Không rõ Edward Snowden đã lên máy bay đi Cuba, chặng thứ nhì trên đường sang Ecuador tỵ nạn hay còn ở lại Matxcơva làm việc với mật vụ Nga FSB như một số nhà phân tích nghi ngờ? Liệu cựu điệp viên CIA đào tẩu này có “trao đổi” gì với một nhân viên Trung Quốc tại Hồng Kông để được tự do rời lãnh địa trong khi hộ chiếu bị hủy bỏ hiệu lực?
Giới phóng viên quốc tế đang ráo riết truy kiếm thông tin nhưng vô hiệu. Điều chắc chắn là từ hành pháp đến lập pháp Mỹ đều dứt khoát phải truy bắt cho được kẻ đã tiết lộ khả năng gián điệp điện tử của Mỹ, một vũ khí then chốt trong chính sách an ninh phòng thủ và chống khủng bố. Công luận Mỹ cũng đổi chiều, không còn xem Snowden là một người tranh đấu vì lý tưởng tự do thông tin.
Sự kiện Snowden chọn những quốc gia đối nghịch với Mỹ làm trung chuyển trên đường đào thoát và chọn Ecuador, có tiếng trù dập báo chí làm nơi lánh nạn, đã làm cho uy tín của ông bị tổn hại rất nhiều.
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích:
Giới phóng viên quốc tế đang ráo riết truy kiếm thông tin nhưng vô hiệu. Điều chắc chắn là từ hành pháp đến lập pháp Mỹ đều dứt khoát phải truy bắt cho được kẻ đã tiết lộ khả năng gián điệp điện tử của Mỹ, một vũ khí then chốt trong chính sách an ninh phòng thủ và chống khủng bố. Công luận Mỹ cũng đổi chiều, không còn xem Snowden là một người tranh đấu vì lý tưởng tự do thông tin.
Sự kiện Snowden chọn những quốc gia đối nghịch với Mỹ làm trung chuyển trên đường đào thoát và chọn Ecuador, có tiếng trù dập báo chí làm nơi lánh nạn, đã làm cho uy tín của ông bị tổn hại rất nhiều.
Từ Washington, nhà báo Phạm Trần phân tích: