Thuyền nhân người Rohingya tại Miến Điện đến được đảo Langkawi ở Malaysia. Ảnh chụp ngày 30/12/2012.
REUTERS/The New Straits Times Press/Hamzah Osman
Báo cáo của Ủy ban điều tra chính thức hôm nay 29/04/2013
khuyến cáo, Miến Điện cần khẩn cấp giúp đỡ hàng chục ngàn người Hồi giáo
phải sơ tán ở miền tây vì bạo động, và tăng gấp đôi lực lượng cảnh sát,
quân đội tại đây để ngăn ngừa các vụ xung đột mới.
Có ít nhất 140.000 người, đại đa số là tín đồ Hồi giáo, đã phải
sơ tán đi nơi khác sau hai đợt bạo động năm 2012 giữa người thiểu số
Rakhine theo đạo Phật và người Rohingya vô tổ quốc theo đạo Hồi, khiến
khoảng 200 người thiệt mạng tại bang Rakhine.
Ủy ban điều tra gồm các nhân vật Phật giáo và Hồi giáo ghi nhận, nhiều người phải sống chen chúc trong các trại tạm cư quá tải, hiện đang trong tình cảnh khó khăn. Báo cáo nhấn mạnh cần khẩn trương đảm bảo lều bạt cho những người tản cư trước khi mùa mưa đến, vì hiện 90% nhu cầu tạm cư và 15% nhu cầu thực phẩm chưa được đáp ứng.
Bản báo cáo cũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, cần duy trì nguyên trạng hai cộng đồng sống tách rời, sau khi các cuộc bạo động đã phá hủy các khu phố Hồi giáo. Tuy đây không phải là một giải pháp dài hạn, nhưng cần chờ đợi đến khi các xúc cảm lắng xuống.
Ủy ban cũng khuyến cáo tăng gấp đôi số lượng quân nhân và cảnh sát, cũng như các lực lượng an ninh khác hiện diện trong khu vực, đồng thời tăng cường kiểm soát biên giới với Bangladesh. Tuy nhiên các lực lượng này phải được đào tạo tốt hơn, hành động theo luật pháp và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp vi phạm.
Ông Phil Robertson, phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch (HRW) cho rằng sẽ là nguy cơ, nếu nhân đôi lực lượng an ninh mà không tiến hành các cải cách nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm mà không bị trừng trị của các lực lượng này. Human Rights Watch đã từng lên án « chiến dịch thanh lọc chủng tộc » của Miến Điện đối với người Rohingya, qua các vụ bạo động từ tháng 6 đến tháng 11/2012.
Mặt khác, các thành viên Ủy ban điều tra tỏ ra thận trọng trước yêu cầu được nhập tịch của người Rohingya - một vấn đề khó xử - chỉ đề nghị xem xét lại tình trạng của họ « một cách minh bạch ». Khoảng 800.000 người Rohingya sống tại bang Rakhine không được tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây cho nhập quốc tịch Miến Điện, và bị nhiều người xem là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.
Trong số các biện pháp dài hạn nhằm tạo điều kiện hòa giải, báo cáo nhấn mạnh đến giáo dục và đề nghị cấm « các ngôn từ thù hận đối với mọi tôn giáo ». Do người Rakhine lo sợ trở thành số ít, báo cáo cũng đề xuất « kế hoạch hóa gia đình » đối với người Hồi giáo, nhưng không được dùng các biện pháp cưỡng bức.
Ủy ban điều tra gồm các nhân vật Phật giáo và Hồi giáo ghi nhận, nhiều người phải sống chen chúc trong các trại tạm cư quá tải, hiện đang trong tình cảnh khó khăn. Báo cáo nhấn mạnh cần khẩn trương đảm bảo lều bạt cho những người tản cư trước khi mùa mưa đến, vì hiện 90% nhu cầu tạm cư và 15% nhu cầu thực phẩm chưa được đáp ứng.
Bản báo cáo cũng cho rằng trong giai đoạn hiện nay, cần duy trì nguyên trạng hai cộng đồng sống tách rời, sau khi các cuộc bạo động đã phá hủy các khu phố Hồi giáo. Tuy đây không phải là một giải pháp dài hạn, nhưng cần chờ đợi đến khi các xúc cảm lắng xuống.
Ủy ban cũng khuyến cáo tăng gấp đôi số lượng quân nhân và cảnh sát, cũng như các lực lượng an ninh khác hiện diện trong khu vực, đồng thời tăng cường kiểm soát biên giới với Bangladesh. Tuy nhiên các lực lượng này phải được đào tạo tốt hơn, hành động theo luật pháp và phải chịu trách nhiệm trong trường hợp vi phạm.
Ông Phil Robertson, phụ trách khu vực châu Á của Human Rights Watch (HRW) cho rằng sẽ là nguy cơ, nếu nhân đôi lực lượng an ninh mà không tiến hành các cải cách nhằm chấm dứt tình trạng vi phạm mà không bị trừng trị của các lực lượng này. Human Rights Watch đã từng lên án « chiến dịch thanh lọc chủng tộc » của Miến Điện đối với người Rohingya, qua các vụ bạo động từ tháng 6 đến tháng 11/2012.
Mặt khác, các thành viên Ủy ban điều tra tỏ ra thận trọng trước yêu cầu được nhập tịch của người Rohingya - một vấn đề khó xử - chỉ đề nghị xem xét lại tình trạng của họ « một cách minh bạch ». Khoảng 800.000 người Rohingya sống tại bang Rakhine không được tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây cho nhập quốc tịch Miến Điện, và bị nhiều người xem là người nhập cư bất hợp pháp từ Bangladesh.
Trong số các biện pháp dài hạn nhằm tạo điều kiện hòa giải, báo cáo nhấn mạnh đến giáo dục và đề nghị cấm « các ngôn từ thù hận đối với mọi tôn giáo ». Do người Rakhine lo sợ trở thành số ít, báo cáo cũng đề xuất « kế hoạch hóa gia đình » đối với người Hồi giáo, nhưng không được dùng các biện pháp cưỡng bức.