Theo nhật báo thiên hữu Le Figaro, nạn nhân thật sự của cuộc khủng hoảng chính trị trên bán đảo Triều Tiên không ai khác hơn là số 250 nhân viên người Hàn Quốc và Trung Quốc vẫn cố bám trụ lại ở khu công nghiệp Kaesong. Số người này có nguy cơ thiếu lương thực và thuốc men. Vậy mà, chính quyền Bình Nhưỡng kiên quyết từ chối một phái đoàn Hàn Quốc đến hỗ trợ cho họ.
Tờ báo viết: « Họ mới là nạn nhân thật sự của cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên . Bị rơi vào cái bẫy do Kim Jong Un giăng ra, 205 nhân viên Hàn Quốc và một người Trung Quốc từ hai tuần nay sống lay lắt qua ngày bằng nguồn thực phẩm dự trữ, chủ yếu là mì ăn liền ». Trong khi đó, chính quyền Bình Nhưỡng đã từ chối cho phép một phái đoàn Hàn Quốc đến tiếp viện thực phẩm và thuốc men. Phát ngôn viên Bộ Thống nhất của Hàn Quốc quan ngại rằng « nguồn dự trữ lương thực sẽ không kéo dài được bao lâu nữa ». Tuy nhiên, phía Seoul không cho biết cụ thể là những người này có thể chịu đựng được trong bao nhiêu ngày.
Theo Le Figaro, sự vây hãm dai dẳng này lại là điểm kết dính của mối căng thẳng Bắc – Nam. Trong khi đó, các nỗ lực không ngừng gia tăng để tìm một giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng, đang gây chấn động trên bán đảo từ tháng hai năm nay.
Sáng nay, trong một bản thông cáo, Bình Nhưỡng khẳng định rằng, nếu Seoul vẫn tiếp tục có các « hành động thù nghịch », thì sẽ không bao giờ có chuyện đàm phán với Hàn Quốc. Đặc biệt, nhà lãnh đạo độc tài lên án các cuộc biểu tình chống chế độ tại trung tâm thủ đô Seoul. Vài nhóm người biểu tình đã đốt hình nhân « Lãnh đạo Tối cao » Kim Jong Un. Trong khi đó, tờ báo Quang Minh Nhật Báo của Đảng Lao động Triều Tiên kêu gọi người dân chuẩn bị « hành động cương quyết » để trả đũa hành vi « báng bổ » bôi nhọ « phẩm cách tối cao » của đất nước.
Bảo vệ tài sản nhà máy
Thế nhưng, đối với số người Hàn Quốc cố bám trụ lại ở Kaesong, hành động của họ xuất phát từ phản ứng bình thường và tức thì : không để mất miếng ăn và tài sản nhà máy. Số kỹ sư và nhà quản lý này đã từ chối bỏ rơi xí nghiệp, văn phòng, các máy tính và các trang thiết bị khác, do sợ rằng sẽ không bao giờ nhìn thấy lại chúng.
Le Figaro cho biết, đại bộ phận các đồng nghiệp của họ đã về nước ngay khi Bình Nhưỡng đơn phương đưa ra quyết định cấm cửa 123 doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực này. Lãnh đạo họ Kim đã ra lệnh rút hơn 50.000 công nhân Bắc Triều Tiên làm việc trong các xưởng sản xuất giày, dụng cụ nhà bếp và nhiều sản phẩm công nghiệp khác cho các doanh nghiệp tư bản, để đổi lấy đồng lương rẻ mạt 160 đô-la/tháng.
Tờ báo cho rằng cuộc chiến hao mòn này cũng gây tốn kém cho chính quyền phía Bắc. Ngoài tính chất biểu tượng trong việc tỏ ra cứng rắn với người anh em phía Nam, việc đóng cửa khu công nghiệp này cũng gây thất thoát kinh tế đáng kể cho Bình Nhưỡng, quốc gia vốn luôn trong tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Mỗi năm Hàn Quốc phải đổ cho Bắc Triều Tiên 80 triệu đô-la. Nhất là, kể từ khi tuyên bố đóng cửa, Bình Nhưỡng buộc phải nuôi sống 50.000 lao động bị mất việc làm và cả gia đình của số người này.
Cam Bốt giảm nhân sự tòa án xử Khmer Đỏ do thiếu ngân sách
Cũng tại châu Á, nhật báo cộng sản L’Humanité đưa độc giả đến với Cam Bốt qua bài viết đề tựa« Ngành tư pháp cắt giảm nhân sự tòa án xử Khmer Đỏ ». Theo tờ báo, sở dĩ chính quyền Phnom Penh có ý định này là vì do thiếu ngân sách để tiếp tục các phiên xử.
L’Humanité cho biết tổng số nhân sự được huy động cho phiên xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ về tội diệt chủng trong giai đoạn 1975-1979 là 400 người. Nguồn tài chính gồm từ phía Cam Bốt (chịu trách nhiệm trả lương cho các nhân viên trong nước) và Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, tờ báo cho rằng quyết định cắt giảm nhân sự của Phnom Penh vì lý do tài chính đã rơi không đúng lúc. Bởi vì, trong phiên xử thứ hai, tòa án sẽ quyết định đến số phận của hai nhân vật chủ chốt còn lại là Noun Chea (86 tuổi) và Khieu Samphan (81 tuổi).
Vào tháng vừa qua, phiên xử đã phải đình lại trong vòng hai tuần do hơn 20 thông dịch viên đã đình công để ủng hộ 270 nhân sự Cam Bốt (từ thẩm phán cho đến tài xế) đã không được nhận lương từ hồi tháng 11 năm rồi.
Kể từ khi được thành lập, ngân sách hàng năm cho tòa án khoảng gần 50 triệu đô-la, trong đó Nhật Bản đóng góp đến hơn phân nửa. Thế nhưng, ngân sách cho năm nay thiếu đến 7 triệu đô-la.
Tuy nhiên, L’Humanité cho biết là các nhà tài trợ tài chính và nhiều tổ chức phi chính phủ buộc tội Thủ tướng Hun Sen là có ý đồ xấu tìm cách đình chỉ các phiên xử vì ông ta không còn muốn nghe nhắc đến phiên tòa này nữa. L’Humanité nhắc lại rằng, ông Hun Sen trước đây cũng từng là một quan chức của Khmer Đỏ. Nhưng sau đó ông ta đã quay lại chống chế độ Pol Pot.
Nếu như lối thoát cho phiên xử thứ hai vẫn còn tỏ ra rất mơ hồ, nỗi lo cho phiên xử thứ ba cũng rất lớn. Các tổ chức phi chính phủ cho rằng các phiên xử thứ hai và thứ ba rất có thể sẽ không bao giờ diễn ra, do thiếu tài chính và thiện chí từ chính phủ.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế bị tòa án Pháp triệu tập
Về thời sự quốc tế, các báo hôm nay đồng loạt đưa tin bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF bị tòa án Pháp triệu tập. Các báo Pháp cho biết là vị cựu Bộ trưởng Kinh tế sẽ phải giải thích vai trò của bà trong vụ mua bán cổ phần Tapie-Adidas-Credit Lyonnais. Vụ điều trần trước tòa án lần này sẽ là cơ sở để ngành tư pháp Pháp đưa ra quyết định có đặt bà Christine Lagarde trong tình trạng bị điều tra hay không.
« Christine Lagarde bị tòa án triệu tập », « Christine Lagarde bị pháp luật theo đuổi do một sai lầm hòa giải », « Christine Lagarde bị tư pháp nắm giữ trong vụ Tapie », « Christine Lagarde đương đầu với công lý » lần lượt là các đề tựa trên các báo Le Figaro, Libération, La Croix và Les Echos.
Tổng giám đốc của IMF hiện nay phải giải trình trước ủy ban điều tra của Tòa án Tư pháp Cộng hòa (CJR) vào cuối tháng năm này, về các quyết định mà bà đã đưa ra khi còn là Bộ trưởng Kinh tế trong giai đoạn 2007-2011, trong một vụ tranh chấp giữa ngân hàng Crédit Lyonnais và doanh nhân Bernard Tapie.
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Christine Lagarde bị nghi ngờ là đã có những quyết định thiên vị, có lợi cho Bernard Tapie khi buộc ngân hàng Crédit Lyonnais phải bồi thường hơn 400 triệu euro cho doanh nhân người Pháp. Vấn đề ở đây là tiền do ngân hàng bồi thường lại là tiền của nhà nước (tức trích từ nguồn thu ngân sách).
Trả lời giới báo chí, luật sư của bà Lagarde ông Repiquet cho rằng không phải bà là người đã quyết định việc dựa vào hòa giải. Theo ông này, trong vụ việc Tapie – Crédit Lyonnais còn có vai trò của chính phủ lúc bấy giờ do ông Nicolas Sarkozy làm tổng thống. Vào thời đó, ông Bernard Tapie thường xuyên lui tới các quan chức chính phủ cánh hữu như cựu bộ trưởng Nội vụ Brice Hortefeux – bạn thâm niên của cựu tổng thống Nicolas Sarkozy, tổng thư ký điện Elysée Claude Guéant và chính cựu bản thân tổng thống Sarkozy. Như Libération kết luận « kết bạn với những người có thế có quyền không phải là một cái tội » nhưng khai thác tình bạn để trục lợi thì mới thành vấn đề.
Đối với các báo Pháp, vụ việc lần này có lẽ lại vố đau cho IMF nói chung và làm cho nước Pháp bẽ mặt nói riêng. Bà Christine Lagarde đã kế nhiệm ông Dominique Strauss-Kahn, phải từ chức vì vụ bê bối tình dục Nafissatou Diallo.
Nước Mỹ và khủng bố
Nhìn sang châu Mỹ, tiến triển công tác điều tra vụ đánh bom khủng bố tại cuộc đua marathon ở Boston và vụ nổ nhà máy phân bón tại Texas vẫn tiếp tục được báo Pháp quan tâm theo dõi.
Báo Le Figaro cho biết « Tại Boston : FBI tiết lộ bức ảnh các nghi phạm ». Theo tờ báo, sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, cuối cùng FBI đã quyết định thay đổi chiến lược. Trong buổi điểm báo, một quan chức của FBI đã cho trưng bày bức ảnh những kẻ mà ông cho là « nghi phạm số một » và « nghi phạm số hai ». Ông nhấn mạnh « Việc nhận dạng và định vị các thủ phạm giờ đây là mối bạn tâm hàng đầu của chúng tôi ».
Theo các hình ảnh video, người xem nhận thấy có hai người đàn ông đang đi cách xa nhau chừng vài mét giữa đám đông. Người thứ nhất, có vẻ còn trẻ, mặc veste, đội mũ kết màu đen và đeo ba-lô cùng màu. Người thứ hai, mặc áo veste đen, mũ kết trắng và cũng đeo túi ba-lô đen. Công chúng có thể tham khảo toàn bộ các dữ liệu hình ảnh và phim video trên trang mạng của FBI (www.fbi.gov) để gọi người dân làm chứng. Vị quan chức trên cũng thận trọng cảnh báo « Đừng nên cố làm gì cả, những kẻ này rất có thể mang vũ khí trên người và nguy hiểm ».
Trong khi người dân Boston nói riêng và cả nước Mỹ nói chung vẫn còn chưa nuốt trôi nỗi sợ hãi của hai vụ đánh bom liên tiếp hôm đầu tuần, thì chưa rõ nguyên nhân của vụ nổ nhà máy phân bón Waco ở bang Texas, đang nhấn chìm nước Mỹ trong nỗi kinh hoàng.
Tờ báo viết: « Họ mới là nạn nhân thật sự của cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên . Bị rơi vào cái bẫy do Kim Jong Un giăng ra, 205 nhân viên Hàn Quốc và một người Trung Quốc từ hai tuần nay sống lay lắt qua ngày bằng nguồn thực phẩm dự trữ, chủ yếu là mì ăn liền ». Trong khi đó, chính quyền Bình Nhưỡng đã từ chối cho phép một phái đoàn Hàn Quốc đến tiếp viện thực phẩm và thuốc men. Phát ngôn viên Bộ Thống nhất của Hàn Quốc quan ngại rằng « nguồn dự trữ lương thực sẽ không kéo dài được bao lâu nữa ». Tuy nhiên, phía Seoul không cho biết cụ thể là những người này có thể chịu đựng được trong bao nhiêu ngày.
Theo Le Figaro, sự vây hãm dai dẳng này lại là điểm kết dính của mối căng thẳng Bắc – Nam. Trong khi đó, các nỗ lực không ngừng gia tăng để tìm một giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng, đang gây chấn động trên bán đảo từ tháng hai năm nay.
Sáng nay, trong một bản thông cáo, Bình Nhưỡng khẳng định rằng, nếu Seoul vẫn tiếp tục có các « hành động thù nghịch », thì sẽ không bao giờ có chuyện đàm phán với Hàn Quốc. Đặc biệt, nhà lãnh đạo độc tài lên án các cuộc biểu tình chống chế độ tại trung tâm thủ đô Seoul. Vài nhóm người biểu tình đã đốt hình nhân « Lãnh đạo Tối cao » Kim Jong Un. Trong khi đó, tờ báo Quang Minh Nhật Báo của Đảng Lao động Triều Tiên kêu gọi người dân chuẩn bị « hành động cương quyết » để trả đũa hành vi « báng bổ » bôi nhọ « phẩm cách tối cao » của đất nước.
Bảo vệ tài sản nhà máy
Thế nhưng, đối với số người Hàn Quốc cố bám trụ lại ở Kaesong, hành động của họ xuất phát từ phản ứng bình thường và tức thì : không để mất miếng ăn và tài sản nhà máy. Số kỹ sư và nhà quản lý này đã từ chối bỏ rơi xí nghiệp, văn phòng, các máy tính và các trang thiết bị khác, do sợ rằng sẽ không bao giờ nhìn thấy lại chúng.
Le Figaro cho biết, đại bộ phận các đồng nghiệp của họ đã về nước ngay khi Bình Nhưỡng đơn phương đưa ra quyết định cấm cửa 123 doanh nghiệp đang hoạt động tại khu vực này. Lãnh đạo họ Kim đã ra lệnh rút hơn 50.000 công nhân Bắc Triều Tiên làm việc trong các xưởng sản xuất giày, dụng cụ nhà bếp và nhiều sản phẩm công nghiệp khác cho các doanh nghiệp tư bản, để đổi lấy đồng lương rẻ mạt 160 đô-la/tháng.
Tờ báo cho rằng cuộc chiến hao mòn này cũng gây tốn kém cho chính quyền phía Bắc. Ngoài tính chất biểu tượng trong việc tỏ ra cứng rắn với người anh em phía Nam, việc đóng cửa khu công nghiệp này cũng gây thất thoát kinh tế đáng kể cho Bình Nhưỡng, quốc gia vốn luôn trong tình trạng thiếu hụt tiền mặt. Mỗi năm Hàn Quốc phải đổ cho Bắc Triều Tiên 80 triệu đô-la. Nhất là, kể từ khi tuyên bố đóng cửa, Bình Nhưỡng buộc phải nuôi sống 50.000 lao động bị mất việc làm và cả gia đình của số người này.
Cam Bốt giảm nhân sự tòa án xử Khmer Đỏ do thiếu ngân sách
Cũng tại châu Á, nhật báo cộng sản L’Humanité đưa độc giả đến với Cam Bốt qua bài viết đề tựa« Ngành tư pháp cắt giảm nhân sự tòa án xử Khmer Đỏ ». Theo tờ báo, sở dĩ chính quyền Phnom Penh có ý định này là vì do thiếu ngân sách để tiếp tục các phiên xử.
L’Humanité cho biết tổng số nhân sự được huy động cho phiên xử các cựu lãnh đạo Khmer Đỏ về tội diệt chủng trong giai đoạn 1975-1979 là 400 người. Nguồn tài chính gồm từ phía Cam Bốt (chịu trách nhiệm trả lương cho các nhân viên trong nước) và Liên Hiệp Quốc.
Tuy nhiên, tờ báo cho rằng quyết định cắt giảm nhân sự của Phnom Penh vì lý do tài chính đã rơi không đúng lúc. Bởi vì, trong phiên xử thứ hai, tòa án sẽ quyết định đến số phận của hai nhân vật chủ chốt còn lại là Noun Chea (86 tuổi) và Khieu Samphan (81 tuổi).
Vào tháng vừa qua, phiên xử đã phải đình lại trong vòng hai tuần do hơn 20 thông dịch viên đã đình công để ủng hộ 270 nhân sự Cam Bốt (từ thẩm phán cho đến tài xế) đã không được nhận lương từ hồi tháng 11 năm rồi.
Kể từ khi được thành lập, ngân sách hàng năm cho tòa án khoảng gần 50 triệu đô-la, trong đó Nhật Bản đóng góp đến hơn phân nửa. Thế nhưng, ngân sách cho năm nay thiếu đến 7 triệu đô-la.
Tuy nhiên, L’Humanité cho biết là các nhà tài trợ tài chính và nhiều tổ chức phi chính phủ buộc tội Thủ tướng Hun Sen là có ý đồ xấu tìm cách đình chỉ các phiên xử vì ông ta không còn muốn nghe nhắc đến phiên tòa này nữa. L’Humanité nhắc lại rằng, ông Hun Sen trước đây cũng từng là một quan chức của Khmer Đỏ. Nhưng sau đó ông ta đã quay lại chống chế độ Pol Pot.
Nếu như lối thoát cho phiên xử thứ hai vẫn còn tỏ ra rất mơ hồ, nỗi lo cho phiên xử thứ ba cũng rất lớn. Các tổ chức phi chính phủ cho rằng các phiên xử thứ hai và thứ ba rất có thể sẽ không bao giờ diễn ra, do thiếu tài chính và thiện chí từ chính phủ.
Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế bị tòa án Pháp triệu tập
Về thời sự quốc tế, các báo hôm nay đồng loạt đưa tin bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF bị tòa án Pháp triệu tập. Các báo Pháp cho biết là vị cựu Bộ trưởng Kinh tế sẽ phải giải thích vai trò của bà trong vụ mua bán cổ phần Tapie-Adidas-Credit Lyonnais. Vụ điều trần trước tòa án lần này sẽ là cơ sở để ngành tư pháp Pháp đưa ra quyết định có đặt bà Christine Lagarde trong tình trạng bị điều tra hay không.
« Christine Lagarde bị tòa án triệu tập », « Christine Lagarde bị pháp luật theo đuổi do một sai lầm hòa giải », « Christine Lagarde bị tư pháp nắm giữ trong vụ Tapie », « Christine Lagarde đương đầu với công lý » lần lượt là các đề tựa trên các báo Le Figaro, Libération, La Croix và Les Echos.
Tổng giám đốc của IMF hiện nay phải giải trình trước ủy ban điều tra của Tòa án Tư pháp Cộng hòa (CJR) vào cuối tháng năm này, về các quyết định mà bà đã đưa ra khi còn là Bộ trưởng Kinh tế trong giai đoạn 2007-2011, trong một vụ tranh chấp giữa ngân hàng Crédit Lyonnais và doanh nhân Bernard Tapie.
Cựu Bộ trưởng Kinh tế Christine Lagarde bị nghi ngờ là đã có những quyết định thiên vị, có lợi cho Bernard Tapie khi buộc ngân hàng Crédit Lyonnais phải bồi thường hơn 400 triệu euro cho doanh nhân người Pháp. Vấn đề ở đây là tiền do ngân hàng bồi thường lại là tiền của nhà nước (tức trích từ nguồn thu ngân sách).
Trả lời giới báo chí, luật sư của bà Lagarde ông Repiquet cho rằng không phải bà là người đã quyết định việc dựa vào hòa giải. Theo ông này, trong vụ việc Tapie – Crédit Lyonnais còn có vai trò của chính phủ lúc bấy giờ do ông Nicolas Sarkozy làm tổng thống. Vào thời đó, ông Bernard Tapie thường xuyên lui tới các quan chức chính phủ cánh hữu như cựu bộ trưởng Nội vụ Brice Hortefeux – bạn thâm niên của cựu tổng thống Nicolas Sarkozy, tổng thư ký điện Elysée Claude Guéant và chính cựu bản thân tổng thống Sarkozy. Như Libération kết luận « kết bạn với những người có thế có quyền không phải là một cái tội » nhưng khai thác tình bạn để trục lợi thì mới thành vấn đề.
Đối với các báo Pháp, vụ việc lần này có lẽ lại vố đau cho IMF nói chung và làm cho nước Pháp bẽ mặt nói riêng. Bà Christine Lagarde đã kế nhiệm ông Dominique Strauss-Kahn, phải từ chức vì vụ bê bối tình dục Nafissatou Diallo.
Nước Mỹ và khủng bố
Nhìn sang châu Mỹ, tiến triển công tác điều tra vụ đánh bom khủng bố tại cuộc đua marathon ở Boston và vụ nổ nhà máy phân bón tại Texas vẫn tiếp tục được báo Pháp quan tâm theo dõi.
Báo Le Figaro cho biết « Tại Boston : FBI tiết lộ bức ảnh các nghi phạm ». Theo tờ báo, sau nhiều ngày im hơi lặng tiếng, cuối cùng FBI đã quyết định thay đổi chiến lược. Trong buổi điểm báo, một quan chức của FBI đã cho trưng bày bức ảnh những kẻ mà ông cho là « nghi phạm số một » và « nghi phạm số hai ». Ông nhấn mạnh « Việc nhận dạng và định vị các thủ phạm giờ đây là mối bạn tâm hàng đầu của chúng tôi ».
Theo các hình ảnh video, người xem nhận thấy có hai người đàn ông đang đi cách xa nhau chừng vài mét giữa đám đông. Người thứ nhất, có vẻ còn trẻ, mặc veste, đội mũ kết màu đen và đeo ba-lô cùng màu. Người thứ hai, mặc áo veste đen, mũ kết trắng và cũng đeo túi ba-lô đen. Công chúng có thể tham khảo toàn bộ các dữ liệu hình ảnh và phim video trên trang mạng của FBI (www.fbi.gov) để gọi người dân làm chứng. Vị quan chức trên cũng thận trọng cảnh báo « Đừng nên cố làm gì cả, những kẻ này rất có thể mang vũ khí trên người và nguy hiểm ».
Trong khi người dân Boston nói riêng và cả nước Mỹ nói chung vẫn còn chưa nuốt trôi nỗi sợ hãi của hai vụ đánh bom liên tiếp hôm đầu tuần, thì chưa rõ nguyên nhân của vụ nổ nhà máy phân bón Waco ở bang Texas, đang nhấn chìm nước Mỹ trong nỗi kinh hoàng.