Thông cáo của Bộ Ngoại giao Cuba được đọc trên truyền hình nêu rõ : « Trên chiếc tàu Chong Chon Gang có 240 tấn vũ khí đã lạc hậu : hai hỏa tiễn địa không Volga và Pechora hoàn chỉnh, chín hỏa tiễn đã tháo rời, hai máy bay loại Mig-21 và 15 động cơ cho loại máy bay này. Tất cả đều do Liên Xô cũ sản xuất từ giữa thế kỷ 20, được đưa đi sửa chữa và sẽ gởi trả về cho Cuba ».
Bản thông cáo được công bố chỉ 24 giờ sau khi chính quyền Panama loan báo việc khám phá ra vũ khí trên chiếc tàu của Bắc Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Cuba cũng khẳng định : « Các hợp đồng được Cuba ký kết trong lãnh vực này dựa trên sự cần thiết phải duy trì năng lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền quốc gia ».
Chiếc tàu Chong Chon Gang của Bắc Triều Tiên vào tuần rồi khi tiến gần lối vào kênh đào Panama, đã bị cảnh sát nước này khám xét vì nghi ngờ trên tàu có ma túy. Tàu chở 10.000 tấn đường, nhưng cơ quan chức năng còn phát hiện thêm hai container vũ khí.
Khi cảnh sát lục soát các container này, thuyền trưởng người Bắc Triều Tiên toan tự sát, và thủy thủ đoàn phản ứng dữ dội. Một nguồn tin cảnh sát cho hãng Reuters biết là thuyền trưởng đã dùng dao tự cắt cổ, được đưa đi bệnh viện và tình trạng sức khỏe nay đã ổn định. Theo Ben Rhodes, chuyên gia về Bắc Triều Tiên và là giáo sư tại Kennedy School of Government của Havard, thì hành động của người thuyền trưởng này nhằm tránh bị Bình Nhưỡng trừng phạt.
Số 35 thủy thủ Bắc Triều Tiên kháng cự lại lực lượng an ninh Panama được hỏi cung tại Fort Sherman, một căn cứ cũ của Mỹ bên bờ Đại Tây Dương của kênh đào Panama.
Tạp chí HIS Jane’s Defence Weekly hôm qua nhận xét, theo các tấm hình được Tổng thống Panama, ông Ricardo Martinelli gởi qua Twitter, có vẻ như đây là hệ thống radar dành cho hỏa tiễn địa-không RSN-75 Fan Song được sản xuất từ năm 1957, thường được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh việc chận bắt chiếc tàu Bắc Triều Tiên vốn đã từng liên quan đến các vụ buôn lậu ma túy. Phát ngôn viên Patrick Ventrell của bộ này cho biết sẵn sàng hợp tác nếu Panama cần hỗ trợ, và nhắc lại rằng mọi việc vận chuyển vũ khí hay các thiết bị liên quan đều là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, cấm chuyển vũ khí đến Bắc Triều Tiên và ngược lại.
Vào tháng 7/2009, một chiếc tàu Bắc Triều Tiên là Kang Nam 1 trên đường đến Miến Điện đã bị Hải quân Mỹ theo dõi vì nghi ngờ có chở theo các thiết bị quân sự. Chiếc tàu này đành chạy vòng quanh và cuối cùng phải quay trở lại cảng xuất phát.
Hàn Quốc hôm nay cũng lên tiếng hoan nghênh hành động của chính phủ Panama, và hy vọng Liên Hiệp Quốc sẽ vào cuộc. Các nhà phân tích Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng vốn đã từng thành công trong việc phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm ngoái, hoàn toàn có thể làm dịch vụ sửa chữa hỏa tiễn cho nước khác.
Shin In Kyun, chủ tịch tổ chức tư nhân Korea Defence Network nói với AFP : « Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên nhập khẩu các bộ phận hỏa tiễn thời Liên Xô cũ ».Còn nhà phân tích Lee Ho Ryung của Korea Institute for Defense Analyses cho biết rất nghi ngờ về thông báo của Cuba. Bà nhận xét : « Khó thể hiểu được tại sao Bình Nhưỡng lại chấp nhận một rủi ro lớn như thế chỉ để sửa chữa tên lửa cho một quốc gia khác, trong thời điểm đang phải chịu đựng các biện pháp trừng phạt khắt khe của quốc tế ».
Bản thông cáo được công bố chỉ 24 giờ sau khi chính quyền Panama loan báo việc khám phá ra vũ khí trên chiếc tàu của Bắc Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Cuba cũng khẳng định : « Các hợp đồng được Cuba ký kết trong lãnh vực này dựa trên sự cần thiết phải duy trì năng lực quốc phòng để bảo vệ chủ quyền quốc gia ».
Chiếc tàu Chong Chon Gang của Bắc Triều Tiên vào tuần rồi khi tiến gần lối vào kênh đào Panama, đã bị cảnh sát nước này khám xét vì nghi ngờ trên tàu có ma túy. Tàu chở 10.000 tấn đường, nhưng cơ quan chức năng còn phát hiện thêm hai container vũ khí.
Khi cảnh sát lục soát các container này, thuyền trưởng người Bắc Triều Tiên toan tự sát, và thủy thủ đoàn phản ứng dữ dội. Một nguồn tin cảnh sát cho hãng Reuters biết là thuyền trưởng đã dùng dao tự cắt cổ, được đưa đi bệnh viện và tình trạng sức khỏe nay đã ổn định. Theo Ben Rhodes, chuyên gia về Bắc Triều Tiên và là giáo sư tại Kennedy School of Government của Havard, thì hành động của người thuyền trưởng này nhằm tránh bị Bình Nhưỡng trừng phạt.
Số 35 thủy thủ Bắc Triều Tiên kháng cự lại lực lượng an ninh Panama được hỏi cung tại Fort Sherman, một căn cứ cũ của Mỹ bên bờ Đại Tây Dương của kênh đào Panama.
Tạp chí HIS Jane’s Defence Weekly hôm qua nhận xét, theo các tấm hình được Tổng thống Panama, ông Ricardo Martinelli gởi qua Twitter, có vẻ như đây là hệ thống radar dành cho hỏa tiễn địa-không RSN-75 Fan Song được sản xuất từ năm 1957, thường được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hoan nghênh việc chận bắt chiếc tàu Bắc Triều Tiên vốn đã từng liên quan đến các vụ buôn lậu ma túy. Phát ngôn viên Patrick Ventrell của bộ này cho biết sẵn sàng hợp tác nếu Panama cần hỗ trợ, và nhắc lại rằng mọi việc vận chuyển vũ khí hay các thiết bị liên quan đều là vi phạm các nghị quyết của Hội đồng Bảo an, cấm chuyển vũ khí đến Bắc Triều Tiên và ngược lại.
Vào tháng 7/2009, một chiếc tàu Bắc Triều Tiên là Kang Nam 1 trên đường đến Miến Điện đã bị Hải quân Mỹ theo dõi vì nghi ngờ có chở theo các thiết bị quân sự. Chiếc tàu này đành chạy vòng quanh và cuối cùng phải quay trở lại cảng xuất phát.
Hàn Quốc hôm nay cũng lên tiếng hoan nghênh hành động của chính phủ Panama, và hy vọng Liên Hiệp Quốc sẽ vào cuộc. Các nhà phân tích Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng vốn đã từng thành công trong việc phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm ngoái, hoàn toàn có thể làm dịch vụ sửa chữa hỏa tiễn cho nước khác.
Shin In Kyun, chủ tịch tổ chức tư nhân Korea Defence Network nói với AFP : « Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng Bắc Triều Tiên nhập khẩu các bộ phận hỏa tiễn thời Liên Xô cũ ».Còn nhà phân tích Lee Ho Ryung của Korea Institute for Defense Analyses cho biết rất nghi ngờ về thông báo của Cuba. Bà nhận xét : « Khó thể hiểu được tại sao Bình Nhưỡng lại chấp nhận một rủi ro lớn như thế chỉ để sửa chữa tên lửa cho một quốc gia khác, trong thời điểm đang phải chịu đựng các biện pháp trừng phạt khắt khe của quốc tế ».