Phát biểu tại tiểu ban quân lực của Hạ viện, ngày hôm qua, 08/04/2014, ông Chollet cho rằng, « các hành động quân sự của Nga tại Châu Âu và vùng Trung Á có thể dẫn đến việc Hoa Kỳ xem xét lại các lực lượng quân sự và nhu cầu của mình trong việc triển khai, tập trận và huấn luyện trong khu vực ». Tuy nhiên, quan chức này nói rõ là Washington « không tìm cách đối đầu » với Matxcơva.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Châu Âu đã giảm mạnh từ hai thập niên qua. Hiện nay, có 67 000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Châu Âu, chủ yếu tại Đức, với 40 000 quân, ở Ý có 11 000 và Anh là 9500. Vào cuối năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ có tới 285 000 quân tại châu lục này.
Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ không cho biết việc xem xét lại kế hoạch triển khai lực lượng quân sự ở Châu Âu sẽ ra sao, nhưng hiện nay, Washington đang phải đối mặt với các cắt giảm mạnh về ngân sách quốc phòng, cùng lúc phải tái bố trí một phần lực lượng sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong khuôn khổ chiến lược « xoay trục » sang khu vực này, được coi là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama.
Sau khi tố cáo Nga can thiệp quân sự bất hợp pháp vào Ukraina, ông Chollet nhận định rằng hành động của Matxcơva đã làm thay đổi « cảnh quan an ninh tại Châu Âu » và gây ra mất ổn định trong khu vực biên giới của Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO.
Để trấn an các nước Đông Âu, thành viên NATO, Hoa Kỳ đã cho triển khai thêm 6 máy bay tiêm kích ném bom F-15 tại các nước Bal-tic, điều 12 máy bay F-16 và 3 máy bay vận tải sang Ba Lan. Trong những ngày tới, khu trục hạm phóng tên lửa USS Donald Cook sẽ có mặt tại biển Đen.
Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo, việc những người biểu tình thân Nga chiếm giữ các trụ sở chính quyền Donetsk và Kharkov, ở miền đông Ukraina, « rất đáng quan ngại » và đây không phải là những cuộc biểu tình tự phát. Hành động của Nga tại miền đông Ukraina « rõ ràng là một sự leo thang rất nghiêm trọng ». Thế nhưng, áp lực của Matxcơva không dừng lại tại Ukraina và có tác động đến các lãnh thổ lân cận : Quân đội Nga có mặt tại Moldova. Lực lượng này, về lý thuyết đảm trách duy trì hòa bình, sẽ ủng hộ vùng Transnistria ly khai.
Hoa Kỳ lo ngại về tình hình an ninh tại Châu Âu trong bối cảnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương tỏ ra bất lực và kém hiệu quả. Hôm qua, sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp François Hollande, tại Paris, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cho biết : « Chúng tôi không thảo luận giải pháp quân sự, nhưng nếu Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraina, tôi dự tính là các trừng phạt kinh tế sẽ được đưa ra nhắm vào Matxcơva ».
Cuộc khủng hoảng Ukraina buộc Liên minh phải thúc đẩy nhanh cải cách, tích cực chuẩn bị cho kế hoạch phòng thủ chung trong tương lai, cụ thể là khả năng phối hợp tác chiến tốt hơn giữa quân đội của 28 thành viên và củng cố khả năng hợp tác trong lĩnh vực tình báo, phòng thủ tên lửa, kiểm soát không phận và vận tải hàng không. Tổng thư ký NATO cũng hối thúc các thành viên gia tăng sách quốc phòng, để duy trì bộ máy quân sự có hiệu quả. Thế nhưng, cuối cùng, lãnh đạo NATO vẫn đưa ra kết luận thể hiện sự trông cậy của Liên minh vào Hoa Kỳ : Căng thẳng với Nga cho thấy cam kết rất rõ ràng của Mỹ đối với an ninh tại Châu Âu.
Trong thời gian qua, tại Mỹ, có nhiều tiếng nói kêu gọi chính quyền Obama chú trọng hơn đến việc bảo đảm an ninh cho Châu Âu, đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ.
Sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Châu Âu đã giảm mạnh từ hai thập niên qua. Hiện nay, có 67 000 binh sĩ Mỹ đồn trú ở Châu Âu, chủ yếu tại Đức, với 40 000 quân, ở Ý có 11 000 và Anh là 9500. Vào cuối năm 1991, khi Liên Xô sụp đổ, Hoa Kỳ có tới 285 000 quân tại châu lục này.
Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ không cho biết việc xem xét lại kế hoạch triển khai lực lượng quân sự ở Châu Âu sẽ ra sao, nhưng hiện nay, Washington đang phải đối mặt với các cắt giảm mạnh về ngân sách quốc phòng, cùng lúc phải tái bố trí một phần lực lượng sang khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, trong khuôn khổ chiến lược « xoay trục » sang khu vực này, được coi là nền tảng trong chính sách đối ngoại của Tổng thống Barack Obama.
Sau khi tố cáo Nga can thiệp quân sự bất hợp pháp vào Ukraina, ông Chollet nhận định rằng hành động của Matxcơva đã làm thay đổi « cảnh quan an ninh tại Châu Âu » và gây ra mất ổn định trong khu vực biên giới của Liên minh Bắc Đại Tây Dương – NATO.
Để trấn an các nước Đông Âu, thành viên NATO, Hoa Kỳ đã cho triển khai thêm 6 máy bay tiêm kích ném bom F-15 tại các nước Bal-tic, điều 12 máy bay F-16 và 3 máy bay vận tải sang Ba Lan. Trong những ngày tới, khu trục hạm phóng tên lửa USS Donald Cook sẽ có mặt tại biển Đen.
Đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ cảnh báo, việc những người biểu tình thân Nga chiếm giữ các trụ sở chính quyền Donetsk và Kharkov, ở miền đông Ukraina, « rất đáng quan ngại » và đây không phải là những cuộc biểu tình tự phát. Hành động của Nga tại miền đông Ukraina « rõ ràng là một sự leo thang rất nghiêm trọng ». Thế nhưng, áp lực của Matxcơva không dừng lại tại Ukraina và có tác động đến các lãnh thổ lân cận : Quân đội Nga có mặt tại Moldova. Lực lượng này, về lý thuyết đảm trách duy trì hòa bình, sẽ ủng hộ vùng Transnistria ly khai.
Hoa Kỳ lo ngại về tình hình an ninh tại Châu Âu trong bối cảnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương tỏ ra bất lực và kém hiệu quả. Hôm qua, sau cuộc gặp với Tổng thống Pháp François Hollande, tại Paris, Tổng thư ký NATO, ông Anders Fogh Rasmussen cho biết : « Chúng tôi không thảo luận giải pháp quân sự, nhưng nếu Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraina, tôi dự tính là các trừng phạt kinh tế sẽ được đưa ra nhắm vào Matxcơva ».
Cuộc khủng hoảng Ukraina buộc Liên minh phải thúc đẩy nhanh cải cách, tích cực chuẩn bị cho kế hoạch phòng thủ chung trong tương lai, cụ thể là khả năng phối hợp tác chiến tốt hơn giữa quân đội của 28 thành viên và củng cố khả năng hợp tác trong lĩnh vực tình báo, phòng thủ tên lửa, kiểm soát không phận và vận tải hàng không. Tổng thư ký NATO cũng hối thúc các thành viên gia tăng sách quốc phòng, để duy trì bộ máy quân sự có hiệu quả. Thế nhưng, cuối cùng, lãnh đạo NATO vẫn đưa ra kết luận thể hiện sự trông cậy của Liên minh vào Hoa Kỳ : Căng thẳng với Nga cho thấy cam kết rất rõ ràng của Mỹ đối với an ninh tại Châu Âu.
Trong thời gian qua, tại Mỹ, có nhiều tiếng nói kêu gọi chính quyền Obama chú trọng hơn đến việc bảo đảm an ninh cho Châu Âu, đồng minh truyền thống của Hoa Kỳ.