Tiến sĩ Karin Karlekar công bố bản báo cáo có
tựa đề “Press Freedom in 2012: Middle East
Volatility amid global decline” trong buổi họp báo
tại Newseum hôm 01/5/2013
RFA photo
Hòa Ái, phóng viên RFA
2013-05-01
***********************************
Mở đầu bản báo cáo với bối cảnh tỉ lệ phần trăm số người trên thế giới sống trong môi trường tự do thông tin bị giảm xuống thấp nhất trong hơn một thập niên qua, Tiến sĩ Karin Kalenkar lần lượt trình bày chi tiết về tình hình dân chủ và tự do thông tin ở các quốc gia trong năm vừa qua.
Trong tổng số 197 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong năm 2012 , 32% có được tự do thông tin hoàn toàn, 36% có được tự do thông tin tương đối và 32% thì không có tự do thông tin. Về số người dân bị tác động đáng kể nhất là ở hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 1/3 dân số thế giới. Tỉ lệ phần trăm số người được có tự do thông tin trong năm qua cũng bị giảm về lại mức thấp nhất hồi năm 1996 khi Freedom House bắt đầu tiến hành khảo sát và đánh giá. Năm 2012, các quốc gia không có tự do thông tin lại tăng lên do Ai Cập và Thái Lan trở thành quốc gia kiểm duyệt thông tin.
Xu hướng suy giảm chung xảy ra trong bối cảnh nghịch lý, khi các nguồn thông tin cũng như phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng. Nguyên nhân thụt lùi là do báo chí tư nhân và các phương tiện truyền thông mới vẫn tiếp tục bị các chế độ độc tài kiểm duyệt một cách tinh vi, hiệu ứng của khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu và khó khăn tài chánh dài hạn của các cơ quan truyền thông in ấn cũng như các mối đe dọa liên tục từ các nhóm tội phạm có tổ chức và các tổ chức sắc tộc Hồi giáo.
Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới tạo ra phản ứng áp chế dữ dội từ các chế độ độc tài với kiểm soát chặt chẽ về truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác và đang có sự cảnh báo nguy hiểm khi bình luận trực tuyến về chính trị. Trung Quốc, Nga, Iran và Venezuela đã từ lâu phải dùng đến các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông, bắt giữ một số nhà phê bình báo chí, đóng cửa hoặc theo dõi các phương tiện truyền thông hoặc các trang blog và cáo buộc tội phỉ báng hoặc lợi dụng tự do báo chí chống đối chính quyền. Năm 2012, Nga thi hành kiểm duyệt nội dung trên internet, thiết lập một chiều hướng tiêu cực trên phần còn lại của khu vực Á-Âu được cho là ảm đạm. Riêng Trung Quốc, thời kỳ chuyển giao quyền lực cho lãnh đạo mới của Đảng Cộng Sản trong năm qua ngay lập tức hạn chế tự do thông tin trên phương tiện truyền thông truyền thống và cả internet.
Tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương, 15 quốc gia có tự do thông tin hoàn toàn, 12 quốc gia tự do tương đối và 13 quốc gia không có tự do thông tin. Bắc Hàn bị đánh giá là một trong những quốc gia thụt lùi nhất về tự do dân chủ và tự do thông tin trên thế giới. Trung Quốc, Lào và Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia kiểm duyệt thông tin một cách chặt chẽ. Năm 2012, ngoại trừ Miến Điện có sự cải thiện đáng kể với các thay đổi tích cực như trả tự do cho các blogger bị giam cầm và các nhà báo, chấm dứt truyền thông độc quyền, báo chí tư nhân được phát hành…Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia bị đánh giá là thụt lùi và có chiều hướng tiêu cực.
Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do dân chủ và tự do thông tin trong bản báo cáo năm 2012 của Freedom House. Trả lời câu hỏi của đài RFA rằng trong năm 2012, VN có sự cải thiện nào về tự do thông tin hay không, Tiến sĩ Karin Karlekar cho biết:
“Chúng tôi không thấy có sự cải thiện nào ở VN cả. VN vẫn bị xếp hạng là một trong những nước thụt lùi nhất ở Châu Á và trên toàn thế giới. Trong năm vừa qua, chúng tôi đặc biệt ghi nhận chính quyền vẫn tiếp tục đàn áp các blogger và xiết chặt truyền thông. Thật sự trong năm 2012 VN không có sự thay đổi nào trong trào lưu mong đợi của thế giới”.
Qua bảng báo cáo của Freedom House về tình hình tự do dân chủ và tự do báo chí cho thấy sự trượt lùi toàn cầu. Câu hỏi được đặt ra liệu rằng “điểm sáng”-Miến Điện có phải là một mô hình kiểu mẫu cho các quốc gia cần thay đổi trong bức tranh toàn cầu ảm đạm hiện nay, Tiến sĩ Karin Karlekar nói lên quan điểm của mình:
“Miến Điện có sự thay đổi khởi đầu ấn tượng cả về dân sự và tự do truyền thông. Rõ ràng quốc gia này là một kiểu mẫu khi từng là một trong những quốc gia được đánh giá có nền dân chủ thụt lùi nhất và chính quyền đàn áp nhất trên thế giới đã có những thay đổi đổi tích cực trong quá trình cải cách quốc gia. Mặc dù chúng tôi vẫn thấy quan ngại về tình trạng xung đột sắc tộc ở địa phương, Miến Điện vẫn còn nhiều hạn chế nhất là hạn chế đối với giới báo chí tuy nhiên so với 2 năm về trước, Miến Điện có sự thay đổi lớn”.
Tại Newseum có một bản đồ lớn mô tả về tình trạng tự do dân chủ và tự do thông tin của các quốc gia trên thế giới. Màu xanh tượng trưng cho quốc gia có tự do hoàn toàn, màng vàng tượng trưng cho quốc gia có tự do tương đối và màu đỏ tượng trưng cho quốc gia không có tự do.
Trên bảng xếp hạng về tự do thông tin của Freedom House trong báo cáo vừa nêu, Việt Nam ở nhóm vị trí 182 trên 197 quốc gia.
Trong tổng số 197 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong năm 2012 , 32% có được tự do thông tin hoàn toàn, 36% có được tự do thông tin tương đối và 32% thì không có tự do thông tin. Về số người dân bị tác động đáng kể nhất là ở hai quốc gia Trung Quốc và Ấn Độ chiếm hơn 1/3 dân số thế giới. Tỉ lệ phần trăm số người được có tự do thông tin trong năm qua cũng bị giảm về lại mức thấp nhất hồi năm 1996 khi Freedom House bắt đầu tiến hành khảo sát và đánh giá. Năm 2012, các quốc gia không có tự do thông tin lại tăng lên do Ai Cập và Thái Lan trở thành quốc gia kiểm duyệt thông tin.
Xu hướng suy giảm chung xảy ra trong bối cảnh nghịch lý, khi các nguồn thông tin cũng như phương tiện truyền thông ngày càng đa dạng. Nguyên nhân thụt lùi là do báo chí tư nhân và các phương tiện truyền thông mới vẫn tiếp tục bị các chế độ độc tài kiểm duyệt một cách tinh vi, hiệu ứng của khủng hoảng kinh tế ở Châu Âu và khó khăn tài chánh dài hạn của các cơ quan truyền thông in ấn cũng như các mối đe dọa liên tục từ các nhóm tội phạm có tổ chức và các tổ chức sắc tộc Hồi giáo.
Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới tạo ra phản ứng áp chế dữ dội từ các chế độ độc tài với kiểm soát chặt chẽ về truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác và đang có sự cảnh báo nguy hiểm khi bình luận trực tuyến về chính trị. Trung Quốc, Nga, Iran và Venezuela đã từ lâu phải dùng đến các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông, bắt giữ một số nhà phê bình báo chí, đóng cửa hoặc theo dõi các phương tiện truyền thông hoặc các trang blog và cáo buộc tội phỉ báng hoặc lợi dụng tự do báo chí chống đối chính quyền. Năm 2012, Nga thi hành kiểm duyệt nội dung trên internet, thiết lập một chiều hướng tiêu cực trên phần còn lại của khu vực Á-Âu được cho là ảm đạm. Riêng Trung Quốc, thời kỳ chuyển giao quyền lực cho lãnh đạo mới của Đảng Cộng Sản trong năm qua ngay lập tức hạn chế tự do thông tin trên phương tiện truyền thông truyền thống và cả internet.
Điểm sáng Miến Điện
Tại vùng Châu Á-Thái Bình Dương, 15 quốc gia có tự do thông tin hoàn toàn, 12 quốc gia tự do tương đối và 13 quốc gia không có tự do thông tin. Bắc Hàn bị đánh giá là một trong những quốc gia thụt lùi nhất về tự do dân chủ và tự do thông tin trên thế giới. Trung Quốc, Lào và Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia kiểm duyệt thông tin một cách chặt chẽ. Năm 2012, ngoại trừ Miến Điện có sự cải thiện đáng kể với các thay đổi tích cực như trả tự do cho các blogger bị giam cầm và các nhà báo, chấm dứt truyền thông độc quyền, báo chí tư nhân được phát hành…Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia bị đánh giá là thụt lùi và có chiều hướng tiêu cực.
Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do dân chủ và tự do thông tin trong bản báo cáo năm 2012 của Freedom House. Trả lời câu hỏi của đài RFA rằng trong năm 2012, VN có sự cải thiện nào về tự do thông tin hay không, Tiến sĩ Karin Karlekar cho biết:
“Chúng tôi không thấy có sự cải thiện nào ở VN cả. VN vẫn bị xếp hạng là một trong những nước thụt lùi nhất ở Châu Á và trên toàn thế giới. Trong năm vừa qua, chúng tôi đặc biệt ghi nhận chính quyền vẫn tiếp tục đàn áp các blogger và xiết chặt truyền thông. Thật sự trong năm 2012 VN không có sự thay đổi nào trong trào lưu mong đợi của thế giới”.
Qua bảng báo cáo của Freedom House về tình hình tự do dân chủ và tự do báo chí cho thấy sự trượt lùi toàn cầu. Câu hỏi được đặt ra liệu rằng “điểm sáng”-Miến Điện có phải là một mô hình kiểu mẫu cho các quốc gia cần thay đổi trong bức tranh toàn cầu ảm đạm hiện nay, Tiến sĩ Karin Karlekar nói lên quan điểm của mình:
“Miến Điện có sự thay đổi khởi đầu ấn tượng cả về dân sự và tự do truyền thông. Rõ ràng quốc gia này là một kiểu mẫu khi từng là một trong những quốc gia được đánh giá có nền dân chủ thụt lùi nhất và chính quyền đàn áp nhất trên thế giới đã có những thay đổi đổi tích cực trong quá trình cải cách quốc gia. Mặc dù chúng tôi vẫn thấy quan ngại về tình trạng xung đột sắc tộc ở địa phương, Miến Điện vẫn còn nhiều hạn chế nhất là hạn chế đối với giới báo chí tuy nhiên so với 2 năm về trước, Miến Điện có sự thay đổi lớn”.
Tại Newseum có một bản đồ lớn mô tả về tình trạng tự do dân chủ và tự do thông tin của các quốc gia trên thế giới. Màu xanh tượng trưng cho quốc gia có tự do hoàn toàn, màng vàng tượng trưng cho quốc gia có tự do tương đối và màu đỏ tượng trưng cho quốc gia không có tự do.
Trên bảng xếp hạng về tự do thông tin của Freedom House trong báo cáo vừa nêu, Việt Nam ở nhóm vị trí 182 trên 197 quốc gia.