Nguy cơ bệnh từ nước ngọt và nước uống tăng lực


sieu-thi-hang-hoa-a3-305.jpg
Gian hàng bán nước ngọt trong một siêu thị
ở Hà Nội, ảnh chụp năm 2012. RFA PHOTO



Việt Hà, phóng viên RFA
2013-05-01

 Nước ngọt và đồ uống tăng lực vốn là loại đồ uống khá phổ biến hiện nay trên thế giới. Các nhà sản xuất thi nhau quảng cáo những tác dụng tốt của các loại đồ uống này như bổ xung vitamin, tăng lực. Tuy nhiên đây cũng là những loại đồ uống có thể làm tăng các nguy cơ bệnh tim mạch, tiểu đường và béo phì. Việt Hà xin gửi tới quý vị những thông tin về ảnh hưởng sức khỏe của loại đồ uống này trong trang tạp chí sức khỏe đời sống.

Nước ngọt lợi hay hại

Mùa hè sắp đến, khi thời tiết chuyển nóng, người ta thường có nhu cầu uống nước nhiều hơn, nhất là các loại nước ngọt. Ngày nay, bên cạnh các loại nước ép hoa quả tự nhiên, người ta cũng có thể tìm mua các loại nước quả, nước ngọt đóng hộp, đóng chai ở các cửa hàng. Cho thêm chút đá hay để trong tủ lạnh, các loại nước này giúp giảm cơn khát đáng kể cho mọi người giữa lúc nắng nóng, mệt mỏi. Thế nhưng, việc uống nhiều loại nước ngọt này có thể dẫn đến các nguy cơ bệnh tật từ tim mạnh, tiểu đường đến ung thư.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây tại Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, cho thấy việc uống các loại nước ngọt này đang dẫn đến nguy cơ gia tăng ở nhiều nước với các bệnh nguy hiểm. Bác sĩ Rachel Johnson, thuộc trường đại học Vermont, thành viên của ủy ban dinh dưỡng thuộc Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, cho biết:
Nguy cơ chính của việc uống nước ngọt là bị thừa cân. Nhưng việc uống nước ngọt quá nhiều cũng làm tăng huyết áp, và tăng các nguy cơ bệnh tim mạch. -BS Rachel Johnson
“Nghiên cứu này tập trung vào các loại nước uống có đường bao gồm nước ngọt, nước uống thể thao, nước uống tăng lực tại 140 nước trên thế giới chiếm khoảng 80% dân số thế giới. Những người nghiên cứu tìm hiểu những thay đổi trong BMI tức chỉ số khối lượng của cơ thể, và nó có liên hệ thế nào với việc sử dụng đồ ngọt, và sau đó là mối liên hệ giữa việc uống các loại nước uống này với tử vong. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu những thay đổi trong việc tiêu dùng đồ uống có đường và mối liên hệ của nó với BMI và tử vong do tim mạch, hay tiểu đường, ung thư. Họ đi đến kết luận là tại Mỹ 1/3 số người tử vong liên quan đến bệnh tim, tiểu đường, hay ung thư có thể là do uống quá nhiều nước uống có đường.”
Nghiên cứu cho thấy khoảng 25.000 ca tử vong trên thế giới vào năm 2010 có liên quan đến việc uống nước ngọt. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu số lượng nước ngọt được tiêu thụ trên toàn thế giới và chia theo độ tuổi, giới tính người được điều tra, ảnh hưởng của nó đói với các bệnh béo phì, tiểu đường. Trong 9 vùng của thế giới, các nước Mỹ Latin và Caribe là nước có tỷ lệ người chết vì tiểu đường do uống nước ngọt nhiều nhất. Các nước Đông và Trung Âu có tỷ lệ người chết vì các bệnh tim mạch do uống nước ngọt lớn nhất thế giới. Trong số 15 nước đông dân nhất thế giới, Mexico là nước có số lượng nước ngọt tiêu thụ trên đầu người nhiều nhất và tỷ lệ người chết do uống nhiều nước ngọt lớn nhất với 318 ca trên 1 triệu dân. Trong khi đó Nhật Bản là nước có lượng nước ngọt tiêu thụ trên đầu người thấp nhất và tỷ lệ tử vong do uống nước ngọt cũng thấp nhất, chỉ khoảng 10 ca trên 1 triệu dân.
Theo bác sĩ Johnson, uống nước ngọt có rất nhiều nguy cơ bị bệnh tật:
“Nguy cơ chính của việc uống nước ngọt là bị thừa cân. Nhưng chúng ta cũng biết là việc uống nước ngọt quá nhiều cũng làm tăng huyết áp, và tăng các nguy cơ bệnh tim mạch.”
000_Hkg6817937-250.jpg
Một tiệm bán bia và nước ngọt ở Hà Nội, ảnh chụp năm 2012. AFP PHOTO.

Khi uống nước ngọt, người ta tự nhiên cũng nạp thêm năng lượng vào người. Tuy nhiên, sau khi uống nước ngọt, thường con người vẫn có thể ăn thêm thức ăn, tức là tăng thêm năng lượng cho cơ thể, nhiều khi là quá mức. Bác sĩ Johnson nói tiếp:
“Một trong các vấn đề với nước ngọt là dường như chúng ta hấp thụ năng lượng mà chúng ta nhập vào từ đồ uống có đường khác với năng lượng từ đồ ăn, hay nói theo cách khác là khi chúng ta uống nước ngọt thì nó cũng không giảm lượng thức ăn ăn vào sau đó.”
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một phụ nữ trung bình một ngày cần hấp thụ khoảng từ 1.600 đến 2.400 calorie (đơn vị đo năng lượng), còn ở nam giới là từ 2.000 đến 3.000 đơn vị đo năng lượng một ngày. Việc hấp thụ quá nhiều năng lượng trong khi không có các hoạt động thể chất sẽ dẫn đến thừa cân vì năng lượng không được tiêu thụ sẽ biến thành mỡ trong cơ thể.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo mỗi người lớn không nên hấp thụ hơn 450 gram năng lượng từ nước ngọt mỗi tuần.

Nước tăng lực và nguy cơ tim mạch

Trong các loại đồ uống có đường, đồ uống tăng lực là một trong nhiều loại đồ uống khá phổ biến hiện nay. Các loại đồ uống này được quảng cáo khá nhiều trên TV, đài, báo với những lời mời chào hấp dẫn như tăng lực cho cơ thể, giúp tinh thần sảng khoái, tỉnh táo để làm việc hoặc chơi thể thao.
Theo tôi thì những người có vấn đề về tim mạch nên tránh loại nước uống tăng lực nhất là những người có vấn đề về nhịp tim bất thường. - BS Gordon Tomasselli
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy các loại đồ uống tăng lực này không phải dành cho tất cả mọi người, nhất là những người bị bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ bị các bệnh này.
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây của các nhà khoa học Mỹ tại Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy, việc uống từ 1 đến 3 lon nước tăng lực một lúc có thể làm tăng nhịp tim của cơ thể, là yếu tố nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong do loạn nhịp tim.
Bác sĩ Gordon Tomasselli, nguyên Chủ tịch Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ cho biết về nghiên cứu này như sau:
“Đây là nghiên cứu nhìn vào ảnh hưởng của các loại nước uống tăng lực đối với các bệnh tim mạch. Có rất nhiều loại nước uống tăng lực ngày nay có những ảnh hưởng đã được dự đoán trước đối với nhịp tim và huyết áp. Nó làm tăng nhịp tim và tăng huyết áp. Trong phần nghiên cứu ban đầu cho thấy các dấu hiệu huyết áp có bị tăng lên nếu người ta uống nước tăng lực.”
Trong phần đầu nghiên cứu chọn lọc, các nhà nghiên cứu đã tìm hiểu 93 người vừa uống khoảng 1 đến 3 lon nước tăng lực. Kết quả cho thấy những người này có những yếu tố liên quan đến loạn nhịp tim, mà trong y khoa gọi là QT kéo dài.
sieu-thi-nuoc-giai-khat-112211-250.jpg
Gian hàng bán nước ngọt trong một siêu thị ở Hà Nội, ảnh chụp năm 2012. RFA PHOTO.

Người bị QT dài bị mắc chứng rối loạn nhịp tim tiềm năng có thể gây ra nhịp tim nhanh, tim đập hỗn loạn. Nhịp tim đập nhanh có thể gây ra ngất đột ngột. Trong một số trường hợp, tim có thể thất thường gây đột tử.
Những người bị QT kéo dài có thể do đột biến gene mà cũng có thể do sử dụng một số loại thuốc có phản ứng phụ.
Bác sĩ Tomasseli khuyên những người có những vấn đề về tim mạch hoặc có nguy cơ bị bệnh tim mạch, nên cẩn trọng khi uống các loại nước uống tăng lực:
“Theo tôi thì những người có vấn đề về tim mạch nên tránh loại nước uống này, nhất là những người có vấn đề về nhịp tim bất thường. Nếu gia đình của bạn có lịch sử về nhịp tim bất thường gây tử vong sớm thì nên được kiểm tra kỹ trước khi uống loại nước uống này với số lượng nhiều. Với nhóm người này, việc tránh loại nước uống này sẽ là biện pháp cẩn trọng. Tôi hiểu loại nước này bây giờ đã trở thành một phần trong văn hóa cuộc sống và mọi người sử dụng nhiều, tuy nhiên bạn nên cẩn trọng nếu biết mình có tiền sử về bệnh tim, nhịp tim bất thường hoặc có người trong gia đình có liên hệ về huyết thống có bệnh về nhịp tim và đột tử. Bạn cần đi kiểm tra kỹ trước khi uống loại nước uống này. Và nếu bạn đang uống một loại thuốc kê đơn nào đó thì cũng nên đi kiểm tra vì có thể sẽ có phản ứng liên quan đến QT kéo dài, thay đổi nhịp tim và tăng huyết áp.”
Tất nhiên không phải ai có vấn đề tim mạch khi uống nước tăng lực sẽ có cảm giác bất thường ngay lập tức. Bác sĩ Tomasseli lưu ý mọi người:
“Tôi nghĩ những người uống các loại nước uống này thường không thấy có dấu hiệu bệnh gì mà chỉ cảm thấy là có năng lượng hoạt động hơn, tỉnh táo hơn. Nhưng chắc chắn là khi bạn cảm thấy nhịp tim mạnh lên, thì nên chú ý. Nếu sau khi uống nước này, bạn cảm thấy sốt ruột, bồn chồn, thì đây là những dấu hiệu cho thấy có thể bạn đã uống quá nhiều, hoặc loại nước uống này là quá nhiều với bạn.”
Các loại đồ uống có đường, nước tăng lực giờ đây đã trở nên rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Việc hoàn toàn không sử dụng các loại đồ uống này là rất khó. Tuy nhiên, với những kết quả của các nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của các loại đồ uống chế biến lên sức khỏe con người, các nhà nghiên cứu cũng mong muốn gửi ra một thông điệp đến mọi người nên cẩn trọng trong các lựa chọn về ăn uống hàng ngày của mình.
Tạp chí sức khỏe đời sống tuần này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin quý vị chia sẻ các thông tin và câu hỏi về các vấn đề y tế, sức khỏe đến trang tạp chí sức khỏe đời sống tại email vietha@rfa.org hoặc www.facebook.com/vietharfa
Việt Hà thân mến tạm biệt và xin hẹn gặp lại quý vị kỳ tới.


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors