Người Công giáo Trung Quốc lo sợ Bắc Kinh tái kiểm soát Giáo hội


Giáo dân Thiểm Tây trong thánh lễ Chủ nhật, ngay sau khi Toà thánh Vatican bầu chọn Tân giáo hoàng (Reuters)
Giáo dân Thiểm Tây trong thánh lễ Chủ nhật, ngay sau khi Toà thánh Vatican bầu chọn Tân giáo hoàng (Reuters)

Thụy My
Trong bài viết mang tựa đề « Người Công giáo Trung Quốc lo sợ Bắc Kinh tái kiểm soát Giáo hội », thông tín viên Le Monde tại Thượng Hải cho biết sau khi Giám mục Thượng Hải Kim Lỗ Hiền qua đời và tân giám mục phụ tá Mã Đạt Khâm bị quản thúc tại gia, giáo dân lo ngại chính quyền sẽ sử dụng trở lại bàn tay sắt.

Bài báo mở đầu bằng sự kiện hàng trăm tu sĩ hiện diện tại giáo đường Thượng Hải hôm thứ Hai 29/04/2013 để tưởng niệm khuôn mặt biểu tượng cho sự hòa giải giữa Vatican và Giáo hội Công giáo do Đảng Cộng sản Trung Quốc điều khiển. Đức Giám mục Kim Lỗ Hiền (Jin Luxian) đã qua đời chiều ngày 27/4, thọ 97 tuổi. Ngài đã từng theo học tại nhà tập ở vùng Saône-et-Loire nước Pháp, trở về Trung Quốc năm 1951, và sau đó bị chế độ Mao Trạch Đông kết án 5 năm tù. Ngài phải ngồi tù suốt 18 năm và sau đó bị đi cải tạo 9 năm.
Sau khi được trả tự do năm 1982, Giám mục Kim Lỗ Hiền vẫn gia nhập giáo hội « chính thức » và với tinh thần thực dụng, ngài vận động để hai giáo hội ngầm và của nhà nước xích gần lại với nhau. Năm 2005, ngài thành công trong việc phong chức một giám mục phụ tá ở Thượng Hải, được cả Roma và Bắc Kinh thông qua, đánh dấu một thời kỳ 5 năm quan hệ giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh nồng ấm trở lại.
Sự hòa thuận này đã tan thành mây khói từ tháng 11/2010 khi Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc lại tự ý tiến hành phong chức cho các giám mục ở Thừa Đức (Chengde) thuộc tỉnh Hà Bắc, chưa được Đức Giáo hoàng chuẩn y. Các thành viên hàng giáo phẩm trung thành với Roma bị các nhân viên an ninh cưỡng bức đến dự lễ.
Bắc Kinh biện minh là cần đẩy nhanh việc phong chức tại một số địa hạt chưa có giám mục, nhưng những người Công giáo coi đây là dấu hiệu cho thấy chính quyền đã cứng rắn hơn. Tuy nhiên họ còn phân vân, không biết điều này nằm trong một chính sách tổng thể nhằm đàn áp các nhà tranh đấu cho nhân quyền, hay chỉ là mánh lới của các quan chức phụ trách quản lý Giáo hội, vì những người này sợ rằng quyền lực của họ sẽ bị lung lay một khi Roma và Bắc Kinh hòa hiếu lâu dài.
"Tự do" với điều kiện phải phục tùng chính quyền
Xúc cảm đã lên đến đỉnh điểm tại Thượng Hải hôm thứ Hai 29/4, trong buỗi lễ chỉ do một linh mục tiến hành. Đó là vì mùa hè vừa qua, tân giám mục phụ tá của thành phố đông dân nhất Trung Quốc Mã Đạt Khâm (Ma Daqin) đã bị quản thúc tại gia. Trong thánh lễ phong chức giám mục phụ tá cho bản thân hôm 07/07/2012, ngài đã từ chối chạm tay vào hai vị giám mục không được Roma chuẩn y. Sự hiện diện của họ là do Giáo hội của Nhà nước bắt buộc, vì vậy mà một số tu sĩ không muốn đến tham dự thánh lễ. Bản thân Mã Đạt Khâm không chống đối Giáo hội « chính thức », trong đó ngài giữ một chức vụ quan trọng tại Thượng Hải. Nhưng trước đó không lâu, ngài đã được Vatican bổ nhiệm.
Chính trong thánh lễ hôm ấy, Mã Đạt Khâm đã loan báo trên micro là ngài từ chối các chức vụ của Hội Công giáo Yêu nước do Đảng Cộng sản điều khiển. Một người châu Âu có mặt trong buổi lễ kể lại : « Các thanh niên vỗ tay như sấm dậy, còn các viên chức thì tái mặt ! ». Những cán bộ Đảng lần lượt rời nhà thờ. Thánh lễ chấm dứt, các nhân viên an ninh mặc thường phục cưỡng bức vị tân giám mục đến chủng viện Xà Sơn (Sheshan) cách trung tâm thành phố 30 km, và quản thúc ngài tại đây.
Hội Công giáo Yêu nước Trung Quốc nghĩ rằng vị tân giám mục là một tu sĩ dễ thỏa thuận, thậm chí ngoan ngoãn. Người châu Âu hiện diện trong thánh lễ đáng nhớ hôm ấy phân tích : « Ngược với những người như Giám mục Kim Lỗ Hiền đã từng bị giam cầm 27 năm trời, thấy mỗi sự cải thiện đều là điều tốt so với thời kỳ cứng rắn nhất trước đây, thế hệ mới đã đặt hy vọng vào hòa giải. Họ đứng trước một chính sách siết lại - không thể giải thích được - từ năm 2010, và chứng tỏ rằng sẽ không đi xa hơn ». Ước vọng cuối đời của Đức giám mục Kim Lỗ Hiền là có được một cộng đồng hòa hợp. Năm ngoái ngài đã từ chối đưa ra lời bình luận với Le Monde về các vụ đàn áp đang diễn ra, trong khi vẫn lo ngại cho số phận các tu sĩ trẻ tuổi nhất.
Người kế vị của Giám mục Kim đã bị tách rời khỏi thế giới bên ngoài. Khi cố gắng đến thăm chủng viện vào tháng trước, một trong những người bạn linh mục của giám mục phụ tá Mã Đạt Khâm cho biết, ngài có thể cùng dùng bữa với các chủng sinh khác, nhưng phải làm lễ một mình. « Tự do cho người Công giáo là với điều kiện phải phục tùng hệ thống ». Người này nhận xét, giám mục Mã Đạt Khâm có thể cập nhật tài khoản Vi Bác – đôi khi đưa lên một vài đoạn trong Kinh Thánh. Ngài có thể được gặp gỡ vài người, nhưng không được tiếp xúc với người ngoại quốc vì điều này « sẽ làm trầm trọng hơn » trường hợp của mình.
Từ mùa hè năm ngoái, ê-kíp lãnh đạo Trung Quốc đã được thay đổi, và một Đức Giáo hoàng mới đã được bầu lên. Nhưng nếu tân chủ tịch Tập Cận Bình đề cập đến việc cải tiến nội bộ Đảng, thì lại không phát biểu gì về số phận của những người Công giáo Trung Quốc. Vị linh mục trên đây bày tỏ hy vọng « Chính quyền sẽ cởi mở hơn và cho phép giám mục Mã Đạt Khâm trở về Thượng Hải ».
Từ nhiều tuần qua, Đảng Cộng sản đã biết rằng Đức giám mục Kim Lỗ Hiền sắp qua đời. Người kế vị của ngài sẽ bị đưa đi xa hơn : đến tận Bắc Kinh.
Năm đầu cầm quyền đầy u ám của Tổng thống Pháp
Về tình hình nước Pháp, trang nhất của Le Monde đăng chân dung Tổng thống Pháp và chạy tựa « Hollande, một năm khủng khiếp ». Tờ báo đề cập đến những thử thách không vượt qua được trong năm đầu tiên điều hành đất nước, bên cạnh đó là một vài thắng lợi nhưng cái giá phải trả quá đắt, những hồ sơ nóng bỏng đang chờ đợi Tổng thống trong mùa thu tới.
Nhắc đến việc ông François Hollande không tổ chức kỷ niệm một năm cầm quyền vào ngày 6/5 tới, và cũng không có ý định phát biểu, Le Monde dẫn lời một Bộ trưởng cho rằng vị « Tổng thống bình thường » tỏ ra không bình thường ở một điểm : đó là đánh mất mọi biểu hiện quyền uy cần có của một nguyên thủ quốc gia.
Ngay từ những tuần lễ đầu tiên, là việc nhập nhằng chuyện công tư : tin Twitter của người phụ nữ ông đang chung sống là bà Valérie Trierweiler, cổ vũ đối thủ tranh cử với bà Ségolène Royal – người đã có bốn mặt con với ông Hollande – bị phê phán nặng nề. Cuộc khủng hoảng tiếp tục trầm trọng, và tỉ lệ tín nhiệm lao dốc khiến hình ảnh của người đứng đầu đất nước càng thêm mờ nhạt. Le Monde cho rằng ông Hollande và ê-kíp của ông đã không phân biệt được giữa cách hành xử của người tiền nhiệm Sarkozy và thế nào là quyền lực của một tổng thống.
Điểm qua những thử thách, trước hết là việc tái định hướng châu Âu cho tăng trưởng. Theo Le Monde, đây là một trong những khó khăn chính của nhiệm kỳ : làm thế nào tái thúc đẩy tăng trưởng lâu dài, trong bối cảnh tệ hại hiện nay ? Kế hoạch hỗ trợ cạnh tranh gồm 35 biện pháp và 20 tỉ euro ưu đãi thuế dành cho các doanh nghiệp là bước đầu tiên, nhưng chưa thể đủ. Đối với thử thách kế tiếp là xóa nạn thất nghiệp, thì nay con số người đăng ký tìm việc đã lên đến mức kỷ lục là 5 triệu người. Còn mục tiêu đoàn kết tập hợp thì rõ ràng ông François Hollande đã thất bại.
Về những thắng lợi, theo Le Monde, đó là quyết định can thiệp quân sự vào Mali, thỏa thuận quốc gia liên ngành về việc làm (ANI) ký kết được với các đối tác xã hội, và luật hôn nhân đồng giới. Tuy nhiên ông Hollande đã phải trả giá đắt : mất đi sự ủng hộ của một bộ phận trong đa số cầm quyền. ANI được thông qua nhưng 35 dân biểu đảng Xã hội và nhóm đảng Xanh vắng mặt, 5 dân biểu Xã hội bỏ phiếu chống. Sự kiên định của ông bảo vệ luật hôn nhân đồng giới cũng để lại dư vị đắng nghét : nhiều người chống đối đã trở nên hữu khuynh và đảng cánh hữu UMP qua đó lấy lại được sức sống.
Xếp hạng nhà tù Mỹ trên mạng
Nhìn sang nước Mỹ, tờ Le Parisien trong bài « Hoa Kỳ : Một trang web để đánh giá các nhà tù » cho biết trang mạng Yelp dành cho cư dân mạng đăng tải ý kiến về các cửa tiệm, nhà hàng, nay cũng cho đăng các lời bình về những trại giam ở Mỹ.
Bài báo dẫn ra một số lời bình trên trang này : « Nếu bạn biết mình sẽ bị bắt, hãy chọn quận Arlington vì ở đây cho uống nước trái cây », hay « Nếu có người thân bị giam thì tôi mong là ở Pitchess ». Đối với một nhà tù ở New York, thì « Dù bạn theo đạo nào, cứ nói mình là tín đồ Do Thái giáo. Vì sao ? Đó là vì người ta sẽ cho bạn một hộp bánh bích-quy, nước nho và bạn có thể trò chuyện với vị giáo sĩ Do Thái – một người rất tử tế, có thể cho bạn mượn điện thoại của ông ».
Trung tâm cải huấn Saint Quentin ở California thành công rực rỡ với khoảng bốn chục lời bình : « Đó là một nơi tuyệt vời để đi thăm nhưng tôi không muốn sống ở đó », « tương đối hiện đại và dễ vào », « tầm nhìn tuyệt vời », « cảnh quan bạc triệu nhưng giá phòng chỉ có 10 xu ». Một trang mạng khác là BuzzFeed đã đưa ra bảng xếp hạng 12 nhà tù tốt nhất nước Mỹ dựa trên những lời bình loại này.
Nhiều tù nhân hoặc cựu tù nhân cũng tỏ ra không kém về khiếu khôi hài : « Tôi đánh giá 3 sao, vì người ta không lục soát người tôi », « Cảm ơn Rykers (nhà tù mà chính khách Pháp Dominique Strauss-Kahn từng bị giam), nhờ có mi mà ta chỉ cần hai tuần lễ để hiểu rằng đừng nên uống rượu rồi ngồi vào vô-lăng cầm lái ».


 

Random Posts

Category

  • ( 8 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 18 )
  • ( 8 )
  • ( 50 )
  • ( 40 )
  • ( 7 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 6 )
  • ( 1 )
  • ( 51 )
  • ( 1 )
  • ( 11 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 154 )
  • ( 3 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 7 )
  • ( 3 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 160 )
  • ( 4 )
  • ( 17 )
  • ( 1 )
  • ( 101 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 6 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 28 )
  • ( 1 )
  • ( 5 )
  • ( 57 )
  • ( 2 )
  • ( 6 )
  • ( 2 )
  • ( 81 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 29 )
  • ( 2 )
  • ( 27 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 4 )
  • ( 1 )
  • ( 21 )
  • ( 1 )
  • ( 3 )
  • ( 1 )
  • ( 118 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 2 )
  • ( 2 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 19 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 3 )
  • ( 30 )
  • ( 248 )
  • ( 1 )
  • ( 2 )
  • ( 125 )
  • ( 586 )
  • ( 1534 )
  • ( 30 )
  • ( 5 )
  • ( 7 )
  • ( 1 )
  • ( 224 )
  • ( 11 )
  • ( 1 )
  • ( 33 )
  • ( 6 )
  • ( 6 )
  • ( 16 )
  • ( 5 )
  • ( 3 )
  • ( 8 )
  • ( 222 )
  • ( 2 )
  • ( 1 )
  • ( 1 )
  • ( 35 )
  • ( 5 )
  • ( 21 )

Recent Comments

About Template

Return to top of page Copyright © 2010 | Flash News Converted into Blogger Template by HackTutors