Một cảnh trong cuộc thao diễn Mỹ-Hàn ' Foal Eagle' 2013, ở Tây bán đảo Triều Tiên. Ảnh chụp ngày 21/03/ 2013
REUTERS/U.S. Nav/Mass Communication Specialist 3rd Class Declan
Các ban tham mưu quân sự thường giữ bí mật về hoạt động tác
chiến của mình. Thế nhưng trong những ngày qua, bộ Quốc phòng Mỹ đã dồn
dập loan tin về các quyết định như đưa oanh tạc cơ B52, rồi B2, sau đó
là chiến đấu cơ tàng hình F22, đến tham gia tập trận với Hàn Quốc. Bên
cạnh đó, việc điều khu trục hạm có hệ thống chống tên lửa đến vùng biển
Triều Tiên cũng được cập nhật hàng ngày. Động thái khác thường trên đây
của quân đội Mỹ đã được giới phân tích xem là nhằm hai mục tiêu : vừa
trấn an đồng minh của Mỹ trong khu vực và cả dân chúng Mỹ, vừa răn đe
Bình Nhưỡng đang càng lúc càng hung hăng.
Thông tin mới nhất được Lầu Năm Góc tung ra vào hôm qua là
quyết định phái thêm một khu trục hạm có trang bị hệ thống bắn chặn tên
lửa đến vị trí ở Tây Thái Bình Dương. Trước đó, hôm 01/04, bộ quốc phòng
Mỹ đã xác nhận việc phái một khu trục hạm đến khu vực gần bán đảo Triều
Tiên thực hiện nhiệm vụ phòng thủ tên lửa.
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ George Little, hai chiến hạm USS Deacatur và USS John McCain sẽ ở trong tư thế sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe dọa bằng tên lửa nào nhắm vào các đồng minh của Hoa Kỳ hoặc vào lãnh thổ Mỹ ».
Ngoài các chiến hạm, một số nguồn tin còn cho biết là Quân đội Mỹ cũng đang cho triển khác một hệ thống radar nổi X – band ngoài khơi Nhật Bản. Đây là loại radar chuyên dùng trong một hệ thống phòng thủ chống tên lửa để theo dõi hỏa tiễn của đối phương. Nguồn tin này tuy nhiên không được phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận.
Việc Hoa Kỳ khẩn trương bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên biển, cũng đi kèm với việc tăng cường các phương tiện phản công trên không. Nhằm đối phó với các mối đe dọa và hành động khiêu khích hung hăng của Triều Tiên. Mỹ đã liên tục phô trương các loại oanh tạc cơ B-52 và B-2 cũng như là loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 trên không phận Hàn Quốc, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung kéo dài đến ngày 30/4.
Giới quan sát rất chú ý đến ý nghĩa răn đe của loại oanh tạc cơ tàng hình B-2. Trên tờ báo mạng Eurasia Review vào hôm qua, nhà nghiên cứu Rajaram Panda đã nhắc lại rằng chính loại B-2 này đã từng được dùng để tấn công vào Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Bêograd trong cuộc chiến tranh Kosovo vào năm 1999.
Sự kiện đó được NATO trình bày như một vụ tấn công lầm, nhưng theo một số giả thuyết, mục tiêu phi vụ của loại phi cơ B2 lúc ấy – do đặc điểm là có thể bắn chính xác vào các mục tiêu dưới đất – chính là tầng hầm của sứ quán Trung Quốc, được nhân viên quân đội Trung Quốc dùng làm nơi truyền đi thông tin tình báo cho lực lượng của nhà độc tài Serbia Slobodan Milosevic.
Theo chuyên gia Panda, tính xác thực của giả thuyết trên chưa được rõ, nhưng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đều tin vào điều đó. Chình vì thế mà khi đưa loại B-2 đến tập trận tại Hàn Quốc, phía Mỹ hàm ý cho biết Bắc Triều Tiên biết là Hoa Kỳ không hề nao núng trước những lời đe dọa của Bình Nhưỡng, và không loại trừ việc tấn công vào các mục tiêu có giá trị trọng yếu.
Nhìn chung, từ lúc Bình Nhưỡng, lên giọng cứng rắn, đe dọa dấy động binh đao, Hoa Kỳ đã triển khai cả một chiến dịch có thể nói là phong tỏa Bắc Triều Tiên trên mọi bình diện, kể cả trong lãnh vực ngoại giao. Ngoài việc vận động các đồng minh truyền thống của mình, Hoa Kỳ còn hướng tới các nước thân cận với chế độ Bình Nhưỡng.
Vào hôm qua, đích thân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã gọi điện thoại cho đồng nhiệm Trung Quốc để kêu gọi Bắc Kinh hợp tác trong việc đối phó với tham vọng hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Trước cuối tháng Tư này, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey cũng sẽ đi thăm Trung Quốc. Mối đe dọa đến từ Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hai bên.
Theo phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ George Little, hai chiến hạm USS Deacatur và USS John McCain sẽ ở trong tư thế sẵn sàng đáp trả bất kỳ mối đe dọa bằng tên lửa nào nhắm vào các đồng minh của Hoa Kỳ hoặc vào lãnh thổ Mỹ ».
Ngoài các chiến hạm, một số nguồn tin còn cho biết là Quân đội Mỹ cũng đang cho triển khác một hệ thống radar nổi X – band ngoài khơi Nhật Bản. Đây là loại radar chuyên dùng trong một hệ thống phòng thủ chống tên lửa để theo dõi hỏa tiễn của đối phương. Nguồn tin này tuy nhiên không được phát ngôn viên bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận.
Việc Hoa Kỳ khẩn trương bố trí hệ thống phòng thủ chống tên lửa trên biển, cũng đi kèm với việc tăng cường các phương tiện phản công trên không. Nhằm đối phó với các mối đe dọa và hành động khiêu khích hung hăng của Triều Tiên. Mỹ đã liên tục phô trương các loại oanh tạc cơ B-52 và B-2 cũng như là loại chiến đấu cơ tàng hình F-22 trên không phận Hàn Quốc, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung kéo dài đến ngày 30/4.
Giới quan sát rất chú ý đến ý nghĩa răn đe của loại oanh tạc cơ tàng hình B-2. Trên tờ báo mạng Eurasia Review vào hôm qua, nhà nghiên cứu Rajaram Panda đã nhắc lại rằng chính loại B-2 này đã từng được dùng để tấn công vào Đại sứ quán Trung Quốc ở thủ đô Bêograd trong cuộc chiến tranh Kosovo vào năm 1999.
Sự kiện đó được NATO trình bày như một vụ tấn công lầm, nhưng theo một số giả thuyết, mục tiêu phi vụ của loại phi cơ B2 lúc ấy – do đặc điểm là có thể bắn chính xác vào các mục tiêu dưới đất – chính là tầng hầm của sứ quán Trung Quốc, được nhân viên quân đội Trung Quốc dùng làm nơi truyền đi thông tin tình báo cho lực lượng của nhà độc tài Serbia Slobodan Milosevic.
Theo chuyên gia Panda, tính xác thực của giả thuyết trên chưa được rõ, nhưng Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đều tin vào điều đó. Chình vì thế mà khi đưa loại B-2 đến tập trận tại Hàn Quốc, phía Mỹ hàm ý cho biết Bắc Triều Tiên biết là Hoa Kỳ không hề nao núng trước những lời đe dọa của Bình Nhưỡng, và không loại trừ việc tấn công vào các mục tiêu có giá trị trọng yếu.
Nhìn chung, từ lúc Bình Nhưỡng, lên giọng cứng rắn, đe dọa dấy động binh đao, Hoa Kỳ đã triển khai cả một chiến dịch có thể nói là phong tỏa Bắc Triều Tiên trên mọi bình diện, kể cả trong lãnh vực ngoại giao. Ngoài việc vận động các đồng minh truyền thống của mình, Hoa Kỳ còn hướng tới các nước thân cận với chế độ Bình Nhưỡng.
Vào hôm qua, đích thân bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đã gọi điện thoại cho đồng nhiệm Trung Quốc để kêu gọi Bắc Kinh hợp tác trong việc đối phó với tham vọng hạt nhân và tên lửa của Bắc Triều Tiên. Trước cuối tháng Tư này, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ tướng Martin Dempsey cũng sẽ đi thăm Trung Quốc. Mối đe dọa đến từ Bình Nhưỡng chắc chắn sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hai bên.