Văn Quang – viết từ Sài Gòn
Ông Ngô Văn Khánh Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ. Người dân còn nhớ rất rõ EVN bị lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành: tính chi phí xây biệt thự, ... |
Sự việc này đang gây nhiều tai tiếng, nhưng tiếp sau đó, báo Người Cao Tuổi lại có loạt bài điều tra tiếp về ông Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ (Tổng TTCP) hiện đang đương chức liên quan đến kết luận thanh tra Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP, ông đã cắt giảm 6,500 tỉ đồng ($308.5 triệu đô) nhằm mục đích gì?
Người dân còn nhớ rất rõ EVN bị lỗ lớn vì đầu tư ngoài ngành: tính chi phí xây biệt thự, sân tennis vào… giá thành bán điện. Điều này khiến người dân phẫn nộ kéo theo rất nhiều nghi vấn về sự “thiếu minh bạch” của cơ quan thanh tra nhà nước, bỏ qua, làm lơ trước những sai phạm khác của Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam để tập đoàn này “rút ruột” người dân.
Hơn thế, kể từ 12g trưa ngày 19-3-2014 vừa qua giá xăng lại tăng 180 đồng ($0.01) càng làm dư luận sôi sục. Nhiều cây xăng “tranh thủ” tăng giá sớm khiến người lao động đã túng thiếu quanh năm càng lao đao.
Chính vì thế dư luận lại “chĩa mũi dùi” vào mớ tài sản khổng lồ của ông Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ, chẳng khác gì ông cựu Chánh TTCP Trần Văn Truyền.
Tài sản của ông Phó TTCP kê khai là bao nhiêu?
Được biết, trước khi được bổ nhiệm vị trí Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ, ông Ngô Văn Khánh phải kê khai tài sản và ông đã kê khai như sau:
Về bất động sản:
– Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2.
– Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10 – 15 triệu đồng/m2 – PV).
– Ngoài ra, ông Khánh còn là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân Hàng Quân Đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Xi-măng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng ($20,000) tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7.18 tỷ đồng ($341,000).
Bất ngờ trước khối tài sản "khủng này,” nhiều bạn đọc đã đặt nghi vấn, nhất là khi báo Người Cao Tuổi số 9 (1326) ngày 15/1/2014 đăng bài “Về kết luận thanh tra Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN): Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ “cắt giảm” hơn 6.000 tỉ đồng vi phạm,” tiếp theo số 12 (1329) ngày 21/1/2014 lại đăng bài “Kí kết luận thanh tra, ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP cắt giảm những khoản gì trong vi phạm của EVN cần xử lí?”
Theo thông tin từ các bài viết này thì ông Ngô Văn Khánh đã không thực hiện đúng chức trách, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan TTCP.
Về bất động sản:
– Có 2 nhà gồm: Nhà thứ nhất ở số 7/49/192 Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội diện tích 114m2 đất, và nhà thứ 2 ở số 9/49/192 (cùng địa chỉ trên) diện tích 248m2.
– Có 1.800m2 đất ở dự án Mê Linh (gần đền Hai Bà Trưng, giá đất thời điểm hiện nay 10 – 15 triệu đồng/m2 – PV).
– Ngoài ra, ông Khánh còn là cổ đông có cổ phiếu (CP) ở Ngân Hàng Quân Đội: 104.000 CP; Ngân hàng Nam Á: 27.900 CP; Ngân hàng Đông Á: 18.500 CP; Ngân hàng Liên Việt: 200.000 CP; Xi-măng Công Thanh: 100.000 CP; Công ty CP Thiết bị Bưu điện: 50.000 CP; Trái phiếu 425 triệu đồng ($20,000) tiền gửi tại Ngân hàng VIB: 7.18 tỷ đồng ($341,000).
Bất ngờ trước khối tài sản "khủng này,” nhiều bạn đọc đã đặt nghi vấn, nhất là khi báo Người Cao Tuổi số 9 (1326) ngày 15/1/2014 đăng bài “Về kết luận thanh tra Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN): Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ “cắt giảm” hơn 6.000 tỉ đồng vi phạm,” tiếp theo số 12 (1329) ngày 21/1/2014 lại đăng bài “Kí kết luận thanh tra, ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP cắt giảm những khoản gì trong vi phạm của EVN cần xử lí?”
Theo thông tin từ các bài viết này thì ông Ngô Văn Khánh đã không thực hiện đúng chức trách, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan TTCP.
Ông Khánh nói gì?
Trả lời phóng viên báo chí về số tài sản "khủng" của mình mà báo chí, dư luận đang xôn xao trong thời gian gần đây, ông Ngô Văn Khánh (Phó Tổng Thanh Tra Chính Phủ) cho rằng đó là chuyện của cơ quan chứ không còn là của riêng một cá nhân.
Ông Khánh cho biết thêm, trong sự việc mà dư luận đang bàn tán trên, ông đã xin ý kiến của Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh.
Sau đó, Tổng Thanh Tra Chính Phủ đã cho ý kiến rằng: Đây không không phải chuyện của riêng cá nhân tôi nữa. Vì vậy, cơ quan Thanh Tra Chính Phủ nói riêng và cơ quan chức năng của nhà nước liên quan nói chung sẽ có trả lời chính thức về việc này.
Ông Khánh cho biết thêm, trong sự việc mà dư luận đang bàn tán trên, ông đã xin ý kiến của Tổng Thanh Tra Chính Phủ Huỳnh Phong Tranh.
Sau đó, Tổng Thanh Tra Chính Phủ đã cho ý kiến rằng: Đây không không phải chuyện của riêng cá nhân tôi nữa. Vì vậy, cơ quan Thanh Tra Chính Phủ nói riêng và cơ quan chức năng của nhà nước liên quan nói chung sẽ có trả lời chính thức về việc này.
Báo Người Cao tuổi ‘kết tội’ như thế nào?
Lấy lý do nhiều bạn đọc là cán bộ lão thành, cựu chiến binh, người cao tuổi “bức xúc” về những hành vi mờ ám, độc đoán, vụ lợi, bất chấp kỉ cương, cố ý làm trái của ông Ngô Văn Khánh, người thực thi pháp luật, trong tay là “thượng phương bảo kiếm,” đóng vai trò “Bao Công” nhưng không thực hiện đúng chức trách, cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng, làm mất đoàn kết nội bộ, kỉ cương, phép nước không nghiêm, làm mất lòng tin của nhân dân đối với cơ quan TTCP, đông đảo bạn đọc yêu cầu Báo Người cao tuổi làm rõ thêm vụ việc nghiêm trọng này…
Phải chăng ông Ngô Văn Khánh lừa dối cả Thủ tướng?
Để bảo đảm tính trung thực, khách quan, Báo Người Cao Tuổi trích đăng nội dung “Đơn tố cáo dấu hiệu vi phạm pháp luật của ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng thanh tra Chính phủ” của một số cán bộ đang tại chức dưới quyền của ông Khánh gửi Tổng Biên tập Báo Người cao tuổi ngày 10/1/2014 nhằm giải đáp thêm những thắc mắc của bạn đọc. Cụ thể như sau:
“Ông Ngô Văn Khánh đã nhân danh cá nhân cố ý loại bỏ ra khỏi Dự thảo Kết luận thanh tra (KLTT) 6.500 tỉ đồng. Dự thảo này trước đó do một Phó Tổng Thanh tra khác kí gửi báo cáo đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trong đó nhiều nội dung loại bỏ khỏi Dự thảo là những vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng đã được chính đối tượng thanh tra (tức EVN – PV) và Đoàn Thanh tra cùng xác nhận. Cụ thể vụ việc như sau:
Tháng 11/2012, trước khi về hưu, Phó Tổng TTCP Nguyễn Văn Sản đã kí báo cáo (VB số 2835/TTCP-V.I ngày 31/10/2012) và Dự thảo KLTT gửi Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/11/2012 Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 2024/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, “Đồng ý với nội dung dự thảo KLTT tại Văn bản số 2835/TTCP-V.I ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ.”
Theo quy trình ban hành KLTT tại TTCP thì sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ tướng với Dự thảo KLTT thì sẽ ban hành chính thức KLTT. Vì ông Nguyễn Văn Sản nghỉ hưu từ ngày 1/1/2012 nên sau khi tiếp nhận vụ việc, sau nhiều lần yêu cầu Đoàn Thanh tra sửa lại Dự thảo KLTT theo hướng giảm bớt các nội dung vi phạm nhưng không được 14 thành viên Đoàn Thanh tra nhất trí, nên đến ngày 30/9/2013 ông Ngô Văn Khánh chính thức kí Kết luận số 2181/KL-TTCP ngày 30/9/2013. Nội dung bản kết luận chính thức đã bỏ đi gần 6.500 tỉ đồng được đánh giá là vi phạm cố ý, có hệ thống và được tính toán khá bài bản để cho EVN bù được món thua lỗ hàng chục nghìn tỉ đồng tại trụ sở EVN, đồng thời làm cho các công ty thành viên thuộc EVN luôn trong tình trạng lỗ, là một nguyên nhân để tăng giá điện rất hợp lí mà khó phát hiện ra.
“Ông Ngô Văn Khánh đã nhân danh cá nhân cố ý loại bỏ ra khỏi Dự thảo Kết luận thanh tra (KLTT) 6.500 tỉ đồng. Dự thảo này trước đó do một Phó Tổng Thanh tra khác kí gửi báo cáo đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý. Trong đó nhiều nội dung loại bỏ khỏi Dự thảo là những vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng đã được chính đối tượng thanh tra (tức EVN – PV) và Đoàn Thanh tra cùng xác nhận. Cụ thể vụ việc như sau:
Tháng 11/2012, trước khi về hưu, Phó Tổng TTCP Nguyễn Văn Sản đã kí báo cáo (VB số 2835/TTCP-V.I ngày 31/10/2012) và Dự thảo KLTT gửi Thủ tướng Chính phủ, ngày 30/11/2012 Văn phòng Chính phủ ra Thông báo số 2024/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, “Đồng ý với nội dung dự thảo KLTT tại Văn bản số 2835/TTCP-V.I ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Thanh tra Chính phủ.”
Theo quy trình ban hành KLTT tại TTCP thì sau khi có ý kiến đồng ý của Thủ tướng với Dự thảo KLTT thì sẽ ban hành chính thức KLTT. Vì ông Nguyễn Văn Sản nghỉ hưu từ ngày 1/1/2012 nên sau khi tiếp nhận vụ việc, sau nhiều lần yêu cầu Đoàn Thanh tra sửa lại Dự thảo KLTT theo hướng giảm bớt các nội dung vi phạm nhưng không được 14 thành viên Đoàn Thanh tra nhất trí, nên đến ngày 30/9/2013 ông Ngô Văn Khánh chính thức kí Kết luận số 2181/KL-TTCP ngày 30/9/2013. Nội dung bản kết luận chính thức đã bỏ đi gần 6.500 tỉ đồng được đánh giá là vi phạm cố ý, có hệ thống và được tính toán khá bài bản để cho EVN bù được món thua lỗ hàng chục nghìn tỉ đồng tại trụ sở EVN, đồng thời làm cho các công ty thành viên thuộc EVN luôn trong tình trạng lỗ, là một nguyên nhân để tăng giá điện rất hợp lí mà khó phát hiện ra.
Ông Khánh tự quyết định nhưng lại đổ cho tập thể
Trong cuộc họp báo vào ngày 15/10/2013, ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP đã viện dẫn 2 nội dung để gán trách nhiệm cho tập thể:
- Căn cứ ý kiến của Vụ Giám sát Thẩm định nên đã thay đổi. Thực tế Vụ Giám sát Thẩm định của TTCP không có ý kiến và không thẩm định các số liệu, chỉ thẩm định các cơ sở pháp lí để đi đến kết luận.
- Cuộc họp của tập thể lãnh đạo TTCP quyết định việc cắt giảm này. Thực tế tập thể lãnh đạo TTCP có họp nhưng không ai có ý kiến cụ thể, chỉ thống nhất giao lại cho Đoàn Thanh tra làm rõ căn cứ pháp lí, trực tiếp báo cáo Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh. Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh khi phê duyệt tờ trình của Phó Tổng Ngô Văn Khánh trình để ban hành Kết luận cũng chỉ ghi, “Đồng chí Khánh kí và chịu trách nhiệm.” Vụ I (Vụ Quản lí Đoàn Thanh tra) cũng không nhất trí với việc cắt giảm các nội dung so với bản dự thảo; cả 14 thành viên Đoàn Thanh tra không nhất trí với việc cắt giảm các nội dung so với dự thảo.
Như vậy, bản chất vụ việc là cá nhân ông Ngô Văn Khánh tự quyết định việc này nhưng lại thông báo trước báo chí là đã thông qua các đơn vị chức năng và tập thể lãnh đạo TTCP. Căn cứ KLTT được ông Khánh kí mà đã bỏ đi nội dung sai phạm 6.500 tỉ đồng, ngày 9/12/2013 Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản 442/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lí sau thanh tra tại EVN, trong đó đã không có những nội dung đã được bỏ đi trong dự thảo KLTT.”
- Căn cứ ý kiến của Vụ Giám sát Thẩm định nên đã thay đổi. Thực tế Vụ Giám sát Thẩm định của TTCP không có ý kiến và không thẩm định các số liệu, chỉ thẩm định các cơ sở pháp lí để đi đến kết luận.
- Cuộc họp của tập thể lãnh đạo TTCP quyết định việc cắt giảm này. Thực tế tập thể lãnh đạo TTCP có họp nhưng không ai có ý kiến cụ thể, chỉ thống nhất giao lại cho Đoàn Thanh tra làm rõ căn cứ pháp lí, trực tiếp báo cáo Phó Tổng TTCP Ngô Văn Khánh. Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh khi phê duyệt tờ trình của Phó Tổng Ngô Văn Khánh trình để ban hành Kết luận cũng chỉ ghi, “Đồng chí Khánh kí và chịu trách nhiệm.” Vụ I (Vụ Quản lí Đoàn Thanh tra) cũng không nhất trí với việc cắt giảm các nội dung so với bản dự thảo; cả 14 thành viên Đoàn Thanh tra không nhất trí với việc cắt giảm các nội dung so với dự thảo.
Như vậy, bản chất vụ việc là cá nhân ông Ngô Văn Khánh tự quyết định việc này nhưng lại thông báo trước báo chí là đã thông qua các đơn vị chức năng và tập thể lãnh đạo TTCP. Căn cứ KLTT được ông Khánh kí mà đã bỏ đi nội dung sai phạm 6.500 tỉ đồng, ngày 9/12/2013 Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản 442/TB-VPCP thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lí sau thanh tra tại EVN, trong đó đã không có những nội dung đã được bỏ đi trong dự thảo KLTT.”
Ông Ngô Văn Khánh bỏ đi 6,500 tỉ đồng như thế nào?
Báo Người Cao Tuổi đã dẫn chứng đầy đủ cách thức mà ông Khánh bỏ qua số tiền khổng lồ của EVN làm sai quy định để có lý do tăng tiền điện của dân. Nhưng quá nhiều chi tiết nên tôi chỉ xin tóm tắt để bạn đọc dễ theo dõi.
- Việc EVN chuyển lỗ từ Tập đoàn xuống các công ty 3.366 tỉ đồng bằng cách EVN tự quy định giá bán buôn nội bộ trái quy định của Nhà nước:
Nội dung 1: Theo Thông tư 08/2010/TT-BCT ngày 24/2/2010 giá bán buôn quy định là 718,1 đồng/kW; Thông tư 05/2011/TT-BCT ngày 25/2/2011 giá bán buôn quy định là 891,4 đồng/kW. Nhưng EVN đã tự ý xác định giá bán buôn nội bộ bình quân năm 2011 là 978,78 đồng/kW. Hậu quả làm cho các Tổng Công ty lỗ hơn 3.366 tỉ đồng – tương ứng làm tăng thu cho EVN số tiền này. Bản chất là cố ý vi phạm thẩm quyền để tăng thu nhằm bù vào khoản lỗ tại Tập đoàn.
- Nội dung 2: EVN tự ý phê duyệt chi phí truyền tải cho Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) thấp hơn chi phí truyền tải do Bộ Công Thương phê duyệt làm giảm doanh thu của NPT và tăng doanh thu cho EVN trên 165,5 tỉ đồng (chênh lệch giá thấp hơn giá của Bộ Công Thương quy định tại Thông tư nêu trên là 12,57 đồng x 13.162 triệu kW) tương đương số thuế thu nhập doanh nghiệp trốn là 41,3 tỉ đồng. Bên cạnh đó, do việc để lỗ ở Tập đoàn thì không có cách nào bù đắp được, do đó việc cố ý chuyển lỗ xuống các tổng công ty giải quyết được hai việc:
1- Che giấu được số lỗ do đầu tư (ngoài ngành) trái quy định và không hiệu quả tại EVN và không thể hạch toán được vào giá thành điện.
2- Việc tất cả các công ty sản xuất kinh doanh thuộc EVN luôn báo lỗ thì sẽ là cơ sở giải trình rất hợp lí để tăng giá điện.
- EVN bán điện cho “một nhóm đối tượng” với giá thấp hơn giá bình quân dẫn đến “chịu lỗ thay” cho nhóm này 2,421 tỉ đồng/ năm ($115,000). Số lỗ này lại đưa vào giá điện. EVN đã tự quyết định giá bán điện cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, xi-măng với giá thấp hơn giá bán điện bình quân với tổng sản lượng gần 11 triệu kWh chiếm gần 11.5% sản lượng điện thương phẩm trong năm 2011 và EVN đã phải “chịu lỗ” thay cho các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép, xi-măng (bao gồm cả các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…) số tiền hơn 2,100 tỉ đồng ($100,000). Trong khi các doanh nghiệp này luôn báo lãi hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng (công bố công khai trên thị trường chứng khoán). Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đã bán điện cho các tổ chức bán điện với giá thấp hơn giá bình quân và đã phải chịu lỗ hơn 211 tỉ đồng ($10 triệu). Số tiền này các tổ chức bán điện ở nông thôn được hưởng lợi chứ người dân không được hưởng, vì người dân vẫn phải mua điện với giá cao như bình thường.
- EVN cho vay và thu phí trái quy định 112 tỉ đồng nhưng lại đi vay 2,350 tỉ đồng và trả lãi hàng trăm tỉ đồng cho Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại không thuộc Tập đoàn.
Bản chất vẫn là biện pháp EVN tăng thu về để bù đắp khoản lỗ khổng lồ và các công ty sản xuất kinh doanh trực tiếp lại bị tăng chi phí làm tăng giá thành điện.
- Việc EVN chuyển lỗ từ Tập đoàn xuống các công ty 3.366 tỉ đồng bằng cách EVN tự quy định giá bán buôn nội bộ trái quy định của Nhà nước:
Nội dung 1: Theo Thông tư 08/2010/TT-BCT ngày 24/2/2010 giá bán buôn quy định là 718,1 đồng/kW; Thông tư 05/2011/TT-BCT ngày 25/2/2011 giá bán buôn quy định là 891,4 đồng/kW. Nhưng EVN đã tự ý xác định giá bán buôn nội bộ bình quân năm 2011 là 978,78 đồng/kW. Hậu quả làm cho các Tổng Công ty lỗ hơn 3.366 tỉ đồng – tương ứng làm tăng thu cho EVN số tiền này. Bản chất là cố ý vi phạm thẩm quyền để tăng thu nhằm bù vào khoản lỗ tại Tập đoàn.
- Nội dung 2: EVN tự ý phê duyệt chi phí truyền tải cho Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia (NPT) thấp hơn chi phí truyền tải do Bộ Công Thương phê duyệt làm giảm doanh thu của NPT và tăng doanh thu cho EVN trên 165,5 tỉ đồng (chênh lệch giá thấp hơn giá của Bộ Công Thương quy định tại Thông tư nêu trên là 12,57 đồng x 13.162 triệu kW) tương đương số thuế thu nhập doanh nghiệp trốn là 41,3 tỉ đồng. Bên cạnh đó, do việc để lỗ ở Tập đoàn thì không có cách nào bù đắp được, do đó việc cố ý chuyển lỗ xuống các tổng công ty giải quyết được hai việc:
1- Che giấu được số lỗ do đầu tư (ngoài ngành) trái quy định và không hiệu quả tại EVN và không thể hạch toán được vào giá thành điện.
2- Việc tất cả các công ty sản xuất kinh doanh thuộc EVN luôn báo lỗ thì sẽ là cơ sở giải trình rất hợp lí để tăng giá điện.
- EVN bán điện cho “một nhóm đối tượng” với giá thấp hơn giá bình quân dẫn đến “chịu lỗ thay” cho nhóm này 2,421 tỉ đồng/ năm ($115,000). Số lỗ này lại đưa vào giá điện. EVN đã tự quyết định giá bán điện cho một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, xi-măng với giá thấp hơn giá bán điện bình quân với tổng sản lượng gần 11 triệu kWh chiếm gần 11.5% sản lượng điện thương phẩm trong năm 2011 và EVN đã phải “chịu lỗ” thay cho các doanh nghiệp kinh doanh sắt thép, xi-măng (bao gồm cả các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài…) số tiền hơn 2,100 tỉ đồng ($100,000). Trong khi các doanh nghiệp này luôn báo lãi hàng trăm, hàng nghìn tỉ đồng (công bố công khai trên thị trường chứng khoán). Tổng Công ty Điện lực Miền Nam đã bán điện cho các tổ chức bán điện với giá thấp hơn giá bình quân và đã phải chịu lỗ hơn 211 tỉ đồng ($10 triệu). Số tiền này các tổ chức bán điện ở nông thôn được hưởng lợi chứ người dân không được hưởng, vì người dân vẫn phải mua điện với giá cao như bình thường.
- EVN cho vay và thu phí trái quy định 112 tỉ đồng nhưng lại đi vay 2,350 tỉ đồng và trả lãi hàng trăm tỉ đồng cho Công ty Cổ phần Nhiệt điện Phả Lại không thuộc Tập đoàn.
Bản chất vẫn là biện pháp EVN tăng thu về để bù đắp khoản lỗ khổng lồ và các công ty sản xuất kinh doanh trực tiếp lại bị tăng chi phí làm tăng giá thành điện.
Báo Người Cao Tuổi kết luận
Ông Ngô Văn Khánh, Phó Tổng TTCP đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, lợi dụng danh nghĩa tập thể lãnh đạo TTCP công nhiên giúp một số cá nhân trong EVN che giấu các hành vi vi phạm pháp luật, che giấu sự thật trước Thủ tướng Chính phủ và toàn thể nhân dân, để người dân chịu tăng giá điện là dấu hiệu một nhóm người đang thao túng chính sách!
Chúng tôi trân trọng kính đề nghị các cơ quan pháp luật chỉ đạo làm rõ vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này, hơn nữa nó lại do một vị lãnh đạo của cơ quan đứng đầu về chống tham nhũng thực hiện.”
Chúng tôi trân trọng kính đề nghị các cơ quan pháp luật chỉ đạo làm rõ vụ việc đặc biệt nghiêm trọng này, hơn nữa nó lại do một vị lãnh đạo của cơ quan đứng đầu về chống tham nhũng thực hiện.”
Kê khai tài sản chỉ là hình thức
Hiện nay dư luận cả nước ngày càng nóng quanh những bài báo viết về khối tài sản rất lớn của quan chức đang công tác tại Thanh Tra Chính Phủ. Không thể nào tránh khỏi chuyện bàn tán khi nhìn vào khối tài sản rất lớn mà vị quan chức này kê khai.
Tính sơ thì số tài sản này lớn hơn rất nhiều mức thu nhập của vị quan chức. Nói cách khác, nếu chỉ dựa vào đồng lương cán bộ, công chức thì không thể dành dụm được số tài sản lớn tới vậy, cho dù có mức lương cao nhất trong hệ thống hành chính của VN đi chăng nữa.
Theo Luật Phòng chống tham nhũng - có hiệu lực từ năm 2007-việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức được coi là một biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng. Quan trọng là thế song việc kê khai tài sản hằng năm thường diễn ra một cách hình thức, hời hợt theo kiểu làm cho có. Cán bộ, công chức cứ “tự giác” kê khai rồi để đấy mà chưa thấy trường hợp nào phải yêu cầu giải trình, làm rõ để từ đó có thể phát hiện tham nhũng, tiêu cực, nhất là đối với những trường hợp có tài sản lớn hơn nhiều lần so với đồng lương cán bộ, công chức.
Nếu chỉ dựa vào sự tự giác mà không đi kèm với kiểm tra, xác minh tường tận thì việc kê khai tài sản sẽ chỉ là hình thức và không thể trở thành một biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Tính sơ thì số tài sản này lớn hơn rất nhiều mức thu nhập của vị quan chức. Nói cách khác, nếu chỉ dựa vào đồng lương cán bộ, công chức thì không thể dành dụm được số tài sản lớn tới vậy, cho dù có mức lương cao nhất trong hệ thống hành chính của VN đi chăng nữa.
Theo Luật Phòng chống tham nhũng - có hiệu lực từ năm 2007-việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức được coi là một biện pháp quan trọng để phòng chống tham nhũng. Quan trọng là thế song việc kê khai tài sản hằng năm thường diễn ra một cách hình thức, hời hợt theo kiểu làm cho có. Cán bộ, công chức cứ “tự giác” kê khai rồi để đấy mà chưa thấy trường hợp nào phải yêu cầu giải trình, làm rõ để từ đó có thể phát hiện tham nhũng, tiêu cực, nhất là đối với những trường hợp có tài sản lớn hơn nhiều lần so với đồng lương cán bộ, công chức.
Nếu chỉ dựa vào sự tự giác mà không đi kèm với kiểm tra, xác minh tường tận thì việc kê khai tài sản sẽ chỉ là hình thức và không thể trở thành một biện pháp để ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực.
Những khoảng trống của pháp luật VN
Ở một số nước, với những quan chức chính phủ, người lãnh đạo trong cơ quan bảo vệ pháp luật, quy định pháp luật khá cụ thể, rõ ràng nhằm minh bạch, công khai tài sản của người đó và đó là một giải pháp chống tham nhũng, rửa tiền khá hiệu quả. Chẳng hạn, theo các quy định luật về phòng, chống tham nhũng của Pháp, nếu một cán bộ không thể giải thích đầy đủ nguồn gốc tài sản thì tài sản đó có thể bị tịch thu.
Còn ở Việt Nam, pháp luật hiện hành chưa quy định về kê khai, công khai tài sản của cán bộ do Trung ương quản lý nhưng đã nghỉ hưu. Đây là một kẽ hở mà thực tế, đã có nhiều ví dụ cho thấy, cán bộ, quan chức cao cấp, sau khi nghỉ hưu mới mua sắm xe hơi đắt tiền, xây biệt thự khủng… để tránh việc quản lý về kê khai, công khai tài sản hiện hành và cũng để tránh điều tiếng khi còn đương chức.
Đáng lưu ý, theo tìm hiểu của báo Pháp Luật về kê khai, công khai tài sản của Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản với khối tài sản tăng thêm (tài sản là bất động sản hoặc tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên) chứ không quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc với toàn bộ khối tài sản. Quy định về giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm này cũng chỉ mới được thực hiện từ năm 2013. Ngoài ra, ngay cả trường hợp phát hiện kê khai, giải trình không trung thực hoặc không kê khai thì cán bộ liên quan cũng chỉ chịu các hình thức kỷ luật tương ứng với mức cao nhất là bị cách chức. Riêng khối tài sản bất minh (không giải trình được nguồn gốc) thì chưa có văn bản quy định nào đề cập đến việc xử lý. Cũng không có quy định nào về việc phải xem các vụ việc tài sản bất minh ấy là dấu hiệu để điều tra hành vi tham nhũng của những người liên quan.
Rõ ràng, đây là những kẽ hở pháp luật mà Việt Nam cần phải tiến tới hoàn thiện để phù hợp với đòi hỏi từ yêu cầu chống quốc nạn tham nhũng.
Theo báo VNNet: Một đặc điểm thực tế rất căn bản giữa quan chức các quốc gia văn minh và quan chức nước Việt có nhiều khác biệt. Ở các quốc gia văn minh, nhiều vị trước khi trở thành quan chức cao cấp, đều đã là những doanh nhân, đại gia giàu có, có đầu óc hơn người. Còn ở xã hội VN, nhiều vị quan chức chỉ trở nên giàu có hơn người sau khi có "cái ghế.” Thế nên mới có khái niệm đặc quyền, đặc lợi là vậy.
Và vì công khai, minh bạch còn là… của quý và hiếm, nên những vụ biệt thự, dinh thự khủng của các quan chức cứ nổi lên giữa cơn bão dư luận, để rồi ít lâu, lại từ từ chìm xuồng.
Thật ra việc kê khai tài sản muốn có hiệu quả thiết thực cần phải có sự giám sát của người dân và trách nhiệm của nhà nước là phải công khai trả lời tiếng nói của công luận. Người dân đang trông đợi Chính Phủ trả lời về tài sản của hai ông đứng đầu ngành thanh tra, một đã “hạ cánh” và một vị còn đương chức. Nếu tài sản của các ông ấy làm ra cần chứng minh đầy đủ để người dân được biết, nếu còn mập mờ, có dấu hiệu như kê gian thì đúng là đã có tham nhũng, cần phải trừng trị đúng pháp luật để tìm lại chút niềm tin cho người dân.
Văn Quang, 21-3-2014
Còn ở Việt Nam, pháp luật hiện hành chưa quy định về kê khai, công khai tài sản của cán bộ do Trung ương quản lý nhưng đã nghỉ hưu. Đây là một kẽ hở mà thực tế, đã có nhiều ví dụ cho thấy, cán bộ, quan chức cao cấp, sau khi nghỉ hưu mới mua sắm xe hơi đắt tiền, xây biệt thự khủng… để tránh việc quản lý về kê khai, công khai tài sản hiện hành và cũng để tránh điều tiếng khi còn đương chức.
Đáng lưu ý, theo tìm hiểu của báo Pháp Luật về kê khai, công khai tài sản của Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định trách nhiệm giải trình về nguồn gốc tài sản với khối tài sản tăng thêm (tài sản là bất động sản hoặc tài sản khác có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên) chứ không quy định trách nhiệm giải trình nguồn gốc với toàn bộ khối tài sản. Quy định về giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm này cũng chỉ mới được thực hiện từ năm 2013. Ngoài ra, ngay cả trường hợp phát hiện kê khai, giải trình không trung thực hoặc không kê khai thì cán bộ liên quan cũng chỉ chịu các hình thức kỷ luật tương ứng với mức cao nhất là bị cách chức. Riêng khối tài sản bất minh (không giải trình được nguồn gốc) thì chưa có văn bản quy định nào đề cập đến việc xử lý. Cũng không có quy định nào về việc phải xem các vụ việc tài sản bất minh ấy là dấu hiệu để điều tra hành vi tham nhũng của những người liên quan.
Rõ ràng, đây là những kẽ hở pháp luật mà Việt Nam cần phải tiến tới hoàn thiện để phù hợp với đòi hỏi từ yêu cầu chống quốc nạn tham nhũng.
Theo báo VNNet: Một đặc điểm thực tế rất căn bản giữa quan chức các quốc gia văn minh và quan chức nước Việt có nhiều khác biệt. Ở các quốc gia văn minh, nhiều vị trước khi trở thành quan chức cao cấp, đều đã là những doanh nhân, đại gia giàu có, có đầu óc hơn người. Còn ở xã hội VN, nhiều vị quan chức chỉ trở nên giàu có hơn người sau khi có "cái ghế.” Thế nên mới có khái niệm đặc quyền, đặc lợi là vậy.
Và vì công khai, minh bạch còn là… của quý và hiếm, nên những vụ biệt thự, dinh thự khủng của các quan chức cứ nổi lên giữa cơn bão dư luận, để rồi ít lâu, lại từ từ chìm xuồng.
Thật ra việc kê khai tài sản muốn có hiệu quả thiết thực cần phải có sự giám sát của người dân và trách nhiệm của nhà nước là phải công khai trả lời tiếng nói của công luận. Người dân đang trông đợi Chính Phủ trả lời về tài sản của hai ông đứng đầu ngành thanh tra, một đã “hạ cánh” và một vị còn đương chức. Nếu tài sản của các ông ấy làm ra cần chứng minh đầy đủ để người dân được biết, nếu còn mập mờ, có dấu hiệu như kê gian thì đúng là đã có tham nhũng, cần phải trừng trị đúng pháp luật để tìm lại chút niềm tin cho người dân.
Văn Quang, 21-3-2014