Trong giai đoạn đầu, các phi cơ này có thể được giao cho Việt Nam mà không trang bị vũ khí, nhưng với việc tăng cường quan hệ Mỹ-Việt, có thể có thêm vũ khí sau này. Việt Nam sẽ nhận được các máy bay P-3C nằm trong số lượng dự trữ của Hải quân Mỹ. Đây là kiểu máy bay tương đối mới, có thể phục vụ thêm 20 năm sau khi được hiện đại hóa.
Thực ra Việt Nam khó thể chọn lựa được nhà cung cấp phi cơ tuần tiễu, là những công cụ chủ yếu đương đầu với tàu ngầm. Từ lâu Nga đã ngừng sản xuất loại máy bay IL-38 và TU-142, chỉ đang hiện đại hóa phi đội hiện có. Các máy bay loại này tại Nga không nhiều, nên Nga không xuất khẩu. Châu Âu cũng đã ngưng sản xuất loại phi cơ trên. Chỉ có mình Hoa Kỳ đưa ra kế hoạch sản xuất máy bay tuần tiễu P-8 Poseidon. Còn kiểu P-3C Orion vốn chưa bao giờ khai thác hết số dự trữ, sẽ bị đưa ra khỏi danh sách sử dụng.
Chiếc P-3C là loại máy bay chống tàu ngầm khá mạnh và hiệu quả. Việc Việt Nam đặt mua các loại máy bay này, nhất là khi chúng được trang bị vũ khí, có thể là lý do để Bộ chỉ huy Hải quân Trung Quốc phải quan ngại.
Căn cứ dành cho tàu ngầm nguyên tử Du Lâm (Yulin) nằm tại đảo Hải Nam ở miền nam Trung Quốc. Căn cứ ngầm trị giá nhiều tỉ đô la này cũng là nơi chứa tàu bè, nhà kho, vũ khí, và một hệ thống bảo vệ phức tạp. Tại đây có thể có các tiềm thủy đỉnh lớp 094 Jin trang bị hỏa tiễn đạn đạo, sau này sẽ được thay thể bằng lớp 096 Tan.
Biển Đông là nơi tuần tra chủ yếu của các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc, và tất cả các hoạt động trinh sát của Hải quân Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực đều gây phản ứng giận dữ nơi chính quyền Bắc Kinh. Trong quá khứ đã từng xảy ra các sự cố nguy hiểm.
Các chuyên gia nhận định, so với các tàu của Nga, thì các tàu ngầm Trung Quốc có phần lạc hậu về kỹ thuật. Chiếc P-3C được xem là một phương tiện hết sức hiệu quả để đối phó với các tàu ngầm Liên Xô thời trước và Nga hiện nay, và là mối nguy hiểm còn quan trọng hơn đối với tàu ngầm Trung Quốc. Khi cất cánh từ các căn cứ của Việt Nam, các phi cơ P-3C có thể theo dõi các khu vực tuần tiễu của tàu ngầm Trung Quốc.
Cũng theo đài Tiếng nói Nước Nga, thì Trung Quốc có thể sẽ có những biện pháp đảm bảo an ninh cho các tàu ngầm, nhất là với chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Tàu sân bay này có thể khép lại một vùng quan trọng tại Biển Đông đối với các phi cơ P-3C của Việt Nam. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Liên Xô là Amiral Kuznetsov, được đóng cùng thời với Liêu Ninh, cũng nhằm mục đích tương tự là bảo vệ khu vực tuần tiễu của các tàu ngầm nguyên tử, trả đũa các loạt tấn công đầu tiên của kẻ địch, đồng thời giúp chính phủ rút ngắn thời gian để có thể đưa ra quyết định ứng phó.
Thực ra Việt Nam khó thể chọn lựa được nhà cung cấp phi cơ tuần tiễu, là những công cụ chủ yếu đương đầu với tàu ngầm. Từ lâu Nga đã ngừng sản xuất loại máy bay IL-38 và TU-142, chỉ đang hiện đại hóa phi đội hiện có. Các máy bay loại này tại Nga không nhiều, nên Nga không xuất khẩu. Châu Âu cũng đã ngưng sản xuất loại phi cơ trên. Chỉ có mình Hoa Kỳ đưa ra kế hoạch sản xuất máy bay tuần tiễu P-8 Poseidon. Còn kiểu P-3C Orion vốn chưa bao giờ khai thác hết số dự trữ, sẽ bị đưa ra khỏi danh sách sử dụng.
Chiếc P-3C là loại máy bay chống tàu ngầm khá mạnh và hiệu quả. Việc Việt Nam đặt mua các loại máy bay này, nhất là khi chúng được trang bị vũ khí, có thể là lý do để Bộ chỉ huy Hải quân Trung Quốc phải quan ngại.
Căn cứ dành cho tàu ngầm nguyên tử Du Lâm (Yulin) nằm tại đảo Hải Nam ở miền nam Trung Quốc. Căn cứ ngầm trị giá nhiều tỉ đô la này cũng là nơi chứa tàu bè, nhà kho, vũ khí, và một hệ thống bảo vệ phức tạp. Tại đây có thể có các tiềm thủy đỉnh lớp 094 Jin trang bị hỏa tiễn đạn đạo, sau này sẽ được thay thể bằng lớp 096 Tan.
Biển Đông là nơi tuần tra chủ yếu của các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc, và tất cả các hoạt động trinh sát của Hải quân Mỹ cũng như đồng minh trong khu vực đều gây phản ứng giận dữ nơi chính quyền Bắc Kinh. Trong quá khứ đã từng xảy ra các sự cố nguy hiểm.
Các chuyên gia nhận định, so với các tàu của Nga, thì các tàu ngầm Trung Quốc có phần lạc hậu về kỹ thuật. Chiếc P-3C được xem là một phương tiện hết sức hiệu quả để đối phó với các tàu ngầm Liên Xô thời trước và Nga hiện nay, và là mối nguy hiểm còn quan trọng hơn đối với tàu ngầm Trung Quốc. Khi cất cánh từ các căn cứ của Việt Nam, các phi cơ P-3C có thể theo dõi các khu vực tuần tiễu của tàu ngầm Trung Quốc.
Cũng theo đài Tiếng nói Nước Nga, thì Trung Quốc có thể sẽ có những biện pháp đảm bảo an ninh cho các tàu ngầm, nhất là với chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh. Tàu sân bay này có thể khép lại một vùng quan trọng tại Biển Đông đối với các phi cơ P-3C của Việt Nam. Chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Liên Xô là Amiral Kuznetsov, được đóng cùng thời với Liêu Ninh, cũng nhằm mục đích tương tự là bảo vệ khu vực tuần tiễu của các tàu ngầm nguyên tử, trả đũa các loạt tấn công đầu tiên của kẻ địch, đồng thời giúp chính phủ rút ngắn thời gian để có thể đưa ra quyết định ứng phó.