Vừa qua, NASA cùng công ty Aerojet Rocketdyne đã thử nghiệm thành công vòi phun của động cơ tên lửa đẩy được chế tạo bằng công nghệ in 3D tại trung tâm nghiên cứu Glenn, Cleveland, bang Ohio. Dự án được thực hiện dưới sự hợp tác giữa NASA và các công ty tư nhân hướng đến việc tăng tốc quá trình sản xuất các cấu thành động cơ đồng thời giảm chi phí và thậm chí có thể được sản xuất ngay trong không gian.Vòi phun được chế tạo một bằng kỹ thuật in 3D có tên laser bồi tụ (Laser Additive). Khác với các kỹ thuật in 3D thông thường hoạt động theo cơ chế lắng đọng các lớp nhựa hoặc vật liệu khác để tạo nên vật thể, quy trình của NASA sử dụng các tia laser năng lượng cao tập trung trên một lớp bột kim loại. Laser làm tan chảy một dòng bột mịn thành kim loại rắn và sau đó một lớp bột khác được thêm vào. Cuối cùng, bột dư thừa sẽ được thổi đi để lại thành phẩm.Mục đích của thử nghiệm là nhằm nghiên cứu năng lực công nghệ hiện tại để thiết kế, sản xuất và thử nghiệm các cấu thành quan trọng của động cơ tên lửa bằng kỹ thuật in 3D. Thử nghiệm nói trên không bao hàm việc sản xuất và đốt thử một động cơ tên lửa dùng nhiên liệu lỏng hoàn toàn mà thay vào đó là vòi phun - một thành phần quan trọng của giúp trộn lẫn nhiên liệu phản lực và xác định hiệu năng động cơ. Có nhiều loại vòi phun rocket khác nhau nhưng NASA không nêu rõ họ đã sử dụng loại nào để thử nghiệm.Michael Gazarik - phó giám đốc công nghệ không gian tại NASA cho biết: "NASA nhận ra rằng trên Trái Đất và tiềm năng là trong không gian, công nghệ sản xuất laser bồi tụ có thể làm thay đổi cục diện đối với các cơ hội sứ mạng mới. Thời gian sản xuất và chi phí các thành phần động cơ hay thậm chí là cả một con tàu vũ trụ sẽ được giảm xuống đáng kể bằng các công cụ in ấn tiên tiến.Michael Gazarik - phó giám đốc công nghệ không gian tại NASA cho biết: "NASA nhận ra rằng trên Trái Đất và tiềm năng là trong không gian, công nghệ sản xuất laser bồi tụ có thể làm thay đổi cục diện đối với các cơ hội sứ mạng mới. Thời gian sản xuất và chi phí các thành phần động cơ hay thậm chí là cả một con tàu vũ trụ sẽ được giảm xuống đáng kể bằng các công cụ in ấn tiên tiến."Theo NASA, lợi ích từ công nghệ in 3D trong việc chế tạo các thành phần động cơ đẩy tên lửa là rất lớn. Với công nghệ này, một bộ phận có thể được chế tạo trong chưa đến 4 tháng thay vì 1 năm và chi phí cũng chỉ bằng 70% so với các phương pháp thông thường. Theo: Gizmag; NASA