Pháp và tham vọng tại châu Á


Tổng thống Pháp François Hollande (T), tổng thống Bulgari Rosen Asenov Plevneliev (G) và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tại Thượng đỉnh Á- Âu ASEM, Vientiane, Lào, 05/11/2012
Tổng thống Pháp François Hollande (T), tổng thống Bulgari Rosen Asenov Plevneliev (G) và thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, tại Thượng đỉnh Á- Âu ASEM, Vientiane, Lào, 05/11/2012
REUTERS/Damir Sagolj

Lê Vy
Sau Ấn Độ và Trung Quốc, tuần này, tổng thống Pháp François Hollande có chuyến công du Nhật Bản. Chính sách ngoại giao của tổng thống Hollande đã chuyển trục sang châu Á, một châu lục đang tăng trưởng mạnh mẽ. Thế nhưng, những thách thức đặt ra cũng không hề ít. Báo Le Figaro hôm nay đặc biệt quan tâm đến sự kiện này qua bài viết : « Pháp có đủ phương tiện hay không cho tham vọng của mình tại châu Á ? »

Bài báo đánh giá, trong chiến lược tiến gần đến các nước châu Á, Pháp không thiếu chủ bài, nhưng Paris phải đối mặt với các đối thủ trong Liên Hiệp châu Âu mà nặng ký nhất là Đức. Các quốc gia châu Á thì đang lo ngại trước khủng hoảng tại châu Âu. Báo Le Figaro phỏng vấn ông Alain Barluet.
Về câu hỏi : « Làm thế nào mà tổng thống Hollande gặp gỡ được châu Á ? », tờ báo nhận định : Một tổng thống tiền nhiệm vốn yêu thích văn hóa châu Á là ông Jacques Chirac. Trong văn phòng của ông có trưng bày rất nhiều nghệ thuật Á châu. Hay như cựu tổng thống Sarkozy cũng từng giễu ông Chirac vì ông rất đam mê môn sumo của Nhật. Từ một năm nay, tổng thống Hollande bắt đầu chuyển hướng công du sang châu Á, Theo nguồn tin từ điện Elysée, trong vòng một năm, phủ tổng thống Pháp đã tiếp 20 nguyên thủ quốc gia châu Á. Tỷ trọng thâm hụt thương mại của Pháp là 70 tỷ euro, trong đó có 25 tỷ với châu Á và 20 tỷ với Trung Quốc. Tình cảnh này buộc ông Hollande phải hành động. Một số chuyến công du khác của tổng thống tại châu Á sẽ diễn ra sắp tới, đáng chú ý là tại Việt Nam và Indonesia và một hợp tác chiến lược sẽ được ký kết sau đó.
Trước tham vọng mở rộng quan hệ tại châu Á, liệu Pháp có được trang bị đầy đủ để đối đầu với thị trường châu Á ? Với từng nước khác nhau, một số lĩnh vực chiến lược được đặt ra. Ví dụ như đối với Trung Quốc là các lĩnh vực sức khỏe, lương thực thực phẩm, phát triển đô thị bền vững. Một con bài chiến lược khác của Paris tại Trung Quốc là có một cộng đồng Pháp kiều khá cao : 15 000 tại Hồng Kông và 20 000 tại Thượng Hải. Thế nhưng, một số doanh nhân cũng lưu ý rằng châu Á có thể trở thành mồ chôn các công ty vừa và nhỏ. Làm việc với châu Á không hề đơn giản chút nào bởi vì nơi này được mệnh danh là thiên đường của các rào cản phi thuế quan như các tiêu chí kỹ thuật. Một thách thức khác đặt ra trước mắt nước Pháp là làm sao thu hút được các nhà đầu tư châu Á khi mà thuế khóa nặng nề luôn là mối nghi ngại của họ. Hơn nữa, rào cản về văn hóa cũng đặc biệt quan trọng trong việc làm ăn của hai bên. Một số phản ứng theo kiểu « kinh tế theo chủ nghĩa dân tộc » như của bộ trưởng Montebourg làm cho các nhà đầu tư châu Á có cảm tưởng mình không được hoan nghênh tại Pháp.
Pháp có đủ trọng lượng trên bàn cờ chiến lược châu Á hay không ? Hiện nay, dấu ấn chiến lược của Pháp tại châu Á còn rất mờ nhạt. Với tư cách là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Pháp có một lợi điểm hơn Đức, nhưng sự hiện diện kinh tế và cộng đồng doanh nhân Pháp tại châu Á còn kém so với Đức. Đối với một số quốc gia châu Á muốn tránh đối mặt với Washington thì việc lựa chọn Pháp chính là sự đa dạng hóa đối tác làm ăn. Đây còn là cầu nối với cả Liên Hiệp Châu Âu. Một nhà ngoại giao phân tích : « Không giống như Hoa Kỳ, sự chuyển trục của Pháp sang châu Á không mang tính chiến lược mà mang tính kinh tế và ngoại giao ». Paris đã bỏ qua tham vọng của « sự chuyển trục chiến lược » do trong bối cảnh cắt giảm ngân sách, thắt lưng buộc bụng. Thế nhưng, Pháp cũng có thể tận dụng châu Á, nơi có chi tiêu quốc phòng ngày càng cao, để làm nơi buôn bán các phương tiện quân sự như gần đây, Pháp vừa mới giao một tàu tuần dương cho Malaisia.
Hiện nay, về lĩnh vực du lịch, một triệu du khách đến Pháp hàng năm. Ngoài ra, Pháp còn thu hút nhiều sinh viên, nghệ sĩ, doanh nhân. Có 35 000 sinh viên Trung Quốc du học tại Pháp, nhưng chỉ có 3000 sinh viên Ấn Độ, 2000 sinh viên Nhật Bản. Tuy nhiên, thủ tục hành chính nặng nề, thiếu phương tiện cũng chính là những điểm hạn chế trong việc đón tiếp người nước ngoài, theo nhận định của một nhà ngoại giao. Do đó, từ nay, visa phải là chính sách hút khách.
Đấu tranh tại Thiên An Môn bị bóp nghẹt từ 24 năm nay
Trước thềm kỷ niệm 24 năm vụ trấn áp đẫm máu cuộc đấu tranh vì dân chủ tại Thiên An Môn, Trung Quốc, báo Libération hôm nay khá qua tâm về chủ đề này qua bài viết : « Thiên An Môn bị bóp nghẹt từ 24 năm nay ».
Bài báo miêu tả, hàng năm, cứ đến dịp kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn diễn ra vào đêm ngày 3, đến sáng ngày 4/06/1989, hàng chục người thậm chí hàng trăm người như nghệ sĩ, văn sĩ, phụ huynh của các nạn nhân trong cuộc tàn sát bị chính quyền theo dõi nghiêm ngặt. Hàng chục cảnh sát mặc thường phục đến đóng đô tại nơi cư trú của những người bị « tình nghi » để ngăn cản bạn bè họ lui tới thăm viếng hay theo chân những người này nếu trông họ có vẻ muốn «tuyên truyền chống Nhà nước ». Ví dụ, tại Bắc Kinh, một nhà văn người Tây Tạng và nhiều người khác bị quản thúc tại gia từ ít nhất hai ngày nay. Một số khác thì bị triệu tập đến đồn cảnh sát, bị xét hỏi hay bị đe dọa. Một số thành phần ly khai thì bị cưỡng chế « đi nghỉ ngơi » tại những vùng hẻo lánh, bị cắt điện thoại và internet.
Các biện pháp trên của chính quyền Bắc Kinh cũng chỉ để tránh mọi hình thức tưởng nhớ vụ trấn áp đẫm máu Thiên An Môn. Ngày ấy, quân đội đã ra tay đàn áp và giết hàng nghìn người bằng súng và xe tăng. Các biện pháp « phòng bệnh hơn chữa bệnh » của chính phủ Trung Quốc không chỉ được tiến hành ở Bắc Kinh mà còn ở khắp nơi trên đất nước. Bài báo trích ví dụ của bà Đinh Tử Lâm, 76 tuổi, mẹ của một nạn nhân bị giết trong cuộc thảm sát năm ấy. Hiện nay, bà đang bị quản thúc tại gia. Cũng giống như hàng trăm các bà mẹ Thiên An Môn khác, họ đòi chính quyền phải xử phạt những người đã ra tay trấn áp vào năm đó và sửa chữa lỗi lầm, nhưng vô ích.
Sự kiện Thiên An Môn đau buồn vẫn còn hằn sâu trong tâm thức người dân Trung Quốc. Do đó, chính quyền phải không ngừng sử dụng một loạt các biện phát nhằm tránh khơi lại sự kiện nhạy cảm này. Tháng trước, đảng Cộng sản Trung Quốc đã ban hành chỉ thị cho các giảng viên đại học để nhắc nhở 7 đề tài không được phép đề cập đến tại trường học. Đó là « những sai lầm lịch sử của Đảng, tự do báo chí, các giá trị toàn cầu, xã hội dân sự, quyền công dân, tư pháp độc lập và liên minh giữa tư bản với quyền lực ».
Kiểm duyệt trên mạng của chính phủ Trung Quốc cũng tinh vi hơn. Trước đây, khi tìm kiếm các thông tin liên quan đến Thiên An Môn thì kết quả không được hiển thị. Thế nhưng bây giờ, chính phủ ranh ma hơn, tức là vẫn cho hiển thị một số kết quả tìm kiếm, nhưng đường dẫn sai đến những trang không hề tồn tại để đánh lừa dân mạng làm cho họ tin rằng đây không còn là đề tài kiêng kỵ và được đưa ra tự do tranh luận.
Kinh tế Ấn Độ trì trệ
Liên quan đến tình hình kinh tế trong khu vực châu Á, báo Le Monde hôm nay lo ngại về nền kinh tế của « con voi » Ấn Độ qua bài viết : « Kinh tế Ấn Độ trì trệ ». Theo tờ báo, mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội GDP của Ấn Độ vào năm 2012-2013 được đăng hôm thứ sáu 31/05 chỉ có 5% , con số thấp nhất trong vòng mười năm qua trong một quốc gia đang trên đà phát triển mạnh.
Vào năm 2011-2012, GDP tăng 6,2%, con số đã được xem là thấp và là dấu hiệu kinh tế trì trệ sau nhiều năm có mức tăng trưởng khá cao đạt gần 9%. Hơn nữa, giới kinh tế gia ước tính mức tăng trưởng phải đạt khoảng gần 10% để có thể kéo một số thành phần bấp bênh trong xã hội ra khỏi cảnh đói nghèo.
Do khủng hoảng, các nước phương Tây ngày càng có ít đơn đặt hàng cho Ấn Độ. Không chỉ có thế, Ấn Độ còn phải trả giá cho một hệ thống chính trị trì trệ và một hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém.
Các cải cách mà New Delhi hứa hẹn vào mùa thu năm 2012 như mở cửa hơn nữa cho các nhà đầu tư nước ngoài, hiện vẫn trong trạng thái « án binh bất động ». Điều đáng ngại hơn nữa cho sự tăng trưởng tiềm ẩn của Ấn Độ là tình trạng mất điện thường xuyên, làm chậm dây chuyền sản xuất. Đặc biệt trong mùa nóng, nhu cầu tiêu thụ điện quá lớn vì các máy điều hoà phải vận hành tối đa trong các công xưởng lớn.
Về ngành sản xuất than, lĩnh vực này bị suy yếu đi và ít hiệu quả do tham nhũng, hiện nay vẫn còn nằm trong sự quản lý của Nhà nước. Còn năng lượng hạt nhân chỉ chiếm 3% sản lượng điện, mặc dù có nhiều dự án nhà máy điện hạt nhân được đưa ra. Tờ báo lấy điển hình là mùa hè năm 2012, một đợt cúp điện lớn đã làm cho 600 triệu dân Ấn Độ chìm trong bóng đêm. Theo Ngân hàng Thế giói, Ấn Độ có 1,2 tỷ dân, nhưng 400 triệu người không hề được sử dụng điện.
Theo số liệu từ trung tâm nghiên cứu Indian Power Market (thị trường năng lượng Ấn Độ), nhu cầu về năng lượng tăng khoảng từ 10% đến 12% hàng năm. Điểm tín nhiệm dành cho Ấn Độ là (BBB-), đây đã là điểm thấp nhất trong khối các quốc gia mới trỗi dậy BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Điều này cũng làm lo ngại không ít nhà đầu tư.
Triển vọng trong kỳ bầu cử sẽ diễn ra vào một năm tới tại Ấn Độ là làm sao tăng tốc các cải cách để giải quyết các bất cập trước mắt.
Biểu tình phản đối có khả năng dẫn đến một « Mùa Xuân Thổ Nhĩ Kỳ » ?
Phong trào chống đối của người biểu tình bảo vệ công viên Gezi tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ vào cuối tuần vừa rồi đã biến thành bạo động và nhiều người bị thương. Các báo Pháp hôm nay đều quan tâm đến sự việc này. Báo Le Monde đăng bài viết : « Istanbul : Sân khấu để người dân thể hiện phẫn nộ đối với ông Erdogan ». Cũng trên báo le Monde nhưng trong bài xã luận của bài : « Thủ tướng Erdogan hay sự điên cuồng của quyền lực », tác giả đặt câu hỏi : Phải chăng đây được xem là « Mùa Xuân Thổ Nhĩ Kỳ » ?
Báo Le Figaro chạy tựa trên trang nhất : « Người Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy chống thủ tướng độc tài Erdogan ». Báo Libération thì dành khá nhiều trang phân tích sự việc này với dòng tựa lớn trên trang nhất : « Thổ Nhĩ Kỳ : Một không khí mùa xuân ». Báo L’Humanité thì cho biết : « Người biểu tình tại quảng trường Taksim đẩy lùi ông Erdogan ». Les Echos cũng không bỏ qua sự kiện với bài viết : « Đường phố tại Thổ Nhĩ Kỳ trút giận lên ông Erdogan ».
Tóm lại, các báo đều thông tin về vụ biểu tình nổ ra đầu tiên tại Istanbul, sau đó lan sang Ancarra và các thành phố lớn khác. Phong trào đã bị trấn áp tàn bạo. Đồng thời, người dân lên án chế độ độc tài của chính phủ Erdogan. Theo báo Le Figaro, Washington kêu gọi Ankara hãy tôn trọng quyền tự do ngôn luận và quyền được tụ tập.
Những người biểu tình « ăn mừng chiến thắng » vì sau khi xảy ra đụng độ, thủ tướng Erdogan đã ra lệnh cho lực lượng giữ gì trật tự phải rút lui khỏi quảng trường. Đó là nhận định từ Le Figaro và Libération. Báo Libération đặt câu hỏi : Liệu chính phủ của ông Erdogan có bị lung lay hay không trước làn sóng phản đối của dân chúng?
Iran : Trước thềm bầu cử, thời thế không nghiêng về các giáo chủ Hồi giáo
Sắp đến kỳ bầu cử vào ngày 14/06 tới tại Iran, báo Leschos nhận định rằng lần bầu cử này sẽ diễn ra trong hoàn cảnh chế độ đang bị suy yếu từ bên trong. Đồng thời, chế độ cũng cứng rắn hơn với các thế lực từ bên ngoài.
Sau cuộc bầu cử tổng thống Iran gây nhiều tranh cãi năm 2009 mà ông Ahmadinejad tái cử nhiệm kỳ thứ hai, tám năm gần đây, tình hình rất tồi tệ tại Iran. Tầng lớp trung lưu thành thị ngày càng bất bình. Chế độ quản lý kém đã dẫn đến một sự suy thoái kinh tế thật sự. Tỷ lệ thất nghiệp chính thức tại Iran là 12,4% nhưng trên thực tế, con số này còn cao hơn. Đồng tiền nội địa, rial đã mất nửa giá so với đồng đô la trong năm qua. Tại một thành phố như Lia, một trong những trung tâm công nghiệp của đất nước, 1/5 công ty đóng cửa sau hai năm hoạt động.
Trước sự thất vọng ngày càng cao từ phía dân chúng, chế độ đã chọn tấn công vào các hồ sơ mà mình đặc biệt có liên quan như hồ sơ về hạt nhân và Syria. Chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran gây mâu thuẫn lớn giữa nước này với phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Iran cho rằng sẽ không đầu hàng trước những sức ép của phương Tây. Đồng thời, dầu hỏa không còn là vũ khí lợi hại của chế độ nữa bởi vào cuối thập niên này, Hoa Kỳ đã hoàn toàn tự chủ được về dầu khí.
Bài viết kết luận rằng chưa ai có thể đoán trước được khi nào thì chế độ này sụp đổ. Thế nhưng, một điều chắc chắn là « các nhà bolchevique Hồi gi


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors