Khát vọng “Bao giờ cho tới ngày xưa”.





Bảo Nam
Nhà Thơ Dương Kỳ Anh
Mở trang mạng của thi sỹ Nguyễn Trọng Tạo, bài thơ “Bao giờ cho tới ngày xưa” của nhà thơ Dương Kỳ Anh (DKA) dán ngay vào mắt tôi. Cái tít của bài thơ không mới, đó là tên một bộ phim, một ghi chép, hay một bài hát ? Đọc cả bài thơ cũng không có gì mới, toàn là hoài niệm, khát khao những gì thật đẹp đẽ đã đi qua. Nhưng không lẽ bài thơ trong thế thái nhân tình, trong biến động của đất nước chỉ có thế thôi sao ?
Nhà thơ DKA vốn là một người hiền lành, kín đáo, những câu chữ của anh cũng không dễ phát lộ ngay để người đọc cảm nhận trực tiếp. Biết anh, hiểu ít nhiều tính cách của anh tôi đọc đi đọc lại “Bao giờ cho tới ngày xưa”… và cuối cùng ánh sáng tư tưởng đã hiện lên. Thông thường khi đói khát, người ta mơ một bữa cơm thật no, tan tác chia ly mơ về đoàn tụ, ấm cúng, hạnh phúc, đất nước chiến chinh điêu tàn, mơ ngày thanh bình. Với thể thơ lục bát, đậm chất ca dao, đọc lên nghe mềm dịu, mộng mơ nhưng xoắn xuýt trong lòng người với bao khát vọng
“Bao giờ cho tới ngày xưa
Đầm sen e ấp như chờ ánh trăng
Sân đình dung dẻ, dung dăng
Bãi dâu thay lá, con tằm nhả tơ”.
Đầm sen, sân đình, bãi dâu, trong lòng người Việt Nam là dấu ấn đầy kỷ niệm của một thời thơ ấu, và cũng là nơi hò hẹn khi ta bước vào tuổi yêu đương. Rồi thoáng chốc ta thành ông, thành bà, tất cả như già cội, đi vào lãng quên, nhưng hễ chạm nhẹ vào ngày xưa là tất cả nổi dậy mạnh liệt. Nhà thơ đã thức dậy niềm trắc ẩn bằng những câu từ rất làng quê, thật thanh bình. Khi hết tuổi dung dăng, dung dẻ, hết tuổi đợi chờ e ấp đầm sen, con người nghĩ đến cái tình, cái nghĩa lớn hơn, giúp đỡ nhau khi hoạn nạn. Khổ thơ thứ hai vẫn giữ mạch chảy trữ tình đậm chất ca dao, nhưng cũng theo đó lớn lên
“Bao giờ cho trới ngày xưa
 Tối đèn, tắt lửa ta vừa có nhau
Nghĩa tình làng xóm trước sau
Qua cầu cởi áo, sợ nhàu áo ai”…
Tháng 11năm 2013, kỷ niệm 60 năm báo Tiền phong tại Hà Nội, trong ồn ào của các phóng viên, nhà báo, quan chức, lãnh đạo chúc tụng nhau, tôi cầm chặt ly rượu, lách qua nhiều người tìm nhà thơ (nguyên 21 năm tổng biên tập báo Tiền phong). Anh kia rồi, đang ngồi ở bàn cuối. Chúng tôi chào nhau, cùng cụng ly chúc mừng. Biết hoàn cảnh bi đát của tôi, anh không hỏi gì, như sợ chạm vào nỗi buồn. Anh khen tôi có mấy câu thơ hay, rồi đọc “ Người đi về phía nắng. Người đi về phía mưa. Vầng trăng rơi trên có. Ướt nhòe đêm hẹn hò” (đã in trong tập thơ “Những câu thơ hay đông tây kim cổ” do anh biên soạn tuyển chọn). Tôi hỏi anh về những sáng tác thơ gần đây. Anh cười, thơ bây giờ khó lắm, vì đất nước nhiều biến động, lòng người cũng lắm đổi thay, mọi đạo đức của xã hội bị xáo trộn. Viết sao để gây ấn tượng, đi vào lòng bạn đọc không dễ. Phải trăn trở lắm mới có được một câu, một khổ thơ… mà “phe kia” (số ít) đọc lên cũng phải suy nghĩ, soi lại mình, chí ít cũng phải ngậm”bồ hòn” không thể nói được gì… Bây giờ nghĩ lại tôi mới vỡ vạc ra trong “Bao giờ cho tới ngày xưa” thật kín đáo, nghe cứ như tả cảnh ngày xưa, bình lặng, êm đềm mà không hề giông tố.  Sự đời mêng mông, con người như dòng sông chảy mãi miết. Mỗi số phận như cánh buồm mong manh giữa vòng xoáy cơm áo và bao nhiêu chuyện đời thường khác, nhưng nhà thơ muốn hướng đến những tình cảm cao hơn, thiêng liêng hơn đó là tình yêu
“Biển thì rộng, sông thì dài
Cánh buồm đỏ thắm, lòng người trắng trong
Nhà nhà thuận vợ, thuận chồng
Cho dù tát cạn biển Đông sá gì”.
Tới khổ thơ thứ bốn, mọi hoài niệm riêng tư như đã lặn vào máu thịt, mà bây giờ là mơ ước lớn lao chung cho một đất nước, cho cộng đồng con người
“Nước non chỉ một lời thề
Bốn phương, tám hướng, đi về có nhau
Nghĩa tình trọn vẹn trước sau
Ngàn năm một miếng trầu cau tới giờ”
Thế đấy, không trực  tiếp bằng những ngôn từ, tác động mạnh mẽ đến người đọc như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “ Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu . Những oan hồn xô dạt tận thủ đô…Tìm lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi. Ôi những ông quan trên chót vót đỉnh trời. Có nghe tôi đang kêu gào dưới đáy. Tôi và cả tỷ người sao ông  không thấy.  Vì tôi vẫn là người mà ông đã thành sâu” (trích bài thơ Nhân Dân). Nhưng với DKA không như thế, anh cứ rủ rỉ,  nhẹ nhàng đến cả khổ thơ thứ năm của bài thơ. Anh mơ về tuổi 18, đôi mươi, trong sáng, không với bận, không âu lo mọi cám bẩy, giả dối, nhưng quặn đau bởi một đất nước rối ren thì lắng xuống trong kín đáo.
“Bao giờ cho tới ngày xưa
Em mười tám, anh cũng vừa đôi mươi
Trẻ trung trong ánh mắt cười
Nắm tay nhau, đứng dưới trời hát vang”.
Năm khổ thơ mà hai khổ đầu và một khổ cuối nhà thơ cứ lặp đi lặp lại “Bao giờ cho tới ngày xưa” để nói lên sự khát vọng. Theo quy luật của thời gian thì đó là một sự vô vọng (không bao giờ thời gian quay ngược). Nhưng từ khát vọng, con người có thể làm nên những điều kỳ diệu. Những thanh bình êm ả của làng quê, của tình người, tình yêu đôi lứa trong sáng có thể trở lại, đó là con người biết gìn giữ cái đẹp, biết dấn thân, đấu tranh. Không thể “đèn nhà ai nhà đó rạng” không thể ngồi chờ một mùa xuân ấm no hạnh phúc tự dưng quay về. Đó cũng là ý chính, nằm sâu sau mỗi câu chữ mà nhà thơ muốn gửi gắm. Hai câu cuối của bài thơ là cốt lõi làm toát lên tất cả tư tưởng lớn của nhà thơ, mọi nghi ngờ đã vỡ òa, mạch thơ hoàn toàn chuyển hướng, hẩng hụt mà không bị lụy, hẩng hụt để ta trào dâng những khát khao. Bằng những cụm từ được lựa chọn chuẩn xác “Thế mà…Năm tháng, tháng năm, Trăng suông”…
“Thế mà năm tháng, tháng năm
Bây giờ cả ánh trăng rằm cũng… suông”.
Bài thơ nghe ra thật thanh thoát, dịu dàng bởi những kỷ niệm êm đềm, da diết trổi dậy trong mỗi ký ức, chỉ gợi đến mà khát khao. Bằng câu từ “Đầm sen, trăng lên, dung dăng, dung dẻ, bãi dâu, tằm nhã tơ”…Để rồi hai câu kết mọi đợi chờ, thương nhớ ngày xưa chỉ còn lại một tiếng thở dài. Nhưng phía sau nổi buồn là trăn trở khát vọng, nó mách bảo ta phải làm gì để có một ngày xưa. Và ta nghe trong bài thơ  đất trời như đang râm ran dự báo một cơn giông lớn. Biển Đông đang bị Trung Quốc thao túng, tấn công hòng cướp bằng hết, tham nhũng trổi dậy, đất đai của nông dân bị thu hồi, nạn thất nghiệp ngày càng gia tăng… “Bao giờ cho tới ngày xưa”? không chỉ là khát vọng của riêng ai, đó là một câu hỏi để tất cả những người có lương tri cùng khát vọng, trăn trở, phấn đấu, dấn thân  trên con đường đang đi, để… “cho tới ngày xưa” !
Bảo Nam
Tác giả gửi đến DienDanCTM


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors