Kính thưa quý vị độc giả
Bây giờ đã bước vào đầu tháng 5, cái tháng mà đa số người đi làm ở Nhật thuờng hay mắc bịnh, gọi là bịnh ‘’Tháng 5’’. Bịnh này cũng rất dễ lây, nhưng lại không nguy hiểm gì cả, chỉ là thứ bịnh hơi làm biếng một chút sau những ngày nghĩ liên tiếp ở tuần lễ Vàng (Golden week). Vào tuần lễ nghĩ này, người dân Nhật đổ nhau đi chơi, nhưng chỉ mới cách đây 1 năm thôi, đi chơi mà không dám tiêu xài nhiều như trước đây vì kinh tế khó khăn, công ăn việc làm bấp bênh, không biết bị sa thải lúc nào. Nền kinh tế Nhật chủ yếu dựa vào xuất cảng, hối suất đồng yen mà cao là hàng hóa đem ra các nước bán không được bao nhiêu, còn đồng yen rẻ thì ngược lại. Đầu tháng 12 năm 2012, một mỹ kim ăn khoảng 77 yen, khiến các xí nghiệp lớn như Toyota, Nissan, Honda, Toshiba… lỗ nặng. Kể từ khi chính quyền ông Abe của đảng Tự do lên nắm quyền thì hối suất đồng tiền yen bắt đầu rẻ đi một chút vì nhờ vào chính sách chống giảm pháp (deflation) bằng cách tăng giá mọi mặt hàng lên 2%, yêu cầu ngân hàng Quốc gia bỏ tiền ra mua trái phiếu của các ngân hàng tư nhân để họ có vốn cho các trung tiểu xí nghiệp vay. Chính sách này thành công hay không thì chưa biết, nhưng qua các hành động tích cực của chính quyền ông Abe đã khiến cho đồng yen liên tục giảm trị giá, vào giữa tháng 4/2013, mỗi mỹ kim tương đương với 99 yen, thị trường chứng khoáng ở Nhật sôi động trở lại với giá cổ phần niêm yết của các xí nghiện tăng cao. Hai yếu tố quan trọng này hứa hẹn về một tương lai tươi sáng cho người dân Nhật có thêm công ăn việc làm lẫn việc được tăng lương.Việc đồng yen giảm trị giá, có lợi cho Nhật đã làm cho một số quốc gia, đặc biệt là Hàn quốc, lo ngại vì sợ hàng hóa của mình không bán chạy như hàng Nhật ở Mỹ, ở các nước Âu châu và nhiều quốc gia khác. Trong hội nghị các Bộ trưởng Tài chánh và Thống đốc Nhân hàng Quốc gia nhóm G20 được tổ chức tại Hoa Kỳ vào hai ngày 18 & 19/04/2013, phía Nhật Bản đã giải thích một cách rất thuyết phục là chính phủ của họ chỉ dồn nổ lực chống giảm pháp chứ không hề có ý định can thiệp vào hối suất đồng tiền yen, mà có muốn cũng không được vì hối suất là do thị trường quyết định chứ chẳng một chính phủ nào, kể cả Hoa Kỳ, can thiệp được.
Bây giờ đã bước vào đầu tháng 5, cái tháng mà đa số người đi làm ở Nhật thuờng hay mắc bịnh, gọi là bịnh ‘’Tháng 5’’. Bịnh này cũng rất dễ lây, nhưng lại không nguy hiểm gì cả, chỉ là thứ bịnh hơi làm biếng một chút sau những ngày nghĩ liên tiếp ở tuần lễ Vàng (Golden week). Vào tuần lễ nghĩ này, người dân Nhật đổ nhau đi chơi, nhưng chỉ mới cách đây 1 năm thôi, đi chơi mà không dám tiêu xài nhiều như trước đây vì kinh tế khó khăn, công ăn việc làm bấp bênh, không biết bị sa thải lúc nào. Nền kinh tế Nhật chủ yếu dựa vào xuất cảng, hối suất đồng yen mà cao là hàng hóa đem ra các nước bán không được bao nhiêu, còn đồng yen rẻ thì ngược lại. Đầu tháng 12 năm 2012, một mỹ kim ăn khoảng 77 yen, khiến các xí nghiệp lớn như Toyota, Nissan, Honda, Toshiba… lỗ nặng. Kể từ khi chính quyền ông Abe của đảng Tự do lên nắm quyền thì hối suất đồng tiền yen bắt đầu rẻ đi một chút vì nhờ vào chính sách chống giảm pháp (deflation) bằng cách tăng giá mọi mặt hàng lên 2%, yêu cầu ngân hàng Quốc gia bỏ tiền ra mua trái phiếu của các ngân hàng tư nhân để họ có vốn cho các trung tiểu xí nghiệp vay. Chính sách này thành công hay không thì chưa biết, nhưng qua các hành động tích cực của chính quyền ông Abe đã khiến cho đồng yen liên tục giảm trị giá, vào giữa tháng 4/2013, mỗi mỹ kim tương đương với 99 yen, thị trường chứng khoáng ở Nhật sôi động trở lại với giá cổ phần niêm yết của các xí nghiện tăng cao. Hai yếu tố quan trọng này hứa hẹn về một tương lai tươi sáng cho người dân Nhật có thêm công ăn việc làm lẫn việc được tăng lương.Việc đồng yen giảm trị giá, có lợi cho Nhật đã làm cho một số quốc gia, đặc biệt là Hàn quốc, lo ngại vì sợ hàng hóa của mình không bán chạy như hàng Nhật ở Mỹ, ở các nước Âu châu và nhiều quốc gia khác. Trong hội nghị các Bộ trưởng Tài chánh và Thống đốc Nhân hàng Quốc gia nhóm G20 được tổ chức tại Hoa Kỳ vào hai ngày 18 & 19/04/2013, phía Nhật Bản đã giải thích một cách rất thuyết phục là chính phủ của họ chỉ dồn nổ lực chống giảm pháp chứ không hề có ý định can thiệp vào hối suất đồng tiền yen, mà có muốn cũng không được vì hối suất là do thị trường quyết định chứ chẳng một chính phủ nào, kể cả Hoa Kỳ, can thiệp được.
Trong tháng 4 vừa qua, khi chính quyền Bình Nhưỡng đơn phương xé bỏ Hiệp ước đình chiến với Nam Hàn, không xem khu vực Bàn Môn Điếm là vùng phi quân sự nữa và tuyên bố tình trạng chiến tranh thì chính phủ Nhật cũng đã phải lên kế hoạch phòng thủ chống tên lửa của Bắc Hàn vì Tokyo là nơi mà Bình Nhưỡng lúc nào cũng hăm he sẽ cho sang bằng thành bình địa. Về phần chính phủ Nhật là thế, nhưng người dân Nhật thì vẫn sống bình thường, chẳng có một chút nào lo lắng, Tokyo hay các đô thị lớn khác ở Nhật vẫn nhộn nhịp mua bán, chẳng có một chút xíu gì về không khí sắp sửa chiến tranh, có lẽ do Bình Nhưỡng hăm dọa quá nhiều lần mà không thực hiện. riết rồi mọi người cũng quen, không hề sợ. Có lẽ bây giờ Bình Nhưỡng đã hạ hỏa, nên đưa ra ba điều kiện nếu Washington chấp nhận thì Bắc Triều Tiên sẽ sẵn sàng nói chuyện với Hoa Kỳ.
Cũng trong tháng 4 vừa qua, có một chuyện buồn xảy ra cho Cộng đồng người Việt tị nạn ở Nhật, đó là vụ một phụ nữ Việt Nam sống ở vùng Hadano thuộc tỉnh Kanagawa bị đâm chết tại nhà, nhà chức trách đã huy động 480 cảnh sát vào cuộc để điều tra, nhưng đến nay vẫn chưa bắt được thủ phạm. Nếu không phải là năm nhuận thì ngày giổ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 rơi vào tháng 4 Dương lịch, Cộng đồng người Việt tị nạn ở khắp nơi trên thế giới đều cố gắng trong khả năng của mình tổ chức ngày giổ này để nhớ công ơn Tổ tiên đã gầy dựng cho con cháu một đất nước Việt Nam đầy gấm vóc. Nhớ ơn Tổ là phải vùng lên chống lại chuyện chính quyền CSVN đang bán dần đất nước cho bá quyền phương Bắc để đổi lấy sự cai trị và quyền lợi riêng cho họ. Trong tinh thần đó, năm nay Cộng đồng người Việt tị nạn ở Tokyo và các vùng phụ cận cũng đã tổ chức ngày giổ Tổ và tiệc giao lưu với người dân bản xứ. Nhờ vào việc tổ chức này mà số người Việt tị nạn ở Nhật có dịp được đến dâng hương, bái Tổ để thề nguyện cố gắng không để giang sơn lọt vào tay ngoại bang. Đây cũng là dịp để giới thiệu cho người Nhật biết về văn hóa, phong tục cổ truyền của Việt Nam chứ không phải cái thứ văn hóa vô sản Mác-Lênin như hiện nay ở Việt Nam dưới chế độ Cộng sản. Sứ quán Cộng sản Việt Nam có nhiều tiền bạc và vị thế ngoại giao thế mà chẳng bao giờ dám tổ chức ngày giổ Tổ Hùng Vương, vì khi tổ chức thì phải xiểng dương công lao dựng nước và giữa nước của tổ tiên Việt Nam, phải kể ra giang sơn gấm vóc của Việt Nam như thế nào, để giới thiệu với người dân bản xứ và ngoại giao đoàn, phải nói rõ Hoàng Sa, Trưòng Sa của Việt Nam nay ra sao, lãnh hải và vịnh Bắc bộ đang bị Trung quốc xâm lấn như thế nào, ngư dân Việt Nam bị hải quân Trung quốc bắt bớ, bắn giết lúc hành nghề ngay tại hải phận của mình ra làm sao… Nếu nói ra những sự thật như thế thì Hà Nội sợ Bắc Kinh giận dữ nên đâu dám tổ chức ngày giổ Tổ. Thế mới biết ai mới xứng đáng là con cháu của Vua Hùng Vương nước Việt.
Xin hẹn thư sau