Trong cuộc họp báo chung cùng với đồng nhiệm Ấn Độ Salman Khurshid vào hôm qua (11/07) sau cuộc họp, ông Phạm Bình Minh xác nhận rằng hai nước đã thảo luận về cả hai vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc đang càng lúc càng tranh chấp chủ quyền gay gắt với các láng giềng.
Đối với cả New Delhi lẫn Hà Nội, mọi bên liên can phải tôn trọng luật lệ Liên Hiệp Quốc về quyền tự do hàng hải. Riêng về Biển Đông, Ngoại trưởng Việt Nam nói rõ là « cần phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS để giải quyết các vấn đề tại Biển Đông một cách hòa bình ».
Ông Phạm Bình Minh cho biết là cả hai nước đều khẳng định trở lại rằng mọi quốc gia ven Biển Đông đều có quyền trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, và Ấn Độ nên tiếp tục « công việc thăm dò và khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».
Đáp ứng đề nghị của Việt Nam, Ngoại trưởng Khurshid cho biết Ấn Độ đã cam kết tiếp tục «công cuộc hợp tác về dầu khí tại Việt Nam », và các hợp tác đó đều là những « liên doanh thương mại » của các công ty Ấn Độ.
Lời tái khẳng định nêu trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục lên tiếng phản bác các hoạt động thăm dò của Ấn Độ tại các lô dầu khí ngoài Biển Đông được Việt Nam trao quyền khai thác. Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên một phần của lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam đã được giao cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh.
Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
Cùng lúc với việc Hà Nội công nhận quyền của Ấn Độ được thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp các động thái phản đối của Trung Quốc, New Delhi vào hôm qua cũng xác nhận quyết định cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.
Theo lời Ngoại trưởng Salman Khurshid, các tàu tuần tra cung cấp cho Việt Nam là « một bước tiến quan trọng và độc đáo trong việc biểu thị tình hữu nghị » Ấn-Việt.
Ngoài tàu tuần tra, Ấn Độ cũng cấp cho Việt Nam thêm 19,5 triệu đô la « tín dụng mềm để dùng trong một đề án thủy điện và một trạm bơm nước. Bên cạnh đó, New Delhi cũng tặng Việt Nam một siêu máy tinh PARAM do chính Ấn Độ chế tạo, có thể được dùng cho nhiều ứng dụng.
Đối với cả New Delhi lẫn Hà Nội, mọi bên liên can phải tôn trọng luật lệ Liên Hiệp Quốc về quyền tự do hàng hải. Riêng về Biển Đông, Ngoại trưởng Việt Nam nói rõ là « cần phải tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS để giải quyết các vấn đề tại Biển Đông một cách hòa bình ».
Ông Phạm Bình Minh cho biết là cả hai nước đều khẳng định trở lại rằng mọi quốc gia ven Biển Đông đều có quyền trên vùng đặc quyền kinh tế của mình, và Ấn Độ nên tiếp tục « công việc thăm dò và khai thác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ».
Đáp ứng đề nghị của Việt Nam, Ngoại trưởng Khurshid cho biết Ấn Độ đã cam kết tiếp tục «công cuộc hợp tác về dầu khí tại Việt Nam », và các hợp tác đó đều là những « liên doanh thương mại » của các công ty Ấn Độ.
Lời tái khẳng định nêu trên được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc liên tục lên tiếng phản bác các hoạt động thăm dò của Ấn Độ tại các lô dầu khí ngoài Biển Đông được Việt Nam trao quyền khai thác. Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên một phần của lô 128 ngoài khơi miền Trung Việt Nam đã được giao cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh.
Ấn Độ cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam
Cùng lúc với việc Hà Nội công nhận quyền của Ấn Độ được thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, bất chấp các động thái phản đối của Trung Quốc, New Delhi vào hôm qua cũng xác nhận quyết định cung cấp tàu tuần tra cho Việt Nam.
Theo lời Ngoại trưởng Salman Khurshid, các tàu tuần tra cung cấp cho Việt Nam là « một bước tiến quan trọng và độc đáo trong việc biểu thị tình hữu nghị » Ấn-Việt.
Ngoài tàu tuần tra, Ấn Độ cũng cấp cho Việt Nam thêm 19,5 triệu đô la « tín dụng mềm để dùng trong một đề án thủy điện và một trạm bơm nước. Bên cạnh đó, New Delhi cũng tặng Việt Nam một siêu máy tinh PARAM do chính Ấn Độ chế tạo, có thể được dùng cho nhiều ứng dụng.