thế. Biết vậy thôi chứ không phải cuộc làm việc hai bên thảo luận chính thức thì không có”.

Phái đoàn đi Vatican coi như không thành công trong việc trấn an người Thiên Chúa giáo, hay rộng hơn là quần chúng, Cộng sản Việt Nam quay ra dùng thủ thuật đe dọa quần chúng có cơ nguy gây thành biến loạn là sụp đổ chế độ, bằng các cuộc “diễn tập” có tầm vóc quy mô. Điển hình là cuộc “Diễn tập chống bạo loạn ở Đắc Nông”.

Tin được Việt Hùng đưa lên Vietnamnet nói rằng “Các phần tử phản động trong nước đã kích động hàng trăm thanh niên quá khích, mang theo băng rôn, khẩu hiệu, mã tấu, gậy gộc, gạch đá... kéo về trung tâm tỉnh gây bạo loạn. Tham dự và chỉ đạo cuộc diễn tập có Trung tướng Nguyễn Trung Thu, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; Trung tướng Lê Chiêm, Tư lệnh Quân khu 5 là Tổng đạo diễn cuộc diễn tập. Cuộc diễn tập lần này ngoài việc chuẩn bị các phương án chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu, còn có điểm mới là “Xử trí tình huống A2 chống tập trung đông người”. Mặc dù chính quyền tỉnh X đã ra sức tuyên truyền, thuyết phục nhưng đám đông vẫn hung hãn tấn công lực lượng thi hành nhiệm vụ, đốt phá tài sản, nhiều chiến sĩ công an, bộ đội đã bị thương. Trước tình hình đó, lực lượng công an, quân đội được huy động để giải tán đám đông. Hàng trăm chiến sĩ với vũ khí, trang bị hiện đại và chó nghiệp vụ đã nhanh chóng có mặt thực hiện nhiệm vụ. Quả nổ, vòi rồng được sử dụng rất hiệu quả để giải tán đám đông. Hàng chục đối tượng sừng sỏ bị lực lượng chức năng phân loại bắt giữ, tình hình an ninh chính trị cơ bản được giữ vững...”

Kịch bản của buổi diễn tập khu vực phòng thủ năm 2013 tại Đắc Nông ngày 15/10.

Hai ngày sau, 17/10, một cuộc diễn tập khác được gọi là “Diễn tập THẬT” cũng quy mô không kém được tổ chức tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An để “Giải quyết tập trung đông người phá rối an ninh trật tự, bạo loạn, đánh bắt khủng bố, giải cứu con tin; xử lý chất độc hóa học”. Đây là cuộc “diễn tập” quy mô lớn có sự điều động các loại xe đặc chủng, trực thăng, được diễn ra để “Xử lý tình huống A2 chống tập trung đông người, biểu tình chống chế độ”, trong lúc nhiều khu vực của tỉnh Nghệ an hiện đang còn bị chìm hay tan nát trong nước lụt vì vỡ một số đập thủy lợi.

Đồng thời, một viên tướng công an, Ủy viên Trung ương Đảng, là Bùi Văn Nam, vừa trở lại Bộ Công an hồi tháng Tám, được thăng cấp từ Trung tướng lên Thượng tướng. Ông Nam từng làm Thứ trưởng Công an từ năm 2008 cho đến tháng 8 năm 2011, khi ông được bổ nhiệm làm bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình. Bây giờ, để mua chuộc và củng cố thêm hàng ngũ công an ông này lại được thăng cấp Thượng tướng và được Bộ Chính trị gọi về giữ chức vụ Thứ trưởng Bộ Công an.

Được biết thêm là theo cựu Đại tá Việt cộng Bùi Tín, hiện sống tự do ở Pháp, thì lãnh đạo Bộ Công an Việt cộng trước đây chỉ có 4 ông tướng, bây giờ là hơn 180 ông tướng và 200 đại tá riêng ở tại bộ. Không phải ngẫu nhiên mà so với quân đội, công an có tỷ lệ cấp tướng so với tổng số sỹ quan cao hơn 3 lần và tốc độ thăng cấp nhanh hơn gấp đôi.

Nó cho thấy nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam từ trung ương tới các địa phương cảm thấy chế độ độc tài đảng trị và tham những cùng cực của họ đang có những dấu hiệu bị thách đố mạnh mẽ; nếu không chuẩn bị đối phó, có thể dẫn tới sụp đổ như các chế độ cộng sản độc tài khác ở Đông Âu và Liên sô.

Ngoài ra, cũng có tin được đưa lên các diễn đàn ngày 18/1/2013 cho biết nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An cảm thấy bất an nên bắt giáo dân Công giáo địa phương phải ký giấy cam kết “không chống đảng và nhà nước CSVN” do chính quyền phát. Các tờ giấy cam kết đó buộc giáo dân có các mục như sau:

* Mục 1: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định hương ước của địa phương. 

Mục 2: Không để người thân trong gia đình tham gia các hoạt động sau: 
    - Chống Đảng, chống chính quyền phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. 
    - Phá hoại các mục tiêu, công trình kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. 
    - Vi phạm các quy định của pháp luật về hoạt động tôn giáo. 
    - Khiếu kiện đông người và khiếu kiện vượt cấp trái quy định. 

Xem ra như vậy vẫn chưa đủ, nỗi “SỢ” lại khiến Cộng sản Việt Nam đem cả Đinh Nhật Uy ra tòa xét xử “vào lúc 7h30 ngày 29/10/2013 tại trụ sở tòa án nhân dân tỉnh Long An” như một thứ bịt mắt dằn mặt mới, có thể với một bản án tiền chế, theo như tiết lộ trong bài viết được tác giả Hải Huỳnh cho đăng trên Danlambao, nguyên văn như sau:

“Một nguồn tin nội chính từ Long An cho hay là cuộc họp 3 bên: An Ninh - Viện Kiểm sát - Tòa án về vụ Đinh Nhật Uy đã kết thúc vào lúc 12 giờ thứ ba ngày 22.10.2013 [ngày giờ ở Việt Nam]. Kết quả của phiên họp này thì Đinh Nhật Uy sẽ bị kết án 18 tháng tù. Người ta đã tính toán hết các diễn biến phiên tòa, phản ứng của luật sư và dư luận cũng như chắc chắn là Đinh Nhật Uy sẽ kháng án sơ thẩm để kết quả ở án phúc thẩm y án thì mức án 18 tháng tù giam là lựa chọn tối ưu. Phiên xử ở Long An vào ngày 29.10 đến đây có các mục tiêu:

1. Ngăn chặn răn đe phong trào đối lập mà cấp thiết nhất là việc kêu gọi hủy bỏ điều 258 Bộ Luật Hình Sự.

2. Phép thử dư luận và truyền thông quốc tế về trường hợp của ông Trương Duy Nhất và ông Phạm Viết Đào cũng bị kết án về điều 258 Bộ Luật hình sự”.

Nhưng, chuyện đâu có dễ dàng như vậy, vì “những người bạn, những nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền, những người yêu công lý hòa bình... trên khắp cả nước sẽ đổ về tỉnh Long An vào sáng ngày 29/10/2013 để yểm trợ Đinh Nhật Uy”; và phản ứng đầu tiên của dư luận đã có ngay trongbài viết của blogger Mẹ Nấm trên Danlambao, khi cô nói:

“...Vấn đề cần đặt ra là nếu hôm nay Đinh Nhật Uy có thể bị bắt giam một cách tùy tiện, bởi điều luật mơ hồ như điều 258 BLHS, và với cáo trạng đưa ra của Viện kiểm sát Nhân dân tỉnh Long An cho thấy rằng: quyền tự do ngôn luận thực sự bị tước đoạt. Bạn có quyền được nói điều mình nghĩ mà không phải ngó trước nhìn sau để lựa chọn thái độ ngôn từ hay không? Hãy nhìn vào vụ án Đinh Nhật Uy để có câu trả lời cho mình. Hôm nay Uy không được nói, không được bày tỏ điều mình nghĩ một cách công khai thì ngày mai người kế tiếp có thể là chính chúng ta, những người sử dụng blog, facebook... hàng ngày. Đinh Nhật Uy - Chúng ta, tất cả là một. Chỉ khác ở chỗ là Uy là người sẽ ra trước vành móng ngựa vào ngày 29 tháng 10 này, còn chúng ta là những người có sẽ phải theo gót của Uy hay không là TÙY vào nếp hành xử TÙY TIỆN, dựa vào nội dung TÙY TIỆN của điều 258 từ những người đang giành quyền nắm giữ “cán cân công lý”.

Cùng lúc, cũng trên Danlambao Luật sư mạng Lê Bảo Tín viết “Tôi không được ra tòa biện hộ cho Đinh Nhật Uy vào ngày 29 tháng 10, 2013, nhưng tôi cãi cho Đinh Nhật Uy trên mạng Internet để đồng bào trong và ngoài nước thấy Đinh Nhật Uy là người vô tội phải được thả tự do gấp và bồi thường những tổn thất mà Đinh Nhật Uy đã và đang bị mất”. Luật sư này viết:

“...Khi bắt và xét tang vật trong nhà Đinh Nhật Uy thì những vật thâu được có liên quan là áo thun NO-“U”, vài tờ rơi chống Trung Quốc xâm lược... vậy Đinh Nhật Uy đang làm nhiệm vụ cao cả của một công dân Việt Nam bảo vệ tổ quốc như các điều sau đây:

Điều 76:
Công dân phải trung thành với Tổ quốc.
Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Điều 77:
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
Công dân phải làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân.

93 triệu người dân Việt Nam đều biết, đồng bào người Việt hải ngoại đều biết, nhà nước CHXHCNVN từng tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam. Thế thì tại sao Đinh Nhật Uy làm nghĩa vụ cao cả của một công dân bảo vệ tổ quốc ở điều 76 và 77 lại bị bắt. Những người công an bắt Đinh Nhật Uy là vi phạm điều Điều 76, cho nên phải đem ra xử tội: “phản bội tổ quốc là tội nặng nhất” cần phải đem ra xử trước tòa án nhân dân để cứu nước.

Như vậy Đinh Nhật Uy vô tội, ngày 29/10/2013 phải thả Đinh Nhật Uy ra gấp”.

Như vậy, cuối cùng rồi, cho dầu thế nào, các bản án của Nguyễn Phương Uyên, Lê Quốc Quân và Đinh Nhật Uy đều hiện nguyên hình là bản án “SỢ” của Cộng sản Việt Nam. 




 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors