Bài xã luận của báo The Business Times ở Singapore nhận định là các quốc gia láng giềng của Nhật đã chịu hết nổi về vụ phóng xạ tại Nhật. Khi xảy ra tai nạn tại nhà máy hạt nhân Fukushima sau cơn sóng thần năm 2011 thì cộng đồng thế giới rất là thông cảm. Nhưng hai năm sau thì ai nấy cũng bực mình.
Giới thẩm quyền tại Nhật đã thất bại trong việc ngăn chận phóng xạ vì bất tài và vì tự ái hão. Đã vậy lại còn tìm cách che mắt thế giới về sự thất bại của họ. Khi mà họ nhìn nhận là tầm cỡ của cơn khủng hoảng này ảnh hưởng đến thế giới thì đã muộn rồi. Nhật Bản đã nhìn nhận là có một hồ nước nhiễm phóng xạ hình thành ngầm dưới đất mà nó có thể nhiễm ra tới Thái Bình Dương. Và nếu mà xảy ra thêm một cuộc động đất nữa thì các bể nước chứa có thể gãy nứt và tuôn trào ra một khối lượng lớn nước phóng xạ.Theo báo South China Morning Post ở Hồng Kông thì mối đe dọa này thật là vô cùng khó chịu vì chính phủ Nhật và công ty điện lực TEPCO trước đó hàm ý là mọi chuyện tốt đẹp. Nhưng bây
giờ mối đe dọa lại nâng cao và độ hiểm nguy cao bằng lúc động đất xảy ra. Sự yên lặng như tờ từ các giới chức và giới kỹ nghệ hạt nhân tại Nhật không thể nào hiểu được. Tuy nhiên Tokyo đã bắt đầu thông tin đầy đủ và kịp thời về số lượng nước phóng xạ rò rỉ và nỗ lực ngăn chận.
Theo tờ The Korea Times tại Nam Hàn thì việc thiếu minh bạch đã làm tổn hại đến kinh tế các quốc gia láng giềng. Nam Hàn đủ gần sát bên Nhật Bản để bị ảnh hưởng nặng nề bởi lượng nước phóng xạ rò rỉ. Nam Hàn không thể hiểu được tại sao Nhật Bản lờ đi các yêu cầu cung cấp thông tin. Người tiêu thụ tại Nam Hàn đã bắt đầu xa lánh các loại hải sản địa phương.
Tờ Mainichi Shimbun tại Nhật cho rằng tai biến vừa rồi là một đòn nặng nề giáng xuống uy tín của Nhật Bản. Từ lúc lên nhậm chức vào cuối năm 2012, Thủ Tướng Shinzo Abe đã ủng hộ mạnh mẽ kỹ nghệ điện lực hạt nhân, thúc đẩy việc mở lại các lò hạt nhân tại Nhật và cổ võ việc bán các lò hạt nhân của Nhật ra nước ngoài. Nhưng nếu việc giải quyết Fukushima tiếp tục đi xuống thì tăm tiếng của mức độ an toàn của kỹ thuật hạt nhân Nhật Bản chẳng còn nghĩa lý gì cả. Ưu tiên hàng đầu của Thủ Tướng Abe bây giờ là không phải đổ thừa lỗi cho TEPCO nữa mà phải lo ngăn chận việc rò rỉ.
Tờ The Japan Times thì nghĩ rằng cần phải có kiến thức chuyên môn của nước ngoài. Thí dụ như Nga đã chế ra những kỹ thuật ngăn chận mới sau vụ nổ lò hạt nhân Chernobyl vào năm 1986 và giới chuyên gia Mỹ tại Hanford, tiểu bang Washington, nơi mà nguyên liệu Plutonium được chế tạo và lưu trữ, đã có nhiều kinh nghiệm đối phó với những vấn đề như nhiễm phóng xạ mạch nước ngầm. Công ty TEPCO cho đến nay đã từ chối sự trợ giúp của nước ngoài vì tự ái quốc gia. Nhưng tai tọa hạt nhân không còn là vấn đề nội tại của địa phương vì phóng xạ lây lan rất dễ dàng. Nếu phải nhờ cậy đến kiến thức nước có làm ảnh hưởng đến việc buôn bán kỹ nghệ hạt nhân Nhật Bản cho các nước khác thì đó là cái giá buộc phải trả.
Và sau đây là hình ảnh một số dị dạng đã xuất hiện nơi cây trái trong vùng quanh lò Fukushima. Câu hỏi rùng rợn kế tiếp là bao giờ các dị dạng sẽ xuất hiện nơi con người, đặc biệt là các thai nhi?
Và sau đây là hình ảnh một số dị dạng đã xuất hiện nơi cây trái trong vùng quanh lò Fukushima. Câu hỏi rùng rợn kế tiếp là bao giờ các dị dạng sẽ xuất hiện nơi con người, đặc biệt là các thai nhi?
Mời xem thêm hình ảnh ở đường nối sau đây:
http://diendanctm.blogspot.com.au/2013/09/hai-hung-fukushima.html