Điện không dây - công nghệ của tương lai



Ảnh minh họa.
Không lâu nữa, việc truyền tải điện năng sẽ dễ dàng như internet không dây...
Tiến sỹ Katie Hall đã ngạc nhiên khi thấy một bóng đèn điện tỏa sáng giữa phòng mà không có dây gắn vào nguồn điện. Khi nhìn lại, bà phát hiện đó chỉ là một thí nghiệm. Bà bước lại phía bóng đèn để quan sát kỹ hơn. Thật kỳ diệu, bóng đèn vẫn bật sáng. Bà thốt lên: "Cần phải tìm hiểu điều này. Đây chính là tương lai".

Katie Hall, Giám đốc Công nghệ tại WiTricity - một trong những công ty tiên phong trong lĩnh vực công nghệ "cộng hưởng không dây" giải thích: "Chúng tôi truyền tải điện năng mà không cần đến dây dẫn. Chúng tôi truyền điện vào không khí thông qua từ trường. Khi bạn mang một thiết bị vào từ trường, nó tạo ra một dòng điện trong thiết bị và bằng cách đó bạn có thể truyền điện". Chính vì thế, bóng đèn trong thí nghiệm trên đã bật sáng.
Về độ an toàn, tiến sỹ Hall đảm bảo trong thực tế, các từ trường được dùng để truyền tải năng lượng là "tuyệt đối an toàn". "Chúng cũng giống như dạng từ trường được dùng trong các bộ định tuyến Wi-Fi. Và trong tương lai, việc truyền tải năng lượng không dây trong nhà sẽ dễ dàng như internet không dây", bà nói.
Nếu mọi việc diễn ra theo đúng lộ trình mà WiTricity phát triển, các thiết bị cầm tay sẽ được sạc ngay trong túi người dùng khi họ đi lại chứ không cần cắm vào ổ điện. Tivi sẽ phát mà không cần dây điện và xe ô tô điện sẽ tự động nạp nhiên liệu khi đang chạy.
Trên thực tế, WiTricity đã trình diễn khả năng sạc điện cho laptop, điện thoại di động và ti vi bằng cách gắn các cuộn dây cộng hưởng vào pin. Và mới đây, tại CES 2014, WiTricity đã giới thiệu bộ sạc không dây đầu tiên dành cho cả iPhone 5s và iPhone 5.
Tiến sỹ Hall đã thấy tương lai cho các thiết bị điện trong nhà khi không phải lệ thuộc vào dây điện. Bà hào hứng: "Cuộc sống sẽ dễ dàng hơn nhiều. Bạn lái xe về nhà và bạn không cần vào trạm xăng, không cần cắm điện sạc cho xe. Tôi thậm chí không dám hình dung mọi thứ sẽ thay đổi thế nào khi chúng ta sống trong môi trường điện không dây".
Đằng sau những ứng dụng giúp tiết kiệm công sức, tiến sỹ Hall còn nhìn thấy tương lai của điện không dây sẽ tạo nên một cuộc cách mạng. Lần đầu nhìn thấy bóng điện không dây, bà ngay lập tức nghĩ về công nghệ y tế - các thiết bị được cấy dưới da có thể được sạc mà không cần chạm vào. Hiện WiTricity cũng đang hợp tác với một công ty chuyên về thiết bị y tế để phát triển các thiết bị trợ tim mà không cần pin. Công nghệ đã mở ra cánh cửa cho bất kỳ thiết bị điện tử di động nào vẫn phải phụ thuộc vào pin.
Theo tiến sỹ Hall, ý tưởng về việc loại bỏ các loại dây dẫn sẽ giúp con người thiết kế lại mọi thứ theo cách mới. Điều này khiến cho các thiết bị và mọi thứ chúng ta tương tác trở nên hiệu quả và thiết thực hơn, thậm chí có thể mang nhiều chức năng hiện đại hơn.
Tuy nhiên, WiTricity đang gặp một thách thức lớn là làm sao để tăng khoảng cách truyền điện hiệu quả. Tiến sỹ Hall cho rằng, khoảng cách này phụ thuộc vào kích cỡ của cuộn dây và mục tiêu mà WiTricity hướng đến là tối ưu hóa khoảng cách truyền tải điện trong những thiết bị nhỏ gọn. Vì vậy, WiTricity đang hy vọng về một sáng tạo mới: những chiếc pin sạc lại không dây kích cỡ AA.
Năm 2006, giáo sư vật lý Marin Soljacic tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ) đã truyền điện không dây qua một phòng để thắp sáng bóng đèn 60watt. Soljacic điều chỉnh trường điện từ trong cuộn dây cho và nhận khiến chúng cộng hưởng ở cùng một tần số, quá trình này được biết đến hiệu quả hơn và an toàn hơn so với những nỗ lực của Tesla.
Năm 1899, kỹ sư người Serbia tên là Nikola Tesla xây dựng một cuộn dây điện cao 50m, mang dòng điện 12 triệu volt ở Colorado Springs và ông truyền điện không dây qua quãng đường không khí làm phát sáng 200 bóng đèn. Sau khi bật công tắc, tia chớp nhảy ra khỏi cuộn dây nhưng không ai bị tổn thương. Thí nghiệm của Tesla đã chứng minh rằng bản thân trái đất có thể sử dụng để dẫn điện, không cần thiết phải có dây dẫn. Ông cũng thử nghiệm với hiện tượng cảm ứng điện từ, một hiện tượng vật lý phát hiện trước đó 70 năm bởi nhà khoa học Michael Faraday. Đối với hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường thay đổi xung quanh nam châm điện tạo ra dòng điện trong một dây dẫn gần đó, năng lượng điện trong không khí tồn tại như một từ trường.
Tương lai không xa, nhiều hệ thống điện mới sẽ ra đời, điện năng truyền từ nguồn phát tới thiết bị sử dụng mà không cần nhờ dây dẫn, được cho là khá an toàn với người sử dụng.



Diễn Tú (theo CNN)



 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors