Trích dẫn một nguồn tin thông thạo, bản tin của Reuters đề ngày 17/07/2013 cho biết tập đoàn CNOOC cùng với một vài công ty dầu khí khác của Trung Quốc đang xin phép Bắc Kinh triển khai dự án khai thác khí đốt Hoàng Nham II (Huangyan) và dự án Bình Bắc (Pingbei).
Một khi được thông qua, hai dự án này cho phép tập đoàn dầu khí Trung Quốc khai thác thêm 7 mỏ dầu khí ở vùng biển Hoa Đông, xây dựng thêm 11 dàn khoan ở khu vực này. CNOOC hiện tại đã được phép khai thác 2 mỏ khí đốt trong khuôn khổ dự án Hoàng Nham I.
Vấn đề đặt ra là 2 trong số 7 mỏ khí đốt mới kể trên nằm tại nơi có tranh chấp chủ quyền giữa hai chính quyền Bắc Kinh với Tokyo. Trước mắt, hãng tin Reuters chưa liên lạc được với ban lãnh đạo tập đoàn dầu khí Trung Quốc, CNOOC để xác định tin trên.
Trung Quốc đang cần năng lượng để phục vụ cho guồng máy sản xuất khổng lồ của mình. Khí đốt là nguồn năng lượng rẻ hơn dầu hỏa và ít gây ô nhiễm hơn so với than đá. CNOOC kỳ vọng 7 mỏ khí đốt của hai dự án kể trên sẽ bắt đầu cung cấp năng lượng cho Trung Quốc vào cuối năm 2015, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của tỉnh Chiết Giang. Các dự án Hoàng Nham và Bình Bắc trên Biển Hoa Đông nằm trong chiến lược mở rộng các hoạt động khai thác khí đốt của Trung Quốc.
Lợi ích kinh tế hay chính trị ?
Tuy nhiên về thực chất, theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc và quốc tế, các mỏ khí đốt trên biển Hoa Đông nhỏ hơn và rải rác hơn so với mỏ trong vùng vịnh Bột Hải, phía bắc Trung Quốc hay so với ở Biển Đông. Bắc Kinh, với bản đồ « đường lưỡi bò », đang khẳng định chủ quyền với 80 % diện tích vùng biển này.
Trong tài liệu được công bố hồi năm ngoái, Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ thẩm định là dự trữ khí đốt tại vùng Biển Hoa Đông là vào khoảng từ 28 đến 57 triệu mét khối, con số này thấp hơn đến 250 lần so với thẩm định của giới địa chất Trung Quốc.
Do tiềm năng khai thác tương đối thấp, nhiều nhà quan sát cho rằng cả hai dự án Hoàng Nham II và Bình Bắc cùng theo đuổi một mục tiêu chính trị. Việc Bắc Kinh cho phép tập đoàn dầu khí nhà nước CNOOC mở rộng các dự án trong vùng Biển Hoa Đông sẽ khiến căng thẳng trong quan hệ với Tokyo leo thang.
Theo phân tích của một chuyên gia chính trị học thuộc đại học Sophia –Tokyo, giáo sư Koichi Nakano, dự án khai thác khí đốt của CNOOC là dấu hiệu cho thấy nhu cầu về khí đốt của Trung Quốc ngày càng trở nên cấp bách. Dường như phía Bắc Kinh bắt đầu mất kiên nhẫn, bởi vì thực ra, từ năm 2008, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận cùng khai thác mỏ khí tự nhiên ở vùng Biển Hoa Đông.
Cụ thể là Nhật Bản và Trung Quốc hợp tác để cùng khai thác dầu khí trên tuyến có tên gọi Shirakaba theo tiếng Nhật và Xuân Hiểu, theo tiếng Hoa. Thế nhưng, thỏa thuận này từ đó đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, do Nhật Bản luôn chủ trương là đôi bên phải giải quyết xong những tranh chấp chủ quyền trên biển trước khi bắt tay vào hợp tác.
Câu hỏi đặt ra theo giáo sư Nakano là liệu Tokyo phản ứng ra sao trên vấn đề này, và liệu chính quyền Nhật Bản có thể cản bước Trung Quốc trong việc đơn phương khai thác khí đốt trong vùng hay không. Nhìn nhận căng thẳng trong khu vực leo thang, nhưng chuyên gia Nhật Bản này không tin rằng hai dự án Hoàng Nham II và Bình Bắc có thể là mầm mống dẫn tới xung đột vũ trang giữa Nhật Bản với Trung Quốc.
Bởi vì theo ông Nakano, trong trường hợp cần thiết, Mỹ sẽ đóng vai trò trọng tài. Hơn nữa theo giới quan sát, quyết định sau cùng về hồ sơ khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông sẽ tùy thuộc vào bộ Ngoại giao Trung Quốc. Quyết định đó sẽ phụ thuộc vào mức độ « nóng » hay « lạnh » giữa Bắc Kinh với Tokyo trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền vốn đã kéo dài hàng thập kỷ nay.
Tham vọng không chỉ khoanh vùng ở Hoa Đông
Ngoài khu vực Biển Hoa Đông, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng các hoạt động khai thác dầu khí ở những vùng biển có tranh chấp. Nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal, số đề ngày 16/07/2013 cho biết, tại Biển Đông, lại cũng CNOOC đã ký kết với tập đoàn dầu khí Anh, BP để thăm dò lô dầu khí 54/11 nằm tại phía tây lòng chảo cửa sông Châu Giang, rộng khoảng 4.500 km2, ở khu vực có độ sâu 1.300 mét.
Trước đó nữa, vào đầu tháng 5/2013, dàn khoan Hải Dương 981 được điều tới giếng dầu Lệ Loan cũng ở cửa Châu Giang, gần sát đảo Hải Nam và gần với Philippines. Đây được coi là một khu vực « nhạy cảm » do bất cứ lúc nào Trung Quốc cũng có thể chuyển dàn khoan này xuống phía Nam, tức là vào vùng nằm trong bản đồ « đường lưỡi bò » mà Trung Quốc đã vẽ ra.
Một khi được thông qua, hai dự án này cho phép tập đoàn dầu khí Trung Quốc khai thác thêm 7 mỏ dầu khí ở vùng biển Hoa Đông, xây dựng thêm 11 dàn khoan ở khu vực này. CNOOC hiện tại đã được phép khai thác 2 mỏ khí đốt trong khuôn khổ dự án Hoàng Nham I.
Vấn đề đặt ra là 2 trong số 7 mỏ khí đốt mới kể trên nằm tại nơi có tranh chấp chủ quyền giữa hai chính quyền Bắc Kinh với Tokyo. Trước mắt, hãng tin Reuters chưa liên lạc được với ban lãnh đạo tập đoàn dầu khí Trung Quốc, CNOOC để xác định tin trên.
Trung Quốc đang cần năng lượng để phục vụ cho guồng máy sản xuất khổng lồ của mình. Khí đốt là nguồn năng lượng rẻ hơn dầu hỏa và ít gây ô nhiễm hơn so với than đá. CNOOC kỳ vọng 7 mỏ khí đốt của hai dự án kể trên sẽ bắt đầu cung cấp năng lượng cho Trung Quốc vào cuối năm 2015, chủ yếu là để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn của tỉnh Chiết Giang. Các dự án Hoàng Nham và Bình Bắc trên Biển Hoa Đông nằm trong chiến lược mở rộng các hoạt động khai thác khí đốt của Trung Quốc.
Lợi ích kinh tế hay chính trị ?
Tuy nhiên về thực chất, theo đánh giá của các chuyên gia Trung Quốc và quốc tế, các mỏ khí đốt trên biển Hoa Đông nhỏ hơn và rải rác hơn so với mỏ trong vùng vịnh Bột Hải, phía bắc Trung Quốc hay so với ở Biển Đông. Bắc Kinh, với bản đồ « đường lưỡi bò », đang khẳng định chủ quyền với 80 % diện tích vùng biển này.
Trong tài liệu được công bố hồi năm ngoái, Cơ quan Năng lượng Hoa Kỳ thẩm định là dự trữ khí đốt tại vùng Biển Hoa Đông là vào khoảng từ 28 đến 57 triệu mét khối, con số này thấp hơn đến 250 lần so với thẩm định của giới địa chất Trung Quốc.
Do tiềm năng khai thác tương đối thấp, nhiều nhà quan sát cho rằng cả hai dự án Hoàng Nham II và Bình Bắc cùng theo đuổi một mục tiêu chính trị. Việc Bắc Kinh cho phép tập đoàn dầu khí nhà nước CNOOC mở rộng các dự án trong vùng Biển Hoa Đông sẽ khiến căng thẳng trong quan hệ với Tokyo leo thang.
Theo phân tích của một chuyên gia chính trị học thuộc đại học Sophia –Tokyo, giáo sư Koichi Nakano, dự án khai thác khí đốt của CNOOC là dấu hiệu cho thấy nhu cầu về khí đốt của Trung Quốc ngày càng trở nên cấp bách. Dường như phía Bắc Kinh bắt đầu mất kiên nhẫn, bởi vì thực ra, từ năm 2008, Nhật Bản và Trung Quốc đã đạt thỏa thuận cùng khai thác mỏ khí tự nhiên ở vùng Biển Hoa Đông.
Cụ thể là Nhật Bản và Trung Quốc hợp tác để cùng khai thác dầu khí trên tuyến có tên gọi Shirakaba theo tiếng Nhật và Xuân Hiểu, theo tiếng Hoa. Thế nhưng, thỏa thuận này từ đó đến nay vẫn dậm chân tại chỗ, do Nhật Bản luôn chủ trương là đôi bên phải giải quyết xong những tranh chấp chủ quyền trên biển trước khi bắt tay vào hợp tác.
Câu hỏi đặt ra theo giáo sư Nakano là liệu Tokyo phản ứng ra sao trên vấn đề này, và liệu chính quyền Nhật Bản có thể cản bước Trung Quốc trong việc đơn phương khai thác khí đốt trong vùng hay không. Nhìn nhận căng thẳng trong khu vực leo thang, nhưng chuyên gia Nhật Bản này không tin rằng hai dự án Hoàng Nham II và Bình Bắc có thể là mầm mống dẫn tới xung đột vũ trang giữa Nhật Bản với Trung Quốc.
Bởi vì theo ông Nakano, trong trường hợp cần thiết, Mỹ sẽ đóng vai trò trọng tài. Hơn nữa theo giới quan sát, quyết định sau cùng về hồ sơ khai thác khí đốt ở Biển Hoa Đông sẽ tùy thuộc vào bộ Ngoại giao Trung Quốc. Quyết định đó sẽ phụ thuộc vào mức độ « nóng » hay « lạnh » giữa Bắc Kinh với Tokyo trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền vốn đã kéo dài hàng thập kỷ nay.
Tham vọng không chỉ khoanh vùng ở Hoa Đông
Ngoài khu vực Biển Hoa Đông, Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng các hoạt động khai thác dầu khí ở những vùng biển có tranh chấp. Nhật báo tài chính Mỹ, The Wall Street Journal, số đề ngày 16/07/2013 cho biết, tại Biển Đông, lại cũng CNOOC đã ký kết với tập đoàn dầu khí Anh, BP để thăm dò lô dầu khí 54/11 nằm tại phía tây lòng chảo cửa sông Châu Giang, rộng khoảng 4.500 km2, ở khu vực có độ sâu 1.300 mét.
Trước đó nữa, vào đầu tháng 5/2013, dàn khoan Hải Dương 981 được điều tới giếng dầu Lệ Loan cũng ở cửa Châu Giang, gần sát đảo Hải Nam và gần với Philippines. Đây được coi là một khu vực « nhạy cảm » do bất cứ lúc nào Trung Quốc cũng có thể chuyển dàn khoan này xuống phía Nam, tức là vào vùng nằm trong bản đồ « đường lưỡi bò » mà Trung Quốc đã vẽ ra.