Kỹ Nghệ Sinh Trắc Học Bộc Phát


Hoàng Thuyên
tóm lược từ Tạp chí The Week 
Kỹ thuật mới có thể nhận diện bạn qua những nét đặc thù
của mắt, giọng nói, dáng đi. Có lý do gì để lo ngại không?

Sinh trắc học (biometrics) là cái gì?
Sinh trắc học là ngành khoa học nhận diện con người qua các đặc điểm sinh học riêng của từng cá nhân. Một thí dụ được nhiều người biết là dấu vân tay mà dân tộc Babylonian cổ xưa đã biết dùng và cảnh sát áp dụng từ đầu thế kỷ 20 để nhận diện tội phạm. Nhưng trong thập niên vừa qua đã bộc phát lên công nghệ cao về sinh trắc học để nhận diện và theo dõi con
người bằng giọng nói, con ngươi trong mắt, khuôn mặt và tướng đi. Cơ quan FBI của Hoa Kỳ đang gom lại hết tất cả hồ sơ về dấu vân tay, hình chụp tội phạm và các dữ kiện sinh trắc học khác của hơn 100 triệu người dân Mỹ để làm thành một kho dữ liệu tốn kém 1.2 tỷ đô la. Khi kho dữ liệu này hoàn tất vào năm 2014, cảnh sát bất cứ nơi đâu tại Hoa Kỳ có thể truy cập ngay lập tức một người khả nghi nào đó trong kho dữ liệu khổng lồ này. Trước viễn ảnh này, giới nhân viên công lực thì rất phấn khởi trong khi giới bảo  vệ quyền tự do thì lại lo sợ. Họ than rằng “một xã hội mà mọi hành vi của con người bị theo dõi thì xã hội đó không còn thật sự tự do nữa.”

Từ đâu có sự bộc phát về sinh trắc học?
Sau biến cố 9/11, thời đại này được coi là thời đại khủng bố hoành hành và vì thế mà có nhiều quan tâm, và cũng như bớt đi sự chống đối của việc nhận dạng và theo dõi các cá nhân một cách chính xác. Theo nhân viên của cơ quan An Ninh Nội Địa Hoa Kỳ thì sinh trắc học là điều mà các tay khủng bố ngại nhất: vì nó tăng xác suất họ bị bắt.  Kể từ năm 2002, chính quyền Hoa Kỳ đã lấy dấu vân tay của tất cả du khách vào Mỹ, thu thập trung bình 300 ngàn dấu vân tay mỗi ngày. Tại Afghanistan và Iraq, quân đội Mỹ thâu thập dữ kiện con ngươi của 5 triệu rưỡi người để nhận diện các tên tình nghi khủng bố và ngăn ngừa xâm nhập vào căn cứ quân sự. Nhờ vào số bán của máy rà quét con ngươi gia tăng mà ngành kỹ nghệ sinh trắc học toàn cầu có số thu 10 tỉ đô la và trong vòng 5 năm nữa sẽ tăng gấp bội.
Máy quét con ngươi hoạt động thế nào?
Tròng mắt của mỗi người đều có một khuôn mẫu, lằn vết đặc thù, không ai giống ai. Thiết bị rà quét con ngươi sẽ so sánh với hình chụp các con ngươi khác trong kho dữ liệu và từ đó nhận diện ra với độ chính xác từ 90 đến 99% tùy theo điều kiện lúc chụp và thiết bị sử dụng. Máy rà quét con ngươi hiện được sử dụng rộng rãi tại các căn cứ quân sự, cơ quan chính quyền liên bang Hoa Kỳ, cửa khẩu biên giới và phi trường. Hệ thống hiện nay có thể dò được 50 người mỗi phút, do đó khả dĩ để nhận diện ra kẻ khủng bố trà trộn trong đám đông nếu con ngươi của các tên khủng bố đó đã có trong hồ sơ. Kỹ nghệ nhận dạng khuôn mặt có thể nhận ra con người qua các dữ kiện trên mặt thí dụ như khoảng cách giữa cặp mắt, cũng có những bước tiến xa. Kỹ thuật này tuy độ chính xác hiện nay chỉ ở khoảng 92%, nhưng theo thời gian mỗi năm thì mỗi chính xác hơn.
Còn có những phương thức sinh trắc học nào khác?
Quân đội Hoa Kỳ đang dùng một loại ra-đa có thể dò ra được nhịp tim đặc thù của một cá nhân từ xa, ngay cả bên kia bức tường. Kỹ thuật này được chế tạo cho cận chiến, nhưng lúc nào đó có thể trở thành một công cụ cho giới công lực. Dáng đi của một cá nhân cũng rất đặc thù và kỹ thuật nhận dạng dáng đi đã tiến triển đến mức có thể nhận diện một người qua các cảm biến (sensors) dò xét độ di chuyển của điện thoại di động.
Quyền riêng tư con người bị ảnh hưởng thế nào?
Các nhóm bảo vệ quyền tự do con người đã cảnh báo là nếu các công nghệ này mà không bị giới hạn bởi luật lệ thì chúng có thể được dùng cho những mục tiêu toàn trị. Hiện thời không có luật lệ nào giới hạn việc thâu thập dữ kiện về sinh trắc học hoặc chia sẽ thông tin giữa các cơ quan công lực. Nhân viên công lực có thể dùng hình trên bằng lái xe để nhận dạng hoặc truy tìm kẻ tình nghi; chính quyền có thể thâu thập dữ kiện sinh trắc học của một cá nhân mà họ không biết và dùng dữ kiện đó để theo dõi hành vi, hoạt động của người đó.
Việc này có đi lùi trở lại được không?
Có lẻ không, vì mọi giới hồ hởi sử dụng sinh trắc học. Một số ngân hàng đã áp dụng kỹ thuật nhận diện giọng nói để xác nhận chủ nhân của tài khoản. Trong một tương lai không xa lắm, chúng ta có thể rồ máy xe bằng dấu vân tay, dùng nhận dạng khuôn mặt hoặc rà quét con ngươi thay cho mật khẩu trên smartphone và những thiết bị điện tử khác. Bác sĩ truy lục hồ sơ bệnh lý bằng cách rà quét khuôn mặt. Các ứng dụng của sinh trắc học nói trên giúp thuận tiện và nhanh gọn, nhưng phải trả giá đắt cho quyền riêng tư. Thí dụ như kỹ thuật rà quét con ngươi có thể xác định được bạn xem những món nào trong cửa hàng rồi dùng các dữ kiện đó để cho ra quảng cáo phù hợp với sở thích riêng của bạn. Càng sử dụng sinh trắc học, quyền riêng tư càng giảm xuống.
Sinh trắc học trong các nước đang phát triển
Tại Hoa Kỳ, đề nghị giữ các dữ kiện sinh trắc học trên thẻ An Ninh Xã Hội gặp chống đối từ nhiều giới. Trong khi đó tại các quốc gia đang phát triển thì ý niệm về quyền riêng tư cá nhân không mạnh lắm trên khía cạnh văn hóa và luật pháp. Vì thế có một trào lưu sinh trắc học đang diễn ra với khoảng 160 kho dữ liệu khổng lồ đang được thu thập. Cho đến gần đây hơn một phần ba dân số tại các quốc gia đang phát triển không có giấy khai sinh, do đó rất khó khăn để mở tài khoản ngân hàng, nhận tài trợ xã hội, đi bầu, v.v... Giấy chứng minh sinh trắc học có thể thay đổi điều đó. Ấn Độ đang thâu thập dấu vân tay và con ngươi của tất cả 1.2 tỉ công dân nước này.  Có giấy chứng minh chính thức sẽ giúp đại khối dân nghèo nhận được tài trợ xã hội mà họ được quyền hưởng theo luật định, thay vì phải hối lộ cho đám quan liêu.
Hoàng Thuyên tóm lược
Nguồn: Tạp chí The Week, 07/06/2013


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors