Theo chương trình dự kiến, ông Obama đến viếng Nhà của các nô lệ trên đảo Gorée, gặp gỡ các đại diện của xã hội dân sự Senegal, ghé thăm Tòa án Tối cao, và dĩ nhiên có cuộc tiếp xúc Thượng đỉnh với Tổng thống Sénégal Macky Sall.
Từ Dakar, Thông tín viên RFI, Carine Frenk, phân tích thêm về ý nghĩa chuyến ghé thăm Senegal của Tổng thống Mỹ :
« Sau cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng ngày 28/03 vừa qua, chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama rõ ràng là một thành công ngoại giao lớn của Sénégal và của ông Macky Sall, Tổng thống nước này. Ông Macky Sall đã làm được điều mà người tiền nhiệm Abdoulaye Wade đã hoài công mơ ước.
Vào năm 2009, khi viếng thăm Ghana, ông Obama đã nhấn mạnh : « Tôi thích những định chế mạnh, hơn là những con người mạnh ». Sau cuộc bầu cử Tổng thống năm ngoái tại Sénégal, ông Obama đã có thể đến xem ‘tủ kính’ dân chủ của khối châu Phi Pháp ngữ, tại một quốc gia chưa hề có đảo chính quân sự. Tổng thống Mỹ cũng đến để hoan nghênh một phong cách điều hành đất nước mới, với việc truy tìm các tài sản bất chính.
Tuy nhiên, ông Obama cũng đến hỗ trợ Sénégal trong cuộc chiến chống ‘khủng bố’ và buôn lậu ma túy, theo thuật ngữ từ phía Mỹ. Đây là hai hồ sơ mà hai bên đề cập đến trong cuộc tiếp xúc riêng. Theo một chuyên gia về chính sách Mỹ ở Dakar, với cuộc khủng hoảng ở Mali, công cuộc hợp tác quân sự giữa hai bên sẽ được tăng cường, đặc biệt trong lãnh vực thông tin tình báo.
Bên cạnh đó còn có vấn đề hợp tác kinh tế song phương. Hoa Kỳ, theo chuyên gia trên, cần một Sénégal vững mạnh và ổn định trong chiến lược của Washington đối với vùng Sahel mà Dakar được xem là một cánh cửa đi vào. »
Theo chương trình dự kiến ông Obama kết thúc chuyến viếng thăm Sénégal vào sáng mai, sau buổi tiếp xúc với doanh nhân Mỹ tại đây. Sau đó ông đi thăm Nam Phi, trước khi ghé Tanzania.
Tại Nam Phi theo kế hoạch trước đây, ông Obama đến Johannesburg, hội đàm với Tổng thống Jacob Zuma, và đến Cape Town, viếng xà lim nơi ông Mandela bị giam cầm suốt ¼ thế kỷ. Nhưng đến giờ vẫn chưa rõ chuơng trình bị xáo trộn như thế nào do tình trạng ông Mandela, không biết ra đi lúc nào.
Từ Dakar, Thông tín viên RFI, Carine Frenk, phân tích thêm về ý nghĩa chuyến ghé thăm Senegal của Tổng thống Mỹ :
« Sau cuộc gặp gỡ tại Nhà Trắng ngày 28/03 vừa qua, chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama rõ ràng là một thành công ngoại giao lớn của Sénégal và của ông Macky Sall, Tổng thống nước này. Ông Macky Sall đã làm được điều mà người tiền nhiệm Abdoulaye Wade đã hoài công mơ ước.
Vào năm 2009, khi viếng thăm Ghana, ông Obama đã nhấn mạnh : « Tôi thích những định chế mạnh, hơn là những con người mạnh ». Sau cuộc bầu cử Tổng thống năm ngoái tại Sénégal, ông Obama đã có thể đến xem ‘tủ kính’ dân chủ của khối châu Phi Pháp ngữ, tại một quốc gia chưa hề có đảo chính quân sự. Tổng thống Mỹ cũng đến để hoan nghênh một phong cách điều hành đất nước mới, với việc truy tìm các tài sản bất chính.
Tuy nhiên, ông Obama cũng đến hỗ trợ Sénégal trong cuộc chiến chống ‘khủng bố’ và buôn lậu ma túy, theo thuật ngữ từ phía Mỹ. Đây là hai hồ sơ mà hai bên đề cập đến trong cuộc tiếp xúc riêng. Theo một chuyên gia về chính sách Mỹ ở Dakar, với cuộc khủng hoảng ở Mali, công cuộc hợp tác quân sự giữa hai bên sẽ được tăng cường, đặc biệt trong lãnh vực thông tin tình báo.
Bên cạnh đó còn có vấn đề hợp tác kinh tế song phương. Hoa Kỳ, theo chuyên gia trên, cần một Sénégal vững mạnh và ổn định trong chiến lược của Washington đối với vùng Sahel mà Dakar được xem là một cánh cửa đi vào. »
Theo chương trình dự kiến ông Obama kết thúc chuyến viếng thăm Sénégal vào sáng mai, sau buổi tiếp xúc với doanh nhân Mỹ tại đây. Sau đó ông đi thăm Nam Phi, trước khi ghé Tanzania.
Tại Nam Phi theo kế hoạch trước đây, ông Obama đến Johannesburg, hội đàm với Tổng thống Jacob Zuma, và đến Cape Town, viếng xà lim nơi ông Mandela bị giam cầm suốt ¼ thế kỷ. Nhưng đến giờ vẫn chưa rõ chuơng trình bị xáo trộn như thế nào do tình trạng ông Mandela, không biết ra đi lúc nào.