Tàu vận tải thương mại Cygnus đã được phóng lên trạm không gian ISS


  1. Cygnus_01.

    NASA và tập đoàn Orbital Sciences (Dulles, Virginia) đã chính thức phóng tàu vũ trụ vận tải thương mại Cygnus lên trạm không gian quốc tế ISS. Con tàu chở hàng không người lái rời bệ phóng Mid-Atlanti Regional Spaceport Pad-0A thuộc trung tâm không gian Wallops của NASA vào 10:58 AM giờ EDT (khoảng 11 giờ tối hôm qua theo giờ Việt Nam) trên tên lửa đẩy Orbital Antares. Lần phóng này cũng nhằm mục tiêu kiểm tra mức độ phù hợp của Cygnus với nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa đến ISS.

    11 phút sau khi cất cánh, bộ phận điều khiển sứ mạng đã xác nhận Cygnus và tên lửa Antares đã tách rời từ giai đoạn đốt 2 và bắt đầu triển khai các tấm pin mặt trời. Hiện tại, Cynus đã bay trên quỹ đạo Trái Đất ở tốc độ 28.100 km/h. Con tàu Cygnus hôm nay được đặt tên riêng là G. David Low - một phi hành gia kì cựu của NASA qua đời năm 2008 và đây cũng là con tàu đầu tiên được phóng tại trung tâm Wallops đến ISS.

    Trong cùng thời điểm, 3 thành viên phi hành đoàn ISS Expedition 37 đã quan sát quá trình phóng Cygnus qua một máy tính trong mô-đun Destiny. 2 phi hành gia đã dành ra 1 ngày để kiểm kê hàng hóa và lên kế hoạch dỡ hàng từ Cygnus trước khi chuyển ngược rác thải từ ISS lên tàu. Đồng thời, họ cũng thực hiện công tác tập huấn ráp nối Cygnus với trạm.

    Cygnus_03.

    Trong 4 ngày tới, Cygnus sẽ kích hoạt động cơ để bắt kịp quỹ đạo của ISS và trải qua một loạt các bài kiểm tra về khả năng định hướng, tạm hoãn các thủ tục và hệ thống liên lạc. Hoạt động thao diễn với trạm không gian được lên lịch thực hiện vào chủ nhật, 22 tháng 9. Khi đó, con tàu sẽ điều chỉnh các hướng bay và trạng thái, tạm dừng tại nhiều khoảng cách so với ISS. Trong khi đó, phi hành đoàn Expedition 37 sẽ kiểm tra an toàn trước khi cho phép tàu xâm nhập vào khu vực 200 m và tiếp cận đủ gần để cánh tay robot Canadarm có thể tóm lại và chuyển đến cổng ráp nối vào 7:25 AM giờ CDT (7:25 tối theo giờ Việt Nam).

    Một khi mọi thứ đã đảm bảo, phi hành đoàn sẽ bốc dỡ 589 kg hàng hóa từ Cygnus bao gồm nước, văn phòng phẩm, thức ăn và quần áo. Đây là một chuyến bay trình diễn nên Cygnus sẽ không tải đủ.

    Sau khoảng 30 ngày, Cygnus sẽ rời ISS. Không giống như tàu SpaceX Dragon hạ cánh xuống Thái Bình Dương, Cygnus là tàu vận tải một chiều. Với rác thải từ ISS trong khoang, con tàu sẽ ngắt kết nối với trạm, kích hoạt các tên lửa và trở lại khí quyển Trái Đất sau 2 ngày. Tại dây, con tàu sẽ bốc cháy và rơi xuống Nam Thái Bình Dương.

    Cygnus và tên lửa đẩy Antares được phát triển theo hợp đồng vận tải thương mại trị giá 1,9 tỉ USD và là một phần của chương trình Các dịch vụ vận tải quỹ đạo thương mại của NASA. Các công ty tham gia khác như SpaceX và tập đoàn Sierra Nevada cũng đang phát triển các tàu vũ trụ tương tự và hệ thống phóng với hy vọng đảm bảo hợp đồng thương mại nhằm cung cấp hàng hóa thường xuyên cho ISS.

    David W. Thompson, chủ tịch Orbital kiêm giám đốc điều hành tập đoàn cho biết: "Antares là tên lửa đẩy lớn nhất và phức tạp nhất mà Orbital từng sản xuất. Sau lần phóng đầu tiên thành công mỹ mãn vào tháng 4, chúng tôi đã chủ động chuẩn bị cho lần phóng quan trọng tiếp theo với một cột mốc rất đáng chờ đợi. Cùng vậy, Cygnus là một trong những tàu vũ trụ tinh vi nhất mà Orbital từng phát triển và chế tạo. Là một phần thuộc chương trình Space Station, nó đáp ứng các yêu cầu của NASA về mức độ an toàn. Nhóm kỹ sư và điều hành của chúng tôi đã rất phấn khích khi được phóng và chỉ đạo sứ mạng. Họ đã làm việc không ngừng nghỉ từ 5 năm trước."

    Theo các kế hoạch, Orbital sẽ bắt đầu thực hiện các chuyến bay chính quy đến trạm không gian vào tháng 12 theo hợp đồng vận tải 20.000 kg hàng hóa trong 8 sứ mạng đến hết năm 2016.


    Theo: Gizmag


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors