Tamerlan Tsarnaev (trái) và em trai Djokhar Tsarnaev
REUTERS
Djokhar Tsarnaev chính thức bị khởi tố ngày 22/04/2013 vì
trách nhiệm trong hai vụ đánh bom nhắm vào marathon Boston. Nếu bị buộc
tội, nghi phạm vụ khủng bố có thể bị tử hình. Phiên xử đầu tiên sẽ diễn
ra vào ngày 30/05.
Hôm qua, một thẩm phán đã đến bệnh viện, nơi Djokhar Tsarnaev
được chăm sóc, để chính thức công bố lệnh khởi tố đối với nghi phạm vụ
khủng bố kép tại Boston. Theo kênh truyền hình CNN, một nguồn tin ẩn
danh từ chính phủ Hoa Kỳ khẳng định rằng : « các thẩm vấn sơ bộ cho thấy
hai anh em nghi phạm có thể là những phần tử Hồi giáo thánh chiến hành
động theo ý chí cá nhân », mà không thuộc một tổ chức nào.
Viên thẩm phán tuyên đọc lệnh khởi tố cho biết bị can « ở trong tình trạng tỉnh táo, minh mẫn ». Bị thương nặng ở cổ, nghi phạm chủ yếu giao tiếp qua bút đàm. Anh ta lắc đầu, khi được hỏi có phương tiện để trả tiền thuê luật sư hay không. Còn theo FBI, hôm qua, bị can vẫn ở trong « tình trạng nghiêm trọng ». Có giả thuyết cho rằng, vết thương ở cổ của nghi phạm là do anh ta tìm cách tự sát trước khi bị bắt, với việc bắn vào họng mình.
Nghi phạm còn sống sót quy cho người anh Tamerlan, 26 tuổi, bị giết trong cuộc tấn công của cảnh sát, là người tổ chức vụ nổ bom kép khiến 3 người chết và gần 200 người bị thương hồi tuần trước tại Boston. CNN thuật lại là Djokhar Tsarnaev khẳng định anh trai của nghi phạm đã hành động như vậy « để bảo vệ đạo Hồi trước các tấn công ».
Ngược lại với các đòi hỏi của một nhóm nghị sĩ Cộng hòa, đứng đầu là ông John McCain, nghi phạm sẽ không bị đưa ra xét xử tại một tòa án đặc biệt, tức tòa án quân sự, mà tư pháp liên bang sẽ xử vụ này. Nghi phạm cũng không bị đối xử như một « chiến binh thù địch ». Về lý do của quyết định này, người phát ngôn Nhà trắng Jay Carney nhắc lại rằng hàng trăm kẻ khủng bố đã từng được xét xử tại các tòa dân sự.
Theo bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nếu bị quy tội sử dụng « vũ khí hủy diệt hàng loạt » gây chết người, theo như quyết định khởi tố, thì nghi phạm có thể phải lãnh án tử hình. Tiểu bang Massachusetts – nơi diễn ra phiên tòa - không áp dụng án tử hình, nhưng đối với các tội danh khủng bố, tòa án liên bang có thể tuyên án này.
Theo một cựu viên chức FBI, cơ quan an ninh ưu tiên điều tra xem nơi hai anh em nghi phạm chế tạo bom ở đâu, liệu họ còn cất giấu thuốc nổ ở nơi nào khác và có ai khác tham gia vào vụ khủng bố kép này hay không.
Viên thẩm phán tuyên đọc lệnh khởi tố cho biết bị can « ở trong tình trạng tỉnh táo, minh mẫn ». Bị thương nặng ở cổ, nghi phạm chủ yếu giao tiếp qua bút đàm. Anh ta lắc đầu, khi được hỏi có phương tiện để trả tiền thuê luật sư hay không. Còn theo FBI, hôm qua, bị can vẫn ở trong « tình trạng nghiêm trọng ». Có giả thuyết cho rằng, vết thương ở cổ của nghi phạm là do anh ta tìm cách tự sát trước khi bị bắt, với việc bắn vào họng mình.
Nghi phạm còn sống sót quy cho người anh Tamerlan, 26 tuổi, bị giết trong cuộc tấn công của cảnh sát, là người tổ chức vụ nổ bom kép khiến 3 người chết và gần 200 người bị thương hồi tuần trước tại Boston. CNN thuật lại là Djokhar Tsarnaev khẳng định anh trai của nghi phạm đã hành động như vậy « để bảo vệ đạo Hồi trước các tấn công ».
Ngược lại với các đòi hỏi của một nhóm nghị sĩ Cộng hòa, đứng đầu là ông John McCain, nghi phạm sẽ không bị đưa ra xét xử tại một tòa án đặc biệt, tức tòa án quân sự, mà tư pháp liên bang sẽ xử vụ này. Nghi phạm cũng không bị đối xử như một « chiến binh thù địch ». Về lý do của quyết định này, người phát ngôn Nhà trắng Jay Carney nhắc lại rằng hàng trăm kẻ khủng bố đã từng được xét xử tại các tòa dân sự.
Theo bộ Tư pháp Hoa Kỳ, nếu bị quy tội sử dụng « vũ khí hủy diệt hàng loạt » gây chết người, theo như quyết định khởi tố, thì nghi phạm có thể phải lãnh án tử hình. Tiểu bang Massachusetts – nơi diễn ra phiên tòa - không áp dụng án tử hình, nhưng đối với các tội danh khủng bố, tòa án liên bang có thể tuyên án này.
Theo một cựu viên chức FBI, cơ quan an ninh ưu tiên điều tra xem nơi hai anh em nghi phạm chế tạo bom ở đâu, liệu họ còn cất giấu thuốc nổ ở nơi nào khác và có ai khác tham gia vào vụ khủng bố kép này hay không.