Thủ tướng Shinzo Abe (trái) và Thủ tướng Norov Altankhuyag trước cuộc hội đàm tại thủ đô Ulan Bator. |
Theo dự định thì vào cuối tháng 3/2013 này, Thủ tướng Nhật, ông Abe, sẽ sang công du Australia và New Zealand, nhưng chẳng hiểu tại sao ông Abe đổi ý, quyết định sang thăm Mông Cổ vào hai ngày 30 và 31 tháng 3 này để hội đàm với Tổng thống Tsakhia Giin nhằm đẩy mạnh hiệp tác kinh tế và khai thác khoáng sản, đặc biệt là đất hiếm (rare earth), một loại nguyên liệu không thể thiếu để sản xuất các linh kiện quan trọng của nhiều sản phẩm như xe hơi hybird, màn hình phẳng TV, điện thoại di động, đèn thủy ngân cao áp…
Loại nguyên liệu này trước đây Nhật Bản nhập từ Trung quốc, nhưng vào giữa tháng 9 năm 2012 bổng nhiên Bắc Kinh ra lịnh hạn chế việc khai thác đất hiếm và giới hạn tối đa chuyện xuất khẩu nguyên liệu này sang các nước Âu Mỹ, mà mục tiêu chính là nhắm vào Nhật Bản với lý do cần phải bảo tồn nguồn dự trữ đang cạn và giảm thiểu tác hại đến môi trường do khai thác gây ra. Thật ra người ta thừa biết Trung quốc muốn gây khó khăng cho nền công nghiệp Nhật Bản trong bối cảnh Tokyo ra sức bảo vệ biển đảo của mình trước ý đồ xâm lược đến từ Bắc Kinh. Lẽ đương việc đơn phương quyết định của Trung quốc vi phạm hiệp ước của tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nên Nhật và các quốc gia Âu Mỹ nạp đơn kiện, nhưng Bắc Kinh bất chấp.
Một quan chức cao cấp trong phủ Thủ tướng Nhật (muốn dấu tên) tiết lộ cho các ký giả biết rằng trong diễn văn nhậm chức Chủ tịch nhà nước Trung quốc của ông Tập Cận Bình vẫn không từ bỏ tham vọng xâm lược biển đảo của Nhật nên Thủ tướng Abe quyết định đi Mông Cổ trước Australia và Naw Zealand, coi như đó là một thông điệp gởi cho Bắc Kinh biết rằng Nhật đặt nặng vấn đề ngoại giao với các quốc gia nằm cạnh Trung quốc để chống xâm lược.
Thưa quý độc giả, chuyện đất hiếm hiện nay không còn là vấn đề sinh tử của nền công nghiệp Nhật Bản nữa vì Tokyo đã tìm được thêm các đối tác để mua loại nguyên liệu này, nhưng Nhật vẫn đẩy mạnh việc kiện Trung quốc vi phạm hiệp ước Thương mại. Bắc Kinh rõ ràng là vi phạm, nhưng vẫn không sợ, tuy nhiên vào giữa tháng giêng năm nay Trung quốc đã bắt đầu nới lỏng việc xuất khẩu đất hiếm sang Nhật và Âu Mỹ vì cảm thấy có giảm xuất khẩu các nước này vẫn không gặp trở ngại và nếu bán ít đi sẽ thất thu một số tiền lớn.
Trước đây Mông Cổ là một nước Xã hội chủ nghĩa, nói thẳng ra cũng là một nước Cộng sản độc tài, nhưng đến đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, nghĩa là cách đây khoảng 23 năm đã vất bỏ cái chủ nghĩa này để trở thành một nước tự do dân chủ, nằm ngay bên cạnh bá quyền Trung quốc. Trong thời gian là nước Xã hội chủ nghĩa, Mông Cổ có mối thâm giao với Bắc Triều Tiên, mối thâm giao này đến nay vẫn không hề sức mẻ. Có tin cho rằng Bình Nhưỡng muốn nhờ Mông Cổ đứng ra làm trung gian để cho họ có thể nói chuyện với Tokyo một cách bí mật về vấn đề những người Nhật bị bắt có cách đây khoảng hai, ba hập niên. Một công hai chuyện quan trọng nên Thủ tướng Nhật quyết định đi Mông Cổ vào cuối tháng 3 này là vì vậy.
Theo các bình luận gia về chính trường Nhật thì chắc chắn Thủ tướng Abe không muốn đi đêm với Bình Nhưỡng để giải quyết về bất cứ một vấn đề hệ trọng nào vì Bắc Triều Tiên công khai cam kết vẫn ngang nhiên lật lọng, huống chi là một cuộc mật đàm. Có thể ông Abe đi Mông Cổ để nhờ Tổng thống của nước này nói cho Bình Nhưỡng biết rằng Bình Nhưỡng phải nghiêm chỉnh thực hiện những điều đã hứa trước đây với Tokyo về chuyện thả con tin người Nhật, sau đó chắc chắn sẽ được viện trợ một khoảng tiền tương xứng.
Mặc dù Bắc Kinh không trực tiếp lên tiếng chỉ trích việc Thủ tướng Nhật sang thăm Mông Cổ, nhưng người phát ngôn nhân bộ Ngoại giao Trung quốc nói rằng Tokyo sẽ gánh chịu mọi hậu quả về hành động lôi kéo các nước trong vùng chống lại Trung quốc. Chắc chắn Nhật và Mông Cổ sẽ không sợ lời cảnh cáo này vì chương trình viếng thăm Mông Cổ của ông Abe đã được hai nước sắp xếp xong. Có lẽ chỉ có chính quyền CSVN hiện nay mới sợ bất cứ gì mà Trung quốc cảnh cáo chứ các quốc gia khác thì không, mặc dù nằm bên cạnh anh khổng lồ xấu tính.
Tokyo Phản Bác Việc Bắc Kinh Lên Án Nhật Bán Vũ Khí Cho Ấn Độ
Ai cũng biết hiện nay tình hình ban giao giữa hai nước Trung-Nhật đang căng thẳng, hễ Tokyo làm chuyện gì để duy trì ổn định ở biển Đông và biển Hoa Đông là Bắc Kinh chẳng những lên tiếng chỉ trích gay gắt mà còn hăm dọa sẽ có chiến tranh. Có sống ở Nhật rồi mới biết hiện nay người dân và chính quyền nước này rất sợ chiến tranh. chẳng bao giờ muốn gây chiến với bất kỳ quốc gia nào cả, tuy nhiên việc Bắc Kinh ngang nhiên xâm phạm lãnh hải, âm mưu xâm chiếm quần đảo Senkaku của Nhật đã khiến người dân xứ Phù Tang phẩn nộ nên một mặt phải ra tay bảo vệ biển đảo, một mặt tìm sự liên kết với các nước trong vùng đang có chung một số phận như mình là đang bị Trung quốc xâm lược. Ấn Độ là một quốc gia đang có sự phân tranh với Trung quốc ở biên giới và cảm thấy quyền lợi giao thông của mình ở biển Đông đang bị Trung quốc uy hiếp nên dễ dàng hiệp tác với Nhật trong vấn đề này. Ngoài việc diễn tập cứu hộ ở trên biển, New Delhi còn muốn mua của Tokyo một số máy bay US-2 có thể đáp dễ dàng trên biển cho dù gặp sóng cao 3 mét nên việc cứu hộ được nhiều hiệu quả. Việc mua bán này đã được hai nước Ấn-Nhật tiến hành giao thiệp vào vào ngày 23/03/2013. Ngay sau khi Tokyo công bố chuyện này ra là Bắc Kinh đánh phủ đầu ngay bằng cách chỉ trích Nhật Bản buôn bán vũ khí, vi phạm trầm trọng chính ngay hiến pháp của nước này. Bắc Kinh còn lên án Tokyo muốn quay trở lại thời Phát-xít Nhật.
US-2 là loại máy bay 4 chong chóng, thân máy bay làm bằng một loại thép cứng, có gắn hệ thống radar để phân biệt đâu là tàu của phía địch, đâu là tàu của phe ta. Loại máy bay này do hãng công nghiệp nặng Shinmeiwako của Nhật chế tạo để trang bị cho hải quân và lược lượng phòng duyên Nhật sử dụng rất hiệu quả trong việc cứu hộ và tuần tra. Ba năm trước đây, loại máy bay này cũng đã được Nhật đem sang sử dụng ở Ấn Độ dương theo chương trình diệt hải tặc của Liên Hiệp quốc. Vì thấy máy bay US-2 có hiệu năng cao trong việc cứu hộ nên chính phủ Ấn muốn đặt mua ngay nhưng vào thời điểm đó Nhật Bản luật pháp Nhật chỉ cho phép nước này chế tạo vũ khí để phòng vệ chứ không được bán cho nước khác, nay thì Quốc hội Nhật đã thông qua một pháp án nới lõng ba nguyên tắc cho phép Nhật xuất khẩu một số vũ khí nhằm hiệp tác với các quốc gia để cống hiến cho nền hòa bình thế giới.
Theo các bình luận gia thì máy bay US-2 không phải là một loại vũ khí, nếu gở bỏ hệ thống radar tìm mục tiêu của địch để tấn công gắn ở máy bay ra thì có thể bán được ngay cho Ấn Độ vào lúc đó mà không bị vi phạm luật. Mua xong Ấn Độ có thể gắn radar khác vào là xong chuyện, nhưng Nhật Bản không muốn vì sợ gây thêm căng thẳng với Trung quốc, nay vì hành vi xâm lược của Bắc Kinh ở biển Đông và biển Hoa Đông đã lộ nguyên hình nên Tokyo quyết định bán máy bay US-2 cho Ấn Độ để có ý nói cho Bắc Kinh biết đã đến lúc Nhật Bản phải hiệp tác với các quốc gia trong vùng chống lại sự xâm lược của Trung quốc.
Khi biết được Ấn Độ đang giao thiệp với Nhật Bản để mua máy bay US-2 thì các nước như Philippines Indonesia, Brunei và cả Thái Lan cũng lên tiếng muốn mua, sự việc này càng làm cho Trung quốc tức giận vì Nhật đã thuyết phục được một số quốc gia trong vùng cùng nhau hiệp tác chống lại chủ nghĩa bá quyền Trung quốc. Nếu xét về mặt bị Trung quốc xâm luợc thì Việt Nam bị nặng hơn cả Nhật Bản, hơn hẵn Philippines, Indonesia, đáng lý ra nhà cầm quyền CSVN phải tích cực vận động sự hiệp tác quốc tế chống lại bá quyền xâm lược Trung quốc thì lại rất tiêu cực khi Nhật đề nghị hợp tác, chỉ ầm ừ cho qua chuyện và tuyên bố Việt Nam tự mình bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ chứ không liên minh với bất cứ một quốc gia nào. Tự mình bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ tại sao lại bắt bớ, trù dập bất kỳ người dân nào bày tỏ sự phản đối Trung quốc xâm lược, rõ ràng là chính quyền CSVN nói một đường làm một nẻo. thưa có đúng không quý độc giả.
Trung Quốc Mà Cũng Trích Ấn Độ Vi Phạm Nhân Quyền
Vào ngày 16 tháng 12 năm 2012 tại New Delhi đã xảy ra một sự kiện làm cho người dân Ấn Độ lẫn dư luận thế giới không thể nào tha thứ được đó là việc một nữ sinh viên Ấn Độ bị 6 thanh niên hiếp dâm trên xe bus rồi tống xuống đường làm cho người nữ sinh này bị trọng thương phải đưa sang Singapore điều trị nhưng không sao thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Ngay sau khi biết được tin người nữ sinh viên này đã qua đời, đông đảo người dân Ấn Độ đã xuống đường biểu tình phản đối chính phủ của họ đã không chu toàn nhiệm vụ bảo vệ sinh mạng của người dân. Thủ tướng Ấn Độ đã lên báo đài nhận lãnh trách nhiệm và hứa sẽ gia tăng biện pháp an ninh để ngăn ngừa những chuyện như thế xảy ra, hứa sẽ xử phạt thật nặng những kẻ phạm tội theo đúng pháp luật để sự ra đi của người nữ sinh đó không trở thành vô nghĩa.
Trong khi cả thế giới lên án về sự kiện này thì Trung quốc chẳng màn gì đến, bổng dưng vào ngày 20/03/2013 vừa qua, nghĩa là hơn 3 tháng sau, báo đài ở Hoa lục lại lôi chuyện này ra bàn tán sôi nổi rồi lên tiếng chỉ trích Ấn Độ là một nước tự do hỗn loạn, vi phạm nhân quyền, xem rẻ mạng sống người phụ nữ...Tờ Toàn cầu thời báo còn cho đi một bài bình luận nói rằng việc bạo hành phụ nữ ở Ấn Độ là một căn bịnh mãn tính, không bao giờ tuyệt hẵn, xảy ra như cơm bữa, căn nguyên của căn bịnh này là do lối suy nghĩ khinh rẻ phẩm giá người phụ nữ của người đàn ông Ấn Độ, bởi vậy luật pháp của nước này rất hờ hởi, không phạt thật nặng đối với kẻ cưỡng hiếp phụ nữ . Đây là một hành động vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn thế mà chính quyền Ấn Độ vẫn vỗ ngực tự xưng là một quốc gia tự do, dân chủ, tông trọng nhân quyền. Đúng là điều đáng nực cười.
Ngay sau khi các truyền thông lề đảng là đến một số trang mạng thuộc loại dư luận viên lập tức phụ họa một cách lộ liễu, không chỉ phê phán Ấn Độ thậm tệ đủ mọi mặt mà còn cám ơn báo đài nhà nước đã thông tin cho người dân biếtchuyện này.
Hiển nhiên, truyền thông và cư dân mạng Ấn Độ phản ứng lại mạnh mẽ. Người ta thấy báo đài ở Ấn Độ lến tiếng nói với Trung quốc như sau: Sự việc xảy ra vào tháng 12 năm 2012 là một vết nhơ của Ấn Đo, bị thế giới lên án, chỉ trích là đúng, nhưng Trung quốc là một nước Cộng sản, độc tài đảng trị với những thuộc tính tàn bạo, coi thưòng sinh mạng người dân, vi phạm nhân quyền trầm trọng thì không đủ tư cách phê phán bất kỳ một quốc gia nào về vấn đề vi phạm nhân quyền. Nhật báo The Hindu số ra ngày 23/03/2013 viết rằng sự việc nữ sinh Trung quốc bị bạo hành, hiếp dâm ở trường cũng xảy ra như cơm bữa mà thủ phạm phần lớn là các vị thầy. Chuyện này người dân Hoa lục biết, cả thế giới biết thế nhưng báo đài của Trung quốc lại không đưa tin, thậm chí còn muốn dấu dẹm đi, có những trường hợp không thể nào dấu được nữa thì chỉ phớt qua chứ không làm lớn chuyện.
Tại sao Trung quốc lại lên tiếng chỉ trích Ấn Độ vi phạm nhân quyền vào lúc này khi mà chính quyền Bắc Kinh biết rằng động đến vấn đề này sẽ làm cho người dân Trung quốc căm phẩn thêm vì chính họ cũng đang bị chính quyền kềm kẹp thô bạo đủ mọi lãnh vực cơ bản chứ không riêng gì chuyện phụ nữ bị bạo hành, bị khinh thường, bị ngược đãi. Câu trả lời đã có bắt nguồn từ việc vào hiữa tháng 3 vừa qua chính phủ Nhật tuyên bố sẽ đẩy mạnh hiệp tác với bất cứ quốc gia Á châu nào tôn trọng quyền tự do, dân chủ, nhân quyền, trong đó Ấn Độ và Miến Điện là hai quốc gia hàng đầu mà Nhật muốn hợp tác. Sau lời tuyên bố này Quốc hội Nhật đã thông qua một pháp án đặc biệt viện trợ ODA cho Ấn Độ và Miến Điện, còn về phía chính quyền thì Thủ tướng Abe kêu gọi các xí nghiệp rút ra khỏi Trung quốc nên đầu tư vào Ấn Độ và Miến Điện nên Trung quốc lên tiếng chỉ trích Ấn Độ vi phạm nhân quyền để phủ nhận sự nhận thức của Nhật về tình trạng nhân quyền ở Ấn Độ.
Chuyện Trung quốc chỉ trích Ấn Độ vi phạm nhân quyền là một điều đáng ngạc nhiên, nhưng nó không kỳ cục bằng chuyện chính quyền CSVN chỉ trích Anh quốc là một nước vi phạm nhân quyền
Hoa Kỳ Cũng Bị Bắc Hàn Hăm He Cho Nếm Mùi Tên Lửa
Công tâm mà nói thì cả Hàn lẫn Nhật đều có khả năng bẻ gảy bất kỳ một cuộc tấn nào của Bắc Triều Tiên, hơn nữa hai quốc gia này còn có thêm một quốc gia đồng minh khổng lồ là Hoa Kỳ nên không ai nghĩ Bình Nhưỡng có thể làm chuyện điên rồ tấn công Hàn Nhật, ngoại trừ khi lãnh đạo Bắc Triều Tiên muốn tự sát. Chưa nhuộm đỏ được Nam Hàn và sang bằng Tokyo thành bình địa, thế nhưng Bình Nhưỡng vẫn hăm he tiếp mà đối tượng hăm he lần này là Hoa Kỳ qua lời tuyên bố hỏa tiển xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân của Bắc Triều Tiên sẽ nả thẳng đến bất kỳ nơi nào ở Mỹ.
Để cũng cố những lời đe dọa này, vào hạ thuần tháng 3 Bình Nhưỡng đơn phương cắt đứt mọi đường dây nóng điện thoại và fax kết nối với các văn phòng quân sự của hai miền và tuyên bố tình trạng chiến tranh. Mấy ngày sau, trong buổi bế mạc Đại hội Trung ương đảng Lao Động Triều Tiên đích thân ông Kim Chính Ân đã chỉ thị phải đẩy mạnh việc chế tạo bom nguyên tử và tên lửa ngang tầm với các cường quốc đồng thời thực hiện chính sách phát triển kinh tế để làm sao trong 10 năm tới Bắc Triều Tiên sẽ trỏ thành một quốc gia cường thịnh.
Kim Chính Ân còn nói hùng hốn rằng vũ khí hạt nhân của chúng ta nhất quyết không phải là một món hàng để đổi chát bằng đô la mỹ, cũng không phải là đề tài đem ra bàn thảo tại hội nghị quốc tế nhằm ép buộc chúng ta ngưng chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân.
Ai cũng biết nếu không mở cửa giao thương với các nước thì không cách nào Bắc Triều Tiên tự mình có thể giải quyết được nạn thiếu lương thực khiến nhiều người dân phải chết đói, nói chi đến chuyện trở thành một quốc gia cường thịnh, còn việc chế tạo vũ khí hạt nhân thì chắc chắn sẽ phải có sự hậu thuẩn mạnh của Bắc Kinh. Thế nhưng vào tháng trước, ai cũng nghĩ rằng Trung quốc sẽ sử dụng quyền phủ quyết của mình để bác bỏ việc Liên hiệp quốc chế tài đối với Bắc Triều Tiên do việc Bình Nhưỡng thử nghiệm bom nguyên tử, nhưng Bắc Kinh đã không phản đối khiến mọi người ngạc nhiên. Theo sự phân tích của các bình luận gia thì sở dĩ Trung quốc làm vậy vì dã bộ như mình không có hậu thuẩn gì cả cho Bình Nhưỡng liên quan đến chương trình chế tạo vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Ngoài ra cũng là để dằn mặt một đàn em thân tín nhưng đôi lúc bướng bĩnh cãi lại lời mình.
Đúng như sự phân tích đó vì nếu như Trung quốc thật tình muốn trừng phạt Bắc Triều Tiên thì tại sao lại chỉ cho loan tin này trên trên các hệ thống truyền thông hướng ra hải ngoại chứ tại Hoa lục thì hoàn toàn không đả động gì tới. Có lẽ chính quyền Bắc Kinh nghĩ rằng chưa có lịnh thì báo đài ở Hoa lục không được đăng, thế nhưng có ông Deng Yuwen (có âm Hán là Đặng Duật Văn), Phó Tổng biên tập tờ Thời báo Học Tập do trường đảng Cộng sản Trung quốc phát hành, đã xé rào viết một bài bình luận với tựa đề Trung quốc nên từ bỏ Bắc Triều Tiên đăng trên trang nhất số báo ra ngày 27/03/2013. Ông Đặng viết rằng vụ thử bom nguyên tử lần thứ ba của Bình Nhưỡng là thời điểm thích hợp để Trung quốc đánh giá lại mối quan hệ hữu nghị với Bắc Triều Tiên. Với một số lý do, Bắc Kinh nên từ bỏ Bình Nhưỡng. Chỉ vì bài báo đó mà ông Đặng bị mất chức. Trả lời phóng viên tờ Triều Tiên Nhật Báo phát ở Hàn quốc, ông Đặng nói rằng tôi đang bị đình chỉ chức vụ vô thời hạn, nhưng chưa biết bao giờ mới được thuyên chuyển sang công tác khác, bộ Ngoại giao Trung quốc cũng đã tức giận tôi về bài viết này và đã gọi điện thoại tới trường Đảng Trung ương kháng nghị rồi yêu cầu phải xử phạt tôi thật nặng.
Việc ký giả họ Đặng bị mất chức cho thấy Trung quốc không thật tâm muốn trừng phạt Bắc Triều Tiên mà chỉ vì muốn dạy cho Bình Nhưỡng một bài học phải vâng lời Bắc Kinh và qua đó còn có thể dấu tay về chuyện hổ trợ Bắc Hàn chế bom nguyên tử và tên lửa. Màn trình diễn vừa rồi của Trung quốc quá dỡ nên lộ rõ bộ mặt thật của kẻ đứng sau giật dây Bắc Triều Tiên trong việc đe dọa nền hòa bình thế giới nói chung và vùng Đông Á nói riêng.
Miến Điện Bắt Đầu Cho Tư Nhân Ra Nhật Báo
Các nhật báo độc lập đã được bày bán tại các sạp báo ở Miến Điện nhờ các đạo luật mới về tự do |
Sáng sớm ngày 1 tháng 4 vừa qua, hầu hết các sạp báo ở Miến Điện đều đông người sắp hàng, ai cũng muốn mua cho được một vài tờ báo tư nhân đầu tay vừa mới được phép phát hành. Sạp vừa mới mở cửa thế mà chỉ trong vòng chưa đầy 20 phút là 4 tờ báo do tư nhân làm chủ bán sạch bách, trong khi những tờ báo do quốc doanh nằm trơ trọi như cá ươn, chẳng ai động đến, trông thật tội nghiệp. Mua báo tất nhiên là để đọc, nhưng hôm đó người mua báo còn có thêm một mục đích khác là mua để kỷ niệm hay chào mừng ngày tư nhân được phép phát hành lại nhật báo sau đúng nửa thế kỷ bị chính quyền quân phiệt bắt phải đóng cửa. Mỗi tờ báo từ 20 đến 24 trang bán với giá 150 đồng Miến Điện (tương đưng chừng 15 xu mỹ).
Trong tiến trình dân chủ hóa đất nước, Tháng 8 năm ngoái, chính quyền Miến Điện đã thông báo cho các tờ báo quốc doanh không cần phải nộp bài để nhà nước kiểm duyệt trước khi đem in, đến tháng 12 tiến thêm một bước nữa là cho phép tư nhân được ra nhật báo. Ngay sau lịnh này được ban ra là đã có ngay 16 tờ đăng ký, về mặt thủ tục thì chẳng có gì khó khăng, nhưng do thời gian chuẩn bị quá ngắn, chưa trang bị đầy đủ máy móc in ấn nên đầu tháng 4 vừa qua chỉ có 4 tờ nhật báo phát hành đúng theo dự định, 12 tờ báo tư nhân còn lại sẽ lần lượt trình làng. Ông Aung Soe, chủ bút tờ Voice Daily nói rằng chúng tôi phải vắt giò lên cổ mà chạy nước rút, trong vòng 4 tháng phải chuẩn bị máy móc, phải tuyển nhiều ký giả có tay nghề cao, tuy mệt muốn bả hơi, nhưng rất phấn khởi vì sự tự do báo chí đang dần phục hồi trên đất nước chúng tôi. Ông Aung Soe nói tiếp, ngay dưới thời thuộc địa của Anh, người ta còn cho phép tư nhân ra báo thì không lý gì một nước gọi là đã dành lại được độc lập như Miến Điện chúng tôi lại cấm người dân ra báo. Rất may là chính quyền ông Thein Sein thấy rõ vấn đề là không thể mãi mãi cấm tư nhân ra báo khi muốn đất nước phát triển.
Kyemon là một trong những tờ báo quốc doanh lớn ở Miến Điện không bán được bao nhiêu tờ trong ngày 1 tháng 4 vừa qua đã nói với các ký giả nước ngoài rằng trước hết chúng tôi hoan nghênh chuyện chính quyền cho phép tư nhân ra báo, có cạnh tranh thì mới có tiến bộ, chúng tôi nghĩ rằng báo Keymon sẽ tiếp tục không bán được thêm một tuần hay 10 ngày nữa vì mọi người đang hướng về báo tư nhân, sau thời gian đó sẽ trở lại bình thường và chúng tôi tin tưởng sẽ không thua vì một số lý do sau đây. Thứ nhất, chúng tôi có một đội ngũ ký giả dày dặn kinh nghiệm, nhưng trước đây vì phải viết bài theo đơn đặt hàng của nhà nước nên bài vỡ khô khang, nhiều lúc quá vô duyên và phi lý, càng đọc càng tức, nay thì được viết theo sự thật, không sợ bị kiểm duyệt nữa nên bài vỡ chắc chắn trung thực và hay. Thứ hai, chúng tôi có sẵn máy móc tối tân và đội ngũ in ấn có tay nghề cao nên trình bày bắt mắt độc giả và thứ ba là chúng tôi đã có trong tay hệ thống phân phối khắp cả nước. Đầy đủ điều kiện như thế mà thua thì đóng cửa tòa báo cho rồi, phải không.
Thưa quý độc giả, Miến Điện chỉ cách Việt Nam trên dưới một giờ bay thế mà chính quyền người ta cải cách vùn vụt để đưa đất nước đi lên, trong khi Việt Nam chúng ta mang danh là một dân tộc thông minh mà ngày càng tụt hậu, vậy đâu là rào cản khiến đất nước không phát triển nổi. Ai cũng thấy ra ngay cái rào cản đó là tập đoàn cai trị độc tài của đảng CSVN. Loại được rào cản này, chắc chắn chỉ trong vòng một vài thập niên Việt Nam sẽ thật sự vươn lên được ngay.
Miến Điện Tiến, Việt Nam Lùi
Tháng giêng năm nay tại Hà Nội, chính quyền CSVN đã cho tổ chức một buổi lễ gọi là kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris với mục đích phô trương cái thanh thế mà họ gọi là Anh hùng giải phóng Việt Nam. Sở dĩ chính quyền Hà Nội phải phô trương như vậy vì hiện nay người dân Việt Nam đang xa dần đảng CSVN, nếu không muốn nói là oán ghét. Những khẩu hiệu đánh Pháp, chống Mỹ đánh cho Mỹ cứu nước được hô to trong buổi lễ chừng nào thì nó càng lạc lỏng bấy nhiêu ở ngoài xã hội vì chẳng còn ai muốn nhắc đến nữa, ngoại trừ số đảng viên Cộng sản muốn lấy đó làm thành tích cho Đảng, cho mình để khỏa lấp vô số hiện tượng hết sức tiêu cực gây ra cho đất nước này dưới sự cai trị của đảng CSVN. Đó là cảm nghĩ của ký giả Suzuki, đặc phái viên tờ nhật báo Sankei của Nhật ở Bangkok khi sang Hà Nội thu tin về buổi lễ này.
Năm 2000, vợ chồng Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam, máy bay đáp xuống phi trường Nội Bài đã gần nửa đêm thế mà trên đường về khách sạn hai ông bà Clinton vẫn được cả mấy ngàn người dân Hà Nội đứng dọc đường vẫy tay chào đón. Tổng thống một nước cựu thù đã trở thành người khách thân quý của người dân Việt Nam.
Tháng 11 năm 2012, trên đường sang dự hội nghị Thượng đỉnh Đông Á mở rộng (EAS) tại Campuchia, Tổng thống Hoa Kỳ, ông Obama, đã ghé thăm Miến Điện, ở đây ông Obama cũng được đông đảo người dân Miến Điện đứng hai bên đường chào đón một cách nhiệt liệt. Về chuyện này, nếu tính theo thời gian thì Miến Điện đi sau Việt Nam đến 12 năm, nhưng chắc chắn họ đến đích trước vì muốn chơi lâu dài với Mỹ thì trước tiên phải thật sự cải cách chính trị, tôn trọng nhân quyền, chuyện này chính quyền ông Thein Sein đang làm và làm một cách tích cực cho dù phải bỏ đi rất nhiều đặc quyền, đặc lợi của thiểu số cai trị.
Để thực hiện việc cải cách chính trị, chính quyền ông Thein Sein đã thực hiện nhiều đợt thà tù nhân lương tâm,tổ chức bầu cử tự do, bải bỏ lệnh kiểm duyệt, cho tư nhân ra nhật báo, hiện nay người dân Miến Điện không còn sợ bị bắt bớ khi công khai lên tiếng chỉ trích những sai lầm của chính quyền. Sự chỉ trích này không hề gây bất ổn xã hội mà ngược lại là đằng khác, nó đang đẩy mạnh sự phát triển của Miến Điện về mọi mặt mà ai cũng thấy. Cũng chuyện cải cách chính trị thì Việt Nam cũng đã đề cập đến cách đây 27 năm, ngay sau khi áp dụng chính sách Đổi Mới. Chính quyền hứa sẽ cải cách chính trị mà bước đầu là mở rộng dân chủ trong nội bộ đảng rồi dần dần mở rộng ra xã hội, thế nhưng lời hứa không đi đôi với việc làm, tệ hại hơn nữa là ra đàn áp các tôn giáo không trực thuộc sự quản lý của chính quyền, bắt bớ, khủng bố những ai công khai lên tiếng chống tệ nạn tham nhũng, viết blog mà chỉ trích chính quyền là vào tù như chơi. Cải tổ chính trị Miến Điện đi sau về trước còn Việt Nam thì ngày càng thụt lùi.
Chưa đầy hai năm trước đây, Miến Điện bị coi là một quốc gia thiếu dân chủ nhất ở Đông Nam Á, thật ra Việt Nam cũng thiếu dân chủ đâu thua gì Miến Điện, nhưng cái bóng của Miến Điện lớn, che lấp Việt Nam về chuyện này, nay thì tấm màn che đã được hạ nên Việt Nam lộ hẳn ra. tạp chí Economic của Anh ví Việt Nam như con khủng long chính trị bị hóa đá.
Do không cải cách chính trị nên mọi thứ ở Việt Nam đều mù mờ, Đảng nói sao thì người dân phải nghe vậy, ai phản đối là bị lôi thôi, nhẹ thì hù dọa, khủng bố, nặng thì đi tù là chuyện thường. Luật pháp thì có, nhưng xử lý tùy tiện theo ý mỗi quan chức, cộng thêm sự thiếu trong sáng và vô số bất cập khác nên đầu tư nước ngoài vào Việt Nam liên tục sút giảm trong 4 năm liền. Ngoài việc đàn áp, chính quyền CSVN còn lấy sự phát triển kinh tế để đè ép những bất mãn của người dân, nay thì sự phát triển kinh tế của Việt Nam đang suy thoái, coi như chính quyền CSVN mất đi một phương tiện khá hữu hiệu trong việc trấn áp nổi bất mãn của người dân. Trong khi tiến trình dân chủ hóa ở Miến Điện chưa thật sự hoàn tất, nhưng đầu tư nước ngoài đã và đang đổ vào xứ chùa Vàng này, chỉ cần thêm một hoặc hai thập niên nữa là Miến Điện vững vàng cất cánh để trở thành cường quốc kinh tế trong khối ASEAN. Lãnh vực này ai cũng thấy Miến Điện đi sau về trược. Việt Nam đi trước mà không tới đích, hiện đang lụm khụm không biết phải sửa cổ xe kinh tế sắp đổ bằng cách nào. Sửa bằng cách phải cải cách chính trị thì những người cầm quyền ở Việt Nam không muốn vì sẽ bị mất quyền lực và quyền lợi ưu tiên.
Năm 2010, chính quyền CSVN vẫn dẹp chuyện đa nguyên, đa đảng sang một bên, nhưng trên cương vị Chủ tịch Hiệp hội ASEAN vào thời điểm đó, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khuyên chính quyền quân nhân Miến Điện nên chấp nhận việc dân chủ hóa đất nước. Sang năm (2014) đến phiên Miến Điện làm Chủ tịch ASEAN chắc sẽ cám ơn ông Dũng và không biết Tổng thống Thein Sein sẽ nói lời gì để Việt Nam noi gương cải cách chính trị hầu đi lên như Miến Điện. Hãy chờ xem.
Nhật Đánh Giá Cao EU Về Việc Không Bán Vũ Khí Cho Trung Quốc
Theo lịch trình thì cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Liên minh Âu châu là ông Heman Van Rompuy sẽ viếng thăm Nhật Bản, nhưng do phải giải quyết gấp rút về nguy cơ khủng hoảng tài chính của một thành viên EU là nước Cộng hòa Cyprus nên chuyến công du này được dời lại khoảng 1 tháng. Chính ông Rompuy đã điện thoại thông báo cho ông Abe (Thủ tướng) Nhật để xin lỗi và nói rõ lý do vì sao không viếng thăm Nhật được theo như dự định. Trong cuộc điện đàm này, ông Rompuy còn cho biết EU vẫn quyết định tiếp tục duy trì chính sách cấm bán vũ khí cho Trung quốc. Lẽ đương nhiên Thủ tướng Nhật đánh giá cao quyết định này và còn nói thêm là do quyết định này mà Pháp không thể bán cho Trung quốc một số trang thiết bị để cho trực thăng có thể dễ dàng đáp trên tàu chiến. Ông Abe còn nói thêm rằng để ngăn chận sự bành trướng sức mạnh quân sự của Trung quốc ở biển Đông, biển Hoa Đông trong ý đồ xâm lược, EU nên hiệp tác nhiều hơn nữa với Nhật và nhiều nước khác ở Đông Nam Á
Tưởng cũng nhắc lại là vào năm 1989, ngay sau khi biến cố đẩm máu Thiên An Môn xảy ra, Liên hiệp Âu châu đã quyết định không bán vũ khí cho Trung quốc với lý do là chính quyền Bắc Kinh đàn áp nhân quyền. Từ năm 2003 đến năm 2005, Pháp và Đức muốn xé rào nên đã có yêu cầu EU tháo gở từng phần việc cấm bán vũ khí cho Trung quốc. Nhưng do sự trình bày đầy thuyết phục của Hoa Kỳ và Nhật Bản nên EU vẫn tiếp tục duy trì việc bán vũ khí cho Trung quốc. Nay ông Chủ tịch EU công khai xác nhận lập trường của mình thêm một lần nữa về chuyện cấm bán vũ khí cho Trung quốc đã khiến cho Bắc Kinh tức giận vô cùng nên lên tiếng chỉ trích EU, nhưng Nhật Bản là quốc gia bị Bắc Kinh lên án nặng nhất.
Theo các bình luận gia Nhật Bản thì quyền lợi giao thông ở biển Đông, nhất là biển Hoa Đông của các quốc gia trong Liên minh Âu châu không nhiều nên chuyện Trung quốc bành trướng sức mạnh quân sự ở vùng biển này không là vấn đề ưu tư hàng đầu của EU vì vậy Nhật Bản và cả Hoa Kỳ cần phải nổ lực vận động EU hơn nữa mới mong có được sự hiệp lực.
Thưa quý độc giả, trước đây mỗi lần bị Bắc Kinh chỉ trích chứ chưa nói đến chuyện lên án thì Nhật Bản luôn tìm cách làm dịu căng thẳng để giữ mối giao thương, nhưng kể từ khi Bắc Kinh dở trò xâm lăng quần đảo Senkaku thì Tokyo ăn miếng, trả miếng ngay chứ không như xưa nữa, điều này cho thấy sự bảo toàn lãnh thổ và lãnh hải là ưu tiên hàng đầu chứ không phải là chuyện giao thương, mậu dịch, đặt việc mua bán lên trên tất cả như một anh lái buôn, một cụm từ mà người ta thường gắn cho Nhật Bản. Chính quyền CSVN không phải là một con buôn như Nhật Bản, chỉ là một nhóm lãnh đạo luôn ngữa tay xin tiền Trung quốc, xin Bắc Kinh bảo kê quyền lực cho họ thống trị người dân Việt Nam nên chuyện im lặng trước hành vi xâm lược Việt Nam của bá quyền phương Bắc là điều dễ hiểu, tệ hại hơn nữa là còn bán đất, nhượng biển cho Trung quốc. Đau khổ và nhục nhã quá cho dân tộc Việt Nam, thưa có phải vậy không.