Lễ ký kết thỏa thuận diễn ra với sự hiện diện của Thủ tướng Ấn Độ và đồng nhiệm Trung Quốc Lý Khắc Cường. Chi tiết thỏa thuận không được tiết lộ, nhưng Thủ tướng Trung Quốc khẳng đình rằng thỏa thuận sẽ "giúp duy trì hòa bình, tình trạng yên tĩnh và ổn định ở vùng biên giới hai bên".
Theo giới quan sát, biện pháp chủ yếu trong thỏa thuận - để tránh những vụ va chạm như đã xẩy ra vào tháng Tư và tháng Năm vừa qua - là cải thiện vấn đề thông tin giữa hai quân đội ở vùng biên giới trong các đợt tuần tra của họ.
Trung tuần tháng Tư vừa qua, New Dehli tố cáo quân đội Trung Quốc thâm nhập sâu đến 20 km bên trong lãnh thổ Ấn Độ. Hai lực lượng trực diện căng thẳng với nhau trong suốt 3 tuần lễ, cho đến khi quân đội hai bên được lệnh lui về vị trí cũ.
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài từ hàng chục năm nay, nhưng việc tìm kiếm giải pháp vẫn chưa có tiến triển gì, cho dù đã tiến hành nhiều vòng đàm phán.
Năm 1962, một cuộc chiến đã bùng lên giữa hai láng giềng to lớn của Châu Á. Sau 4 tuần giao tranh, quân đội Ấn Độ bị đánh bại, lính Trung Quốc tiến sâu vào đến vùng thung lũng Assam, sau đó rút về đường ranh hiện nay, nhưng vẫn đòi chủ quyền trên một phần không nhỏ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Giải quyết vấn đề căng thẳng biên giới là môt mục tiêu quan trọng trong chuyến công du của Thủ tướng Manmohan Singh. Ông đã không đi thăm Trung Quốc từ 5 năm nay. Một mục tiêu quan trọng khác là mậu dịch. Thất thu của Ấn Độ trong trao đổi với đối tác thương mại lớn nhất của mình vào năm ngoái đã lên đến 40,77 tỷ đô la, trong khi kim ngạch trao đổi hai bên đạt mức 67,83 tỷ. New Delhi phải tìm mọi cách giảm thiểu mức thâm thủng này.
Hôm nay, hai bên đã ký 9 thỏa thuận. Ngoài hợp tác quân sự, còn có một loạt thỏa thuận khác, trong đó có các bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trên vấn đề sông ngòi ở vùng biên giới và giao thông vận tải.
Theo giới quan sát, biện pháp chủ yếu trong thỏa thuận - để tránh những vụ va chạm như đã xẩy ra vào tháng Tư và tháng Năm vừa qua - là cải thiện vấn đề thông tin giữa hai quân đội ở vùng biên giới trong các đợt tuần tra của họ.
Trung tuần tháng Tư vừa qua, New Dehli tố cáo quân đội Trung Quốc thâm nhập sâu đến 20 km bên trong lãnh thổ Ấn Độ. Hai lực lượng trực diện căng thẳng với nhau trong suốt 3 tuần lễ, cho đến khi quân đội hai bên được lệnh lui về vị trí cũ.
Tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc đã kéo dài từ hàng chục năm nay, nhưng việc tìm kiếm giải pháp vẫn chưa có tiến triển gì, cho dù đã tiến hành nhiều vòng đàm phán.
Năm 1962, một cuộc chiến đã bùng lên giữa hai láng giềng to lớn của Châu Á. Sau 4 tuần giao tranh, quân đội Ấn Độ bị đánh bại, lính Trung Quốc tiến sâu vào đến vùng thung lũng Assam, sau đó rút về đường ranh hiện nay, nhưng vẫn đòi chủ quyền trên một phần không nhỏ bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Giải quyết vấn đề căng thẳng biên giới là môt mục tiêu quan trọng trong chuyến công du của Thủ tướng Manmohan Singh. Ông đã không đi thăm Trung Quốc từ 5 năm nay. Một mục tiêu quan trọng khác là mậu dịch. Thất thu của Ấn Độ trong trao đổi với đối tác thương mại lớn nhất của mình vào năm ngoái đã lên đến 40,77 tỷ đô la, trong khi kim ngạch trao đổi hai bên đạt mức 67,83 tỷ. New Delhi phải tìm mọi cách giảm thiểu mức thâm thủng này.
Hôm nay, hai bên đã ký 9 thỏa thuận. Ngoài hợp tác quân sự, còn có một loạt thỏa thuận khác, trong đó có các bản ghi nhớ về việc tăng cường hợp tác trên vấn đề sông ngòi ở vùng biên giới và giao thông vận tải.