Theo các chuyên gia, những nước có tranh chấp trên Biển Đông giờ đây đều rất quan tâm muốn được trang bị những loại máy bay chứa đầy các thiết bị điện tử hiện đại nhất, có khả năng bay nhiều giờ trên biển trong mọi điều kiện thời tiết giám sát các ngư trường, tuyến đường hàng hải hoặc truy tìm tàu ngầm.
Ông Gareth Jenning, nhà tư vấn của IHS Jane’s, một công ty chuyên cung cấp thông tin về an ninh quốc phòng quốc tế đóng trụ sở tại Anh Quốc, nhận định : « Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương là lý do chính » giải thích cho nhu cầu mua sắm các thiết bị hiện đại nói trên trong thời gian gần đây.
Trên thực tế, Trung Quốc đang ngày càng củng cố lực lượng hải quân để làm bàn đạp cho những đòi hỏi chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa.
Ông Gareth Jenning cho rằng : « Máy bay tuần tra biển không thể thiếu được đối với các quốc gia muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trong vùng có tranh chấp lãnh thổ ».
Muốn đòi hỏi chủ quyền vùng lãnh hải nào thì phải có khả năng giám sát vùng biển đó trước tiên, ông Egan Greenstein, lãnh đạo chương trình thương mại máy bay P-8 của hãng Boeing giải thích. P-8 là loại máy bay tuần tra biển hiện đại, dựa trên cơ sở khung mẫu của Boeing 737. Loại máy bay này có thể được trang bị vũ khí chống tàu ngầm, tàu chiến và còn để giám sát, do thám hay đặt cơ sở chỉ huy.
Hiện tại Boeing mỗi tháng sản xuất một chiếc theo đơn đặt hàng của Không lực Mỹ trong một chương trình trang bị 117 chiếc. Một số quốc gia khác như Ấn Độ, Úc cũng đã đặt hàng Boeing cho loại máy bay P-8 này với số lượng trên 60 chiếc.
Ông Greenstein cho biết thị trường cho loại máy bay này đang có rất nhiều tiềm năng vì P-8 có thể đáp ứng được bay được hơn chục giờ liên tục và có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm. Theo hãng tin Yonhap, Hàn Quốc trong tháng 5 vừa qua đã mua 20 chiếc P-8.
Cạnh tranh với hãng Boeing trên thị trường máy bay tuần tra biển còn có Lockheed Martin. Nhà sản xuất Mỹ này cũng đưa ra giới thiệu loại máy bay P-3 Orion. Hãng Ý Alenia thì đưa ra mẫu cải tiến từ loại ATR-72.
Hai tập đoàn Airbus Military của châu Âu cũng giới thiệu các loại C-235 và C-295 dùng để tuần tra biển với giá khoảng 39 triệu đô la một chiếc. Như vậy, các tranh chấp lãnh hải đã vô hình chung mang lại nguồn lợi cho các nhà chế tạo máy bay quân sự.
Ông Gareth Jenning, nhà tư vấn của IHS Jane’s, một công ty chuyên cung cấp thông tin về an ninh quốc phòng quốc tế đóng trụ sở tại Anh Quốc, nhận định : « Ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ về châu Á Thái Bình Dương là lý do chính » giải thích cho nhu cầu mua sắm các thiết bị hiện đại nói trên trong thời gian gần đây.
Trên thực tế, Trung Quốc đang ngày càng củng cố lực lượng hải quân để làm bàn đạp cho những đòi hỏi chủ quyền của họ đối với các quần đảo Hoàng Sa hay Trường Sa.
Ông Gareth Jenning cho rằng : « Máy bay tuần tra biển không thể thiếu được đối với các quốc gia muốn bảo vệ lợi ích kinh tế của mình trong vùng có tranh chấp lãnh thổ ».
Muốn đòi hỏi chủ quyền vùng lãnh hải nào thì phải có khả năng giám sát vùng biển đó trước tiên, ông Egan Greenstein, lãnh đạo chương trình thương mại máy bay P-8 của hãng Boeing giải thích. P-8 là loại máy bay tuần tra biển hiện đại, dựa trên cơ sở khung mẫu của Boeing 737. Loại máy bay này có thể được trang bị vũ khí chống tàu ngầm, tàu chiến và còn để giám sát, do thám hay đặt cơ sở chỉ huy.
Hiện tại Boeing mỗi tháng sản xuất một chiếc theo đơn đặt hàng của Không lực Mỹ trong một chương trình trang bị 117 chiếc. Một số quốc gia khác như Ấn Độ, Úc cũng đã đặt hàng Boeing cho loại máy bay P-8 này với số lượng trên 60 chiếc.
Ông Greenstein cho biết thị trường cho loại máy bay này đang có rất nhiều tiềm năng vì P-8 có thể đáp ứng được bay được hơn chục giờ liên tục và có khả năng phát hiện và tấn công tàu ngầm. Theo hãng tin Yonhap, Hàn Quốc trong tháng 5 vừa qua đã mua 20 chiếc P-8.
Cạnh tranh với hãng Boeing trên thị trường máy bay tuần tra biển còn có Lockheed Martin. Nhà sản xuất Mỹ này cũng đưa ra giới thiệu loại máy bay P-3 Orion. Hãng Ý Alenia thì đưa ra mẫu cải tiến từ loại ATR-72.
Hai tập đoàn Airbus Military của châu Âu cũng giới thiệu các loại C-235 và C-295 dùng để tuần tra biển với giá khoảng 39 triệu đô la một chiếc. Như vậy, các tranh chấp lãnh hải đã vô hình chung mang lại nguồn lợi cho các nhà chế tạo máy bay quân sự.