Theo thông tin trên các mạng xã hội, ở Hà Nội những người tham gia buổi dã ngoại khởi hành rất sớm, nhưng tại địa điểm dự kiến là công viên Nghĩa Đô, đã có khoảng 50 công an mặc sắc phục lẫn thường phục. Loa phóng thanh được sử dụng để phá rối, nhưng một số người tham gia vẫn ngồi thành từng nhóm trao đổi về vấn đề nhân quyền, số khác đi vòng quanh công viên để tuyên truyền về vấn đề này.
Còn tại Saigon, công viên 30 tháng Tư gần nhà thờ Đức Bà và dinh Thống Nhất, được mô tả là tràn ngập công an, rào chắn và xe bít bùng. Các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sĩ Hoàng, Quốc Anh bị bắt và theo một số người chứng kiến thì còn bị đánh đập. Số bạn trẻ tham dự vẫn tiếp tục chia thành từng nhóm nhỏ để thảo luận, nhiều bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được phân phát.
Tại Nha Trang, nhiều công an và đoàn viên thanh niên xuất hiện với dàn loa công suất lớn. Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm được công an « mời » vào quán cà phê và cuối cùng chị đành phải đến công viên Bạch Đằng cùng với công an để báo cho các thành viên buổi dã ngoại là chị không thể tham gia. Xin mời quý thính giả nghe chi tiết trong phần phỏng vấn.
Nhìn chung, các khuôn mặt tranh đấu cho nhân quyền từ Bắc vào Nam đều được chú ý ngăn chận để không thể tham dự, kể cả chặn sóng điện thoại. Như vậy, sự kiện « tụ tập đông người » đầu tiên không phải để biểu tình phản đối thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, cũng đã bị ngăn trở như các cuộc xuống đường chống Trung Quốc trước đây.
Còn tại Saigon, công viên 30 tháng Tư gần nhà thờ Đức Bà và dinh Thống Nhất, được mô tả là tràn ngập công an, rào chắn và xe bít bùng. Các blogger Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sĩ Hoàng, Quốc Anh bị bắt và theo một số người chứng kiến thì còn bị đánh đập. Số bạn trẻ tham dự vẫn tiếp tục chia thành từng nhóm nhỏ để thảo luận, nhiều bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền đã được phân phát.
Tại Nha Trang, nhiều công an và đoàn viên thanh niên xuất hiện với dàn loa công suất lớn. Chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm được công an « mời » vào quán cà phê và cuối cùng chị đành phải đến công viên Bạch Đằng cùng với công an để báo cho các thành viên buổi dã ngoại là chị không thể tham gia. Xin mời quý thính giả nghe chi tiết trong phần phỏng vấn.
Nhìn chung, các khuôn mặt tranh đấu cho nhân quyền từ Bắc vào Nam đều được chú ý ngăn chận để không thể tham dự, kể cả chặn sóng điện thoại. Như vậy, sự kiện « tụ tập đông người » đầu tiên không phải để biểu tình phản đối thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, cũng đã bị ngăn trở như các cuộc xuống đường chống Trung Quốc trước đây.