Hội đồng Nhân quyền ở Genève cứ mỗi bốn năm lại nghiên cứu tình hình tại tất cả các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc. Các đoàn đại biểu phương Tây lần lượt đứng lên tố cáo những vụ bắt giữ các nhà ly khai, kiểm duyệt internet hay các vụ xâm phạm nhân quyền đối với người Tây Tạng.
Uzra Zeya thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp lời các nhà ngoại giao phương Tây khác lên tiếng: “Chúng tôi quan ngại trước sự kiện Trung Quốc bóp nghẹt các quyền tự do hội họp, lập hội, tín ngưỡng và ngôn luận (…), quấy nhiễu, bắt bớ và trừng phạt các nhà đấu tranh (…), tấn công vào những người thân và bạn bè của những người bảo vệ nhân quyền và tiến hành các chính sách vi phạm quyền của các dân tộc thiểu số”.
Vài giờ trước khi cuộc họp khai mạc, các nhà tranh đấu ủng hộ Tây Tạng đã leo lên trụ sở tại châu Âu của Liên Hiệp Quốc ở Genève, treo một băng-rôn mang hàng chữ “Trung Quốc nhạo báng nhân quyền tại Tây Tạng. Liên Hiệp Quốc, xin hãy bảo vệ cho Tây Tạng”.
Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước khác về quyền con người, trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ này nói rằng: “Nhưng chúng tôi kiên quyết phản đối kiểu chỉ trích thiên vị và ác ý” – ám chỉ cuộc biểu tình trên.
Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tại Genève là Ngô Hải Long trong bài phát biểu không nhắc đến vụ biểu tình ủng hộ Tây Tạng, chỉ nói rằng “Chính phủ Trung Quốc làm mọi cách để các dân tộc thiểu số hưởng được nhiều quyền rộng rãi. Chúng tôi cần phải đạt đến một sự thăng bằng giữa cải cách, phát triển và ổn định”. Ông nói thêm, ưu tiên hiện nay là việc xóa đói giảm nghèo.
Một số nhà quan sát chờ đợi Bắc Kinh có thái độ dịu nhẹ hơn sau khi thế hệ lãnh đạo mới lên cầm quyền hồi tháng Ba, đứng đầu là Tập Cận Bình. Nhưng nhiều người khẳng định ông Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch đàn áp không chỉ đối với các nhà ly khai. Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 16 người đấu tranh đòi các lãnh đạo phải công khai tài sản. Luật sư Mạc Thiếu Bình nói với Reuters: “Tập Cận Bình đã hoàn toàn đưa đất nước thụt lùi về mặt nhân quyền”.
Uzra Zeya thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tiếp lời các nhà ngoại giao phương Tây khác lên tiếng: “Chúng tôi quan ngại trước sự kiện Trung Quốc bóp nghẹt các quyền tự do hội họp, lập hội, tín ngưỡng và ngôn luận (…), quấy nhiễu, bắt bớ và trừng phạt các nhà đấu tranh (…), tấn công vào những người thân và bạn bè của những người bảo vệ nhân quyền và tiến hành các chính sách vi phạm quyền của các dân tộc thiểu số”.
Vài giờ trước khi cuộc họp khai mạc, các nhà tranh đấu ủng hộ Tây Tạng đã leo lên trụ sở tại châu Âu của Liên Hiệp Quốc ở Genève, treo một băng-rôn mang hàng chữ “Trung Quốc nhạo báng nhân quyền tại Tây Tạng. Liên Hiệp Quốc, xin hãy bảo vệ cho Tây Tạng”.
Tại Bắc Kinh, Bộ Ngoại giao tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các nước khác về quyền con người, trong tinh thần tôn trọng lẫn nhau. Bà Hoa Xuân Oánh, phát ngôn viên Bộ này nói rằng: “Nhưng chúng tôi kiên quyết phản đối kiểu chỉ trích thiên vị và ác ý” – ám chỉ cuộc biểu tình trên.
Trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc tại Genève là Ngô Hải Long trong bài phát biểu không nhắc đến vụ biểu tình ủng hộ Tây Tạng, chỉ nói rằng “Chính phủ Trung Quốc làm mọi cách để các dân tộc thiểu số hưởng được nhiều quyền rộng rãi. Chúng tôi cần phải đạt đến một sự thăng bằng giữa cải cách, phát triển và ổn định”. Ông nói thêm, ưu tiên hiện nay là việc xóa đói giảm nghèo.
Một số nhà quan sát chờ đợi Bắc Kinh có thái độ dịu nhẹ hơn sau khi thế hệ lãnh đạo mới lên cầm quyền hồi tháng Ba, đứng đầu là Tập Cận Bình. Nhưng nhiều người khẳng định ông Tập Cận Bình tiến hành một chiến dịch đàn áp không chỉ đối với các nhà ly khai. Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ 16 người đấu tranh đòi các lãnh đạo phải công khai tài sản. Luật sư Mạc Thiếu Bình nói với Reuters: “Tập Cận Bình đã hoàn toàn đưa đất nước thụt lùi về mặt nhân quyền”.