Những điều bạn cần biết về Root Android



  1. Root là gì?


    Mọi người thường nói luôn có hai lớp người sử dụng công nghệ: Lớp người thứ nhất là những người sử dụng thiết bị công nghệ một cách đơn thuần, họ chỉ sử dụng những gì mà nhà cung cấp đưa ra, không thắc mắc hoặc không khiếu nại. Trong khi đó lớp người thứ hai thì đối lập hoàn toàn, họ có nhu cầu tìm hiểu sâu vào cốt lõi của những thiết bị công nghệ được cung cấp, và họ muốn được trao quyền cao nhất để tự làm với tất cả mọi thứ bên trong thiết bị được cung cấp đó. Nhu cầu tìm hiểu của lớp người này luôn cao hơn rất nhiều so với người sử dụng bình thường.

    [IMG]

    Quay lại thời kỳ huy hoàng của Windows Mobile, thời kỳ mà những bản Rom được công đồng người dùng đưa lên hàng ngày, người ta đã đặt ra câu hỏi về sự hạn chế của các thiết bị và tìm cách để giải quyết chúng. Khi iPhone đã được đưa ra vào năm 2007, người sử dụng điện thoại thuộc lớp thứ 2 (còn gọi là hacker và chuyên viên máy tính) nhanh chóng nhận ra tiềm năng thực sự của thiết bị, và những hạn chế về phần mềm mà Apple đã niêm phong nó. Những gì chúng ta gọi là 'Jailbreaking' trên iPhone đã nhanh chóng được áp dụng sang các nền tảng khác, và khi thế giới nhìn thấy chiếc điện thoại Android đầu tiên vào năm 2008, thì khái niệm này cũng đã cộng đồng người dùng quan tâm tới.

    Hệ điều hành Android, dù được gọi là mã nguồn mở, nhưng vẫn không làm cho người dùng hoàn toàn kiểm soát thiết bị. Điều này đặt cơ sở cho nhiều khả năng còn có rất nhiều tiềm năng không hoạt động, và sau đó các lập trình viên nhảy vào nghiên cứu, tìm hiểu, cuối cùng thiết bị Android đã bắt đầu bị “root”. Bây giờ chúng ta lại đưa ra câu hỏi, tại sao phải “root”? Với rất nhiều điện thoại dựa trên hệ điều hành Android đang có bây giờ, câu hỏi này đã trở nên quan trọng hơn.

    Root về cơ bản có nghĩa là có được “toàn quyền” truy cập sâu vào thiết bị của bạn. Những người đã sử dụng hệ điều hành Linux sẽ dễ dàng hiểu được điều này, nhưng đối với người dùng như chúng ta đã quá quen với hệ điều hành của Microsoft thì vấn đề này vẫn còn gì đó khá mơ hồ. Nói một cách dễ hiểu thì “Root” có nghĩa là bạn sẽ được điều khiển hoàn toàn và chủ động những gì có trong chiếc điện thoại của bạn và những gì mà nhà cung cấp đã ẩn nó đi. Khi bạn “Root”, bạn chính thức là người chủ và kiểm soát hoàn toàn chiếc máy điện thoại của bạn.

    Điều này về bản chất sự việc nó giống như việc bạn là người đi thuê nhà và là chủ nhân của một ngôi nhà. Nếu là người đi thuê, bạn chỉ quyền được sử dụng trên những gì mà chủ nhà cung cấp, còn với tư cách là chủ nhân ngôi nhà thì bạn có toàn quyền làm mọi thứ như: sơn nhà, sửa nhà, lắp thêm thiết bị này thiết bị khác… Việc root máy khiến bản trở thành một chủ nhân đích thực.

    Khái niệm chuyên sâu:

    Nhược điểm

    Trước hết, phải khẳng định một điều rằng, root máy có lợi hơn rất nhiều so với giữ nguyên hiện trạng mà nhà sản xuất quy định. Tuy nhiên, bạn sẽ gặp một số phiền phức nhỏ, chẳng hạn như vô tình xóa các tập tin hệ thống dẫn đến hỏng hệ điều hành. Thông thường, bạn chỉ cần khôi phục (format) lại máy là đã có thể sửa được những lỗi này, nhưng trường hợp tệ nhất là thay đổi SPL có thể dẫn đến hỏng máy, phải thay flash.

    Mặt khác, việc root máy sẽ làm mất bảo hành, đặc biệt là các cửa hàng xách tay ở Việt Nam thường vịn vào cớ up ROM để từ chối bảo hành, cho dù đó chỉ là cập nhật tự động từ nhà sản xuất. Để khắc phục, bạn nên phục hồi lại toàn bộ hệ thống trước khi bảo hành.

    Ngoài ra, việc root máy cũng làm cho bạn không thể cập nhật OTA từ nhà sản xuất nữa, mà phải tự cập nhật bằng tay (thực ra điều này không đúng với một số máy nhưng bạn sẽ mất root khi cập nhật). Bên cạnh đó, phương thức thực hiện root cũng khá phức tạp và đòi hỏi người sử dụng phải thật sự tập trung, hiểu rõ về chiếc điện thoại của mình. Root máy cũng có thể gây “tai họa” vì bạn trao toàn bộ quyền điều khiển máy cho bên thứ ba, có thể bị lộ các thông tin cá nhân.

    Ưu điểm

    Người dùng có thể tự mình thay đổi tập tin hệ thống, các giao diện ẩn, thậm chí là thay đổi hình đại diện của hãng sản xuất khi khởi động máy, xóa những chương trình “vô dụng” kèm theo máy.

    Có thể sao lưu và phục hồi toàn bộ hệ thống, gần giống với hành động tạo tập tin ảnh đĩa trên máy vi tính. Đây là tính năng rất hữu ích trong trường hợp máy bạn không thể mở lên.

    Sao chép dữ liệu, chương trình vào thẻ nhớ là lợi ích thứ ba của việc root máy. Ở các phiên bản Android 2.2 trở về trước, dữ liệu (cache) và ứng dụng được cài trực tiếp trong bộ nhớ máy, làm hạn chế khả năng tráo đổi (swap) của hệ điều hành do thiếu dung lượng trống, qua đó cũng phần nào làm chậm máy. Một điện thoại đã root cho phép bạn di chuyển các dữ liệu này sang thẻ nhớ, dành chỗ trống cho hệ điều hành hoạt động.

    Việc root máy cũng đồng thời mở một “chân trời” mới, giúp bạn khám phá những ứng dụng mà mình không thể làm trước đây. Chẳng hạn những ứng dụng như dùng điện thoại Android làm trạm phát Wi-Fi (đã tích hợp trong Android 2.2), tắt các ứng dụng không cần thiết, hay thay đổi xung nhịp của chíp xử lý.

    Root máy cũng giúp mở khóa các tính năng ẩn của nhà sản xuất, chẳng hạn như trong phiên bản Droid (Milestone) phân phối tại Mỹ, nhà sản xuất đã khóa tính năng cảm ứng đa điểm vì lo ngại vấn đề bản quyền, nhưng người dùng có thể dễ dàng kích hoạt nó nếu như đã root máy.

    Thay đổi sang các bản ROM đã “nấu” (cook), tùy chỉnh (custom) là ưu điểm lớn nhất, vì nó giúp bạn dùng các phiên bản ROM chỉnh sửa đã được cộng đồng sử dụng tối ưu sẵn, cho tốc độ cao và tiết kiệm pin hơn. Mặt khác, với những máy không còn được hỗ trợ từ nhà sản xuất nữa, các bản ROM này cũng có thể là phiên bản mới hơn. Một ví dụ là Google G1 chỉ có ROM 1.0 khi xuất xưởng, nhưng cộng đồng người dùng đã nâng cấp cho máy lên 2.1.

    (Còn tiếp)
    Tổng hợp


Đọc tại: http://gsm.vn/threads/nhung-dieu-ban-can-biet-ve-root-android.327646/#ixzz2Z9qXIyV4
Follow us: gsm.vn on Facebook


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors