Nhà hoạt động dân chủ Lưu Bình bị công an tỉnh Quảng Tây bắt giữ (DR)
Hôm nay, 09/05/2013, AFP dẫn nguồn tin của nhiều luật sư tại
Trung Quốc cho biết, chính quyền Bắc Kinh đã bắt giữ hơn một chục nhà
hoạt động trong chiến dịch đòi các lãnh đạo đất nước phải công khai thu
nhập. Một trong số người bị bắt còn bị buộc tội « kích động lật đổ Nhà
nước », một tội danh quá quen thuộc để gán ghép cho những tiếng nói phản
kháng ở Trung Quốc.
Điều trớ trêu là các vụ bắt giữ hàng loạt những nhà họat động
này diễn ra trong lúc mà đảng Cộng sản Trung Quốc khẳng định rằng cuộc
đấu tranh chống nạn tham nhũng tràn lan trong hàng ngũ cán bộ của mình
là việc làm sống còn của chế độ. Đảng cũng đã liên tục kêu gọi các lãnh
đạo cao cấp của họ phải công khai minh bạch thu nhập.
Thế nhưng, cuối tháng Tư vừa qua tại tỉnh Giang Tây, nhà hoạt động Lưu Bình, 48 tuổi đã bị bắt vì tội « kích động lật đổ chính quyền Nhà nước » sau khi bà tiến hành một chiến dịch vận động trên internet đòi các lãnh đạo đảng phải công khai thu nhập của mình.
Sau khi được Trịnh Kiên Vĩ, luật sư của nhà hoạt động nói trên cho biết tin, AFP đã liên hệ với công an tỉnh Quảng Tây nhưng không được trả lời. Luật sư của bà Lưu Bình cũng cho biết là công an không giải thích lý do bắt giữ thân chủ của ông.
Hôm qua, báo chí chính thức Trung Quốc lại đưa tin nói rằng cơ quan chuyên trách chống tham nhũng có quyền lực nhất là Ủy ban kỷ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng chống lại những vụ bắt giữ của chính quyền địa phương đối với những người « kiến nghị » như vậy. Thậm chí, ủy ban này còn khuyến cáo cần phải « đón nhận nồng nhiệt » những kiến nghị lãnh đạo phải công khai tài sản.
Thế nhưng, sự thật lại nằm trong một vụ việc khác, khi hồi cuối tháng trước công an thành phố Bắc Kinh đã bắt giữ hơn một chục nhà hoạt động đã trương biểu ngữ trong một khu phố thương mại của thủ đô đòi các lãnh đạo công khai thu nhập. Ông Lương Hiểu Quân, luật sư của một trong số những nhà hoạt động bị bắt cho biết thêm là tất cả những nhà họat động này đều bị buộc tội « tụ tập trái phép ».
Ở Trung Quốc, chính quyền vẫn thường xuyên viện vào cáo buộc tội « lật đổ » để đàn áp các tiếng nói phản kháng. Bằng chứng điển hình nhất đó là trường hợp của nhà văn, giải Nobel Hòa Bình, Lưu Hiểu Ba đã bị kết án 11 năm tù chỉ vì ông đưa ra kiến nghị cải cách dân chủ.
Các thông tin về tài sản của một số lãnh đạo chóp bu Trung Quốc, gần đây đã được báo chí ngoại quốc tiết lộ. Theo một điều tra của hãng tin Bloomberg hồi cuối năm ngoái, tài sản của gia đình chủ tịch Tập Cận Bình ước tính có thể lên tới 376 triệu đô la Mỹ. Trước đó, tờ New York Times cũng tiết lộ gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể đang quản lý khối tài sản trị giá tới 2,7 tỷ đô la.
Thế nhưng, cuối tháng Tư vừa qua tại tỉnh Giang Tây, nhà hoạt động Lưu Bình, 48 tuổi đã bị bắt vì tội « kích động lật đổ chính quyền Nhà nước » sau khi bà tiến hành một chiến dịch vận động trên internet đòi các lãnh đạo đảng phải công khai thu nhập của mình.
Sau khi được Trịnh Kiên Vĩ, luật sư của nhà hoạt động nói trên cho biết tin, AFP đã liên hệ với công an tỉnh Quảng Tây nhưng không được trả lời. Luật sư của bà Lưu Bình cũng cho biết là công an không giải thích lý do bắt giữ thân chủ của ông.
Hôm qua, báo chí chính thức Trung Quốc lại đưa tin nói rằng cơ quan chuyên trách chống tham nhũng có quyền lực nhất là Ủy ban kỷ luật của đảng Cộng sản Trung Quốc đã lên tiếng chống lại những vụ bắt giữ của chính quyền địa phương đối với những người « kiến nghị » như vậy. Thậm chí, ủy ban này còn khuyến cáo cần phải « đón nhận nồng nhiệt » những kiến nghị lãnh đạo phải công khai tài sản.
Thế nhưng, sự thật lại nằm trong một vụ việc khác, khi hồi cuối tháng trước công an thành phố Bắc Kinh đã bắt giữ hơn một chục nhà hoạt động đã trương biểu ngữ trong một khu phố thương mại của thủ đô đòi các lãnh đạo công khai thu nhập. Ông Lương Hiểu Quân, luật sư của một trong số những nhà hoạt động bị bắt cho biết thêm là tất cả những nhà họat động này đều bị buộc tội « tụ tập trái phép ».
Ở Trung Quốc, chính quyền vẫn thường xuyên viện vào cáo buộc tội « lật đổ » để đàn áp các tiếng nói phản kháng. Bằng chứng điển hình nhất đó là trường hợp của nhà văn, giải Nobel Hòa Bình, Lưu Hiểu Ba đã bị kết án 11 năm tù chỉ vì ông đưa ra kiến nghị cải cách dân chủ.
Các thông tin về tài sản của một số lãnh đạo chóp bu Trung Quốc, gần đây đã được báo chí ngoại quốc tiết lộ. Theo một điều tra của hãng tin Bloomberg hồi cuối năm ngoái, tài sản của gia đình chủ tịch Tập Cận Bình ước tính có thể lên tới 376 triệu đô la Mỹ. Trước đó, tờ New York Times cũng tiết lộ gia đình cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo có thể đang quản lý khối tài sản trị giá tới 2,7 tỷ đô la.