Sinh viên Trung Quốc tưởng niệm ông Hồ Diệu Bang, ở quảng trường Thiên An Môn, Bắc Kinh, đầu tháng Tư năm 1989
64memo.com
Cựu lãnh đạo có tư tưởng cải cách, ông Hồ Diệu Bang, người mà
cách đây 24 năm, sau khi qua đời, đã làm dấy lên phong trào đòi dân chủ
Thiên An Môn, hôm nay, 15/04/2013, đã được một tờ báo chính thức ở
Trung Quốc dành cho những lời ca ngợi đặc biệt, so sánh cuộc đấu tranh
cho công cuộc cải cách của ông trong thập niên 1980 với thực tế đang
diễn ra ở nước này.
Theo AFP, nhật báo Giải Phóng, cơ quan ngôn luận của đảng bộ thành phố Thượng Hải bình luận: « Cũng giống như thời kỳ trước, các cuộc cải cách, đòi giải phóng tư tưởng đang vấp phải nhiều trở ngại lớn » và tờ báo đưa ra so sánh : « Có
điều khác là Hồ Diệu Bang đã phải đối đầu với hệ tư tưởng lạc hậu (…) ;
còn ngày nay, cùng với sự phát triển, chúng ta đang phải đối đầu với
chồng chất những nghịch lý, với vô số các xung đột lợi ích còn lớn và
sâu sắc hơn trước ».
Thí dụ điển hình của các nghịch lý mà tờ báo đề cập đến, đó là cuộc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước vốn đã được nhiều lợi thế cạnh tranh bởi có mối liên hệ chặt chẽ với quyền lực chính trị.
Tờ Giải Phóng cũng nhắc lại những công lao khởi xướng công cuộc đổi mới của ông Hồ Diệu Bang. Theo tờ báo, « Hồ Diệu Bang đã đẩy mạnh cải cách, mở cửa, thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc. Ông đã đặt hết tâm huyết và nghị lực vào việc làm đó ».
Được bầu làm tổng bí thứ đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1980, Hồ Diệu Bang đã chứng tỏ là một lãnh đạo có đầu óc cải cách, ủng hộ dân chủ. Chính trong thời kỳ ông lãnh đạo Đảng, nhiều người từng là nạn nhân của các cuộc thanh lọc dưới thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông đã được phục hồi. Ông là nhân vật lãnh đạo manh nha ý đồ cải cách hệ thống chính trị ở Trung Quốc.
Hình ảnh của Hồ Diệu Bang đã trở thành nguồn khởi phát hình thành phong trào sinh viên đấu tranh đòi dân chủ ở Trung Quốc vào cuối năm 1986. Chỉ sau đó không lâu, đầu năm 1987, Hồ Diệu Bang bị Đặng Tiểu Bình gạt khỏi chức tổng bí thư và thay bằng Triệu Tử Dương. Tháng Tư năm 1984, ông qua đời vì bệnh tim. Theo nhiều nhà phân tích, chính cái chết của ông đã góp phần làm thổi bùng lên cuộc đấu tranh đòi dân chủ nổi tiếng của giới sinh viên với cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn tháng 6 năm 1989. Phong trào bị đàn áp trong bể máu. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Triệu Tử Dương, một nhân vật cấp tiến khác, cũng phải ra đi.
Ở Trung Quốc, những người được cho là có đầu óc cải cách hay cấp tiến đều muốn gợi lại hình ảnh của Hồ Diệu Bang. Năm 2010, cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ca ngợi Hồ Diệu Bang là một con người « liên hệ mật thiết với nhân dân » và là một con người có « đức lớn ».
Trong bối cảnh ông Tập Cận Bình vừa thâu tóm toàn bộ quyền lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc, hứa hẹn theo đuổi cải cách kinh tế mạnh mẽ và đấu tranh với nạn tham nhũng, làm trong sạch hàng ngũ lãnh đạo Đảng, thì việc báo chí chính thức gợi lại hình ảnh tốt đẹp của Hồ Diệu Bang có thể sẽ là một dấu hiệu thú vị cho giới quan sát phỏng đoán, phân tích.
Thí dụ điển hình của các nghịch lý mà tờ báo đề cập đến, đó là cuộc cải cách các doanh nghiệp Nhà nước vốn đã được nhiều lợi thế cạnh tranh bởi có mối liên hệ chặt chẽ với quyền lực chính trị.
Tờ Giải Phóng cũng nhắc lại những công lao khởi xướng công cuộc đổi mới của ông Hồ Diệu Bang. Theo tờ báo, « Hồ Diệu Bang đã đẩy mạnh cải cách, mở cửa, thúc đẩy phát triển kinh tế Trung Quốc. Ông đã đặt hết tâm huyết và nghị lực vào việc làm đó ».
Được bầu làm tổng bí thứ đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1980, Hồ Diệu Bang đã chứng tỏ là một lãnh đạo có đầu óc cải cách, ủng hộ dân chủ. Chính trong thời kỳ ông lãnh đạo Đảng, nhiều người từng là nạn nhân của các cuộc thanh lọc dưới thời Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông đã được phục hồi. Ông là nhân vật lãnh đạo manh nha ý đồ cải cách hệ thống chính trị ở Trung Quốc.
Hình ảnh của Hồ Diệu Bang đã trở thành nguồn khởi phát hình thành phong trào sinh viên đấu tranh đòi dân chủ ở Trung Quốc vào cuối năm 1986. Chỉ sau đó không lâu, đầu năm 1987, Hồ Diệu Bang bị Đặng Tiểu Bình gạt khỏi chức tổng bí thư và thay bằng Triệu Tử Dương. Tháng Tư năm 1984, ông qua đời vì bệnh tim. Theo nhiều nhà phân tích, chính cái chết của ông đã góp phần làm thổi bùng lên cuộc đấu tranh đòi dân chủ nổi tiếng của giới sinh viên với cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn tháng 6 năm 1989. Phong trào bị đàn áp trong bể máu. Sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Triệu Tử Dương, một nhân vật cấp tiến khác, cũng phải ra đi.
Ở Trung Quốc, những người được cho là có đầu óc cải cách hay cấp tiến đều muốn gợi lại hình ảnh của Hồ Diệu Bang. Năm 2010, cựu thủ tướng Ôn Gia Bảo đã ca ngợi Hồ Diệu Bang là một con người « liên hệ mật thiết với nhân dân » và là một con người có « đức lớn ».
Trong bối cảnh ông Tập Cận Bình vừa thâu tóm toàn bộ quyền lãnh đạo tối cao ở Trung Quốc, hứa hẹn theo đuổi cải cách kinh tế mạnh mẽ và đấu tranh với nạn tham nhũng, làm trong sạch hàng ngũ lãnh đạo Đảng, thì việc báo chí chính thức gợi lại hình ảnh tốt đẹp của Hồ Diệu Bang có thể sẽ là một dấu hiệu thú vị cho giới quan sát phỏng đoán, phân tích.