Tường trình của thông tín viên đài RFI từ Washington, Jean-Louis Pourtet :
Cho dù Ả Rập Xê Út nhắm thẳng vào Hoa Kỳ nhưng Washington cố gắng giảm nhẹ tầm mức quan trọng sau quyết định của Ryad. Họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki nhấn mạnh rằng việc tham gia hay không Hội Đồng Bảo An là một quyết định thuộc về Ả Rập Xê Út. Đồng thời Washington cũng nhắc lại về vai trò hết sức quan trọng của định chế này.
Điển hình là gần đây, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết đầu tiên về Syria, buộc chính quyền Bachar Al Assad phải phá hủy vũ khí hóa học trước tháng 6/2014. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm, việc Ryad từ chối trở thành thành viên Hội Đồng Bảo An không làm thay đổi quan hệ giữa Hoa Kỳ với Ả Rập Xê Út, đặc biệt là đối với những hồ sơ như Syria, Iran và tiến trình hòa bình tại Trung Đông.
Ả Rập Xê Út chỉ trích chính quyền Obama quá chú trọng vào vế vũ khí hóa học Syrai , lơ là vế chính trị, mà mục tiêu là nhằm lật đổ Tổng thống Assad. Ryad cũng đang rất quan ngại khi thấy các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ có khuynh hướng cải thiện quan hệ với Iran, kẻ thù không đội trời chung của Ả Rập Xê Út. Cuối cùng Ryad cho rằng, đàm phán giữa Palestine và Israel để đem lại hòa bình cho Trung Đông không có tiến bộ nhanh chóng.
Ngày 18/10/2013 Ả Rập Xê Út thông báo từ chối trở thành thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An. Ryad bất bình trước sự « bất lực » của Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Syria. Kể từ khi khủng hoảng Syria mở màn vào tháng 3/2011, mãi đến ngày 27/09/2013, do liên tục gặp phải sự chống đối của hai thành viên thường trực là Nga và Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc mới đạt đồng thuận về một nghị quyết đầu tiên, đòi Damas hủy vũ khí hóa học.
Đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc từ chối bình luận về quyết định của Ả Rập Xê Út. Đại sứ Úc coi đây là một « bất ngờ lớn ». Nga chỉ trích thái độ « lạ lùng » của chính quyền Ryad khi nêu lên hồ sơ Syria để giải thích cho quyết định của mình.
Trong trường hợp Ả Rập Xê Út không xét lại quyết định đứng ngoài Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhóm các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ phải bầu lại một thành viên không thường trực khác.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên. Hàng năm, 5 trong số 10 thành viên không thường trực được bầu lại với nhiệm kỳ 2 năm.
Cho dù Ả Rập Xê Út nhắm thẳng vào Hoa Kỳ nhưng Washington cố gắng giảm nhẹ tầm mức quan trọng sau quyết định của Ryad. Họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, Jen Psaki nhấn mạnh rằng việc tham gia hay không Hội Đồng Bảo An là một quyết định thuộc về Ả Rập Xê Út. Đồng thời Washington cũng nhắc lại về vai trò hết sức quan trọng của định chế này.
Điển hình là gần đây, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết đầu tiên về Syria, buộc chính quyền Bachar Al Assad phải phá hủy vũ khí hóa học trước tháng 6/2014. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ nói thêm, việc Ryad từ chối trở thành thành viên Hội Đồng Bảo An không làm thay đổi quan hệ giữa Hoa Kỳ với Ả Rập Xê Út, đặc biệt là đối với những hồ sơ như Syria, Iran và tiến trình hòa bình tại Trung Đông.
Ả Rập Xê Út chỉ trích chính quyền Obama quá chú trọng vào vế vũ khí hóa học Syrai , lơ là vế chính trị, mà mục tiêu là nhằm lật đổ Tổng thống Assad. Ryad cũng đang rất quan ngại khi thấy các nước phương Tây, đứng đầu là Hoa Kỳ có khuynh hướng cải thiện quan hệ với Iran, kẻ thù không đội trời chung của Ả Rập Xê Út. Cuối cùng Ryad cho rằng, đàm phán giữa Palestine và Israel để đem lại hòa bình cho Trung Đông không có tiến bộ nhanh chóng.
Ngày 18/10/2013 Ả Rập Xê Út thông báo từ chối trở thành thành viên không thường trực Hội Đồng Bảo An. Ryad bất bình trước sự « bất lực » của Liên Hiệp Quốc trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Syria. Kể từ khi khủng hoảng Syria mở màn vào tháng 3/2011, mãi đến ngày 27/09/2013, do liên tục gặp phải sự chống đối của hai thành viên thường trực là Nga và Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc mới đạt đồng thuận về một nghị quyết đầu tiên, đòi Damas hủy vũ khí hóa học.
Đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc từ chối bình luận về quyết định của Ả Rập Xê Út. Đại sứ Úc coi đây là một « bất ngờ lớn ». Nga chỉ trích thái độ « lạ lùng » của chính quyền Ryad khi nêu lên hồ sơ Syria để giải thích cho quyết định của mình.
Trong trường hợp Ả Rập Xê Út không xét lại quyết định đứng ngoài Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, nhóm các quốc gia thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ phải bầu lại một thành viên không thường trực khác.
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc gồm 15 thành viên. Hàng năm, 5 trong số 10 thành viên không thường trực được bầu lại với nhiệm kỳ 2 năm.