Ông Aungus Houston, phụ trách điều phối chiến dịch tìm kiếm chiếc máy bay MH370 tại Úc cho biết chiều qua (8/3), đội tìm kiếm của nước này đã thu thêm được hai lần sóng âm thanh, một kéo dài 5 phút 32 giây và một lần kéo dài khoảng 7 phút. Các sóng âm này được cho là phù hợp với các đặc tính sóng của chiếc hộp đen máy bay và được định vị trong khu vực tìm kiếm đã thu hẹp hơn trước trên Ấn Độ Dương.
Cuối tuần trước, thiết bị định vị của hải quân Mỹ đã thu được các tín hiệu được cho là tương thích với sóng hộp đen phát ra. Nhưng trong ngày Chủ nhật và thứ Hai, các cuộc thăm dò không thu được gì thêm khiến mọi người lo ngại khả năng bình điện của hộp đen bị cạn sau 30 ngày nên không thể tiếp tục phát sóng. Tuy nhiên kết quả mới thu được chiều tối qua lại làm loé thêm hy vọng tiếp cận gần với chiếc hộp đen hoặc xác chiếc máy bay mất tích.
Ông Angus Houston vẫn tỏ thận trọng. Trước báo giới tại Perth, ông nói: “Tôi nghĩ là chúng tôi đang tìm đúng khu vực, nhưng chúng tôi phải xác định được bằng mắt mảnh vỡ máy bay thì mới có thể khẳng định chắc chắn chiếc máy bay MH 370 đang nằm ở khu vực nào”.
Sau khi liên tiếp thu được các tín hiệu từ dưới đáy biển, các nhà tìm kiếm đã có thể thu hẹp lại vùng nghi vấn. Giai đoạn tiếp theo sẽ là việc đưa tàu lặn robot Bluefin-21 của Mỹ xuống vùng tìm kiếm ở độ sâu từ 4000 đến 5000 mét. Ông Houston cho biết, ông hy vọng “trong vài ngày tới các đội tìm kiếm sẽ phát hiện được cái gì đó ở dưới đáy biển để có thể khẳng định được điểm đỗ cuối cùng của chuyến bay MH370”.
Cuối tuần trước, thiết bị định vị của hải quân Mỹ đã thu được các tín hiệu được cho là tương thích với sóng hộp đen phát ra. Nhưng trong ngày Chủ nhật và thứ Hai, các cuộc thăm dò không thu được gì thêm khiến mọi người lo ngại khả năng bình điện của hộp đen bị cạn sau 30 ngày nên không thể tiếp tục phát sóng. Tuy nhiên kết quả mới thu được chiều tối qua lại làm loé thêm hy vọng tiếp cận gần với chiếc hộp đen hoặc xác chiếc máy bay mất tích.
Ông Angus Houston vẫn tỏ thận trọng. Trước báo giới tại Perth, ông nói: “Tôi nghĩ là chúng tôi đang tìm đúng khu vực, nhưng chúng tôi phải xác định được bằng mắt mảnh vỡ máy bay thì mới có thể khẳng định chắc chắn chiếc máy bay MH 370 đang nằm ở khu vực nào”.
Sau khi liên tiếp thu được các tín hiệu từ dưới đáy biển, các nhà tìm kiếm đã có thể thu hẹp lại vùng nghi vấn. Giai đoạn tiếp theo sẽ là việc đưa tàu lặn robot Bluefin-21 của Mỹ xuống vùng tìm kiếm ở độ sâu từ 4000 đến 5000 mét. Ông Houston cho biết, ông hy vọng “trong vài ngày tới các đội tìm kiếm sẽ phát hiện được cái gì đó ở dưới đáy biển để có thể khẳng định được điểm đỗ cuối cùng của chuyến bay MH370”.