Một công nhân kiểm tra các tấm pin mặt trời tại nhà máy Suntech ở Giang Tô, ngày 22/05/2012.
REUTERS/Stringer
|
Cách đây không lâu, Suntech vốn là nhà sản xuất pin mặt trời đứng đầu thế giới. Khủng hoảng thế giới với việc giá pin sụt hơn một nửa, cùng với việc Mỹ và Châu Âu dựng hàng rào bảo hộ để trả đũa Bắc Kinh trợ giá mặt hàng này là những nguyên nhân khiến tập đoàn pin mặt trời khổng lồ của Trung Quốc đứng trước nguy cơ phá sản hoàn toàn.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh:
« Không thể nói là người ta tranh nhau bình luận về tin này sáng nay, ngôi sao của ngành pin mặt trời Trung Quốc thực ra đã ở trong tình trạng báo động đỏ từ lâu. Cách đây ba năm, tập đoàn Suntech từng là doanh nghiệp đứng đầu thế giới và ngạo nghễ trong tư thế một doanh nghiệp tư nhân có giá cổ phiếu cao nhất, trong số các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường chứng khoán New York.
Tuy nhiên, sự thể là vậy. Suntech đã phải trả giá cho chiến lược cạnh tranh hết cỡ chống lại các đối thủ ngoan cố nhất trong thời kỳ khủng hoảng, với việc giá pin mặt trời bị tụt xuống 60% chỉ trong vòng hai năm, và đồng thời là việc Hoa Kỳ và Châu Âu thi hành chính sách bảo hộ đối với pin mặt trời nhằm tự vệ trước các biện pháp trợ giá của Trung Quốc. Bắc Kinh đã hỗ trợ Suntech rất nhiều, nhưng bây giờ thì không còn được nữa.
Cách đây một tuần, theo giải thích của một giới chức của ủy ban phát triển và cải cách thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, thì chính quyền không thể giúp Suntech nữa, vì sợ bị trả đũa.
Cuối cùng thì dẫu sao, Trung Quốc cũng đã thắng trong cuộc đấu này. Phần lớn các pin mặt trời trên thế giới hiện nay được sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc. »
Bên cạnh pin mặt trời sụt giá mạnh trên thị trường và sự trả đũa của Mỹ và Châu Âu, theo giới phân tích, Suntech còn gặp thêm nhiều khó khăn nội bộ, trong đó có vụ biển thủ mới được phát giác vào tháng 7/2012, liên quan đến sự thiếu hụt một khoản tiền 680 triệu đô la. Thậm chí, theo nhà tư vấn thuộc Sapphire Capital, thì ông Shi Zhengrong (Thi Chánh Vinh), người sáng lập và nguyên chủ tịch của Suntech, bị hạ bệ vào tháng 8/2012, thực chất không đủ khả năng lãnh đạo một doanh nghiệp lớn với hàng chục nghìn nhân viên.
Theo phân tích của chuyên gia về ngành pin mặt trời Stefan de Haan, việc Suntech đệ đơn phá sản một phần có thể được giải thích như là một sự thay đổi trong chính sách của chính quyền, không còn ủng hộ bằng mọi giá các doanh nghiệp.
Còn theo một chuyên gia khác (ông Jean-François Dufour thuộc DCA Chine-Analyse), thì Suntech chỉ là một đích ngắm đầu tiên của chính sách « tái cấu trúc » của Bắc Kinh trong lĩnh vực này, bởi cũng trong những tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc tiếp tục có các khoản trợ cấp lớn cho nhiều doanh nghiệp pin mặt trời khác. Để đối phó với rào cản thuế quan của Mỹ cũng như Châu Âu, Trung Quốc đang ngày càng tập trung hơn vào thị trường nội địa với các dự án nhà máy điện mặt trời lớn.
Thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình từ Bắc Kinh:
« Không thể nói là người ta tranh nhau bình luận về tin này sáng nay, ngôi sao của ngành pin mặt trời Trung Quốc thực ra đã ở trong tình trạng báo động đỏ từ lâu. Cách đây ba năm, tập đoàn Suntech từng là doanh nghiệp đứng đầu thế giới và ngạo nghễ trong tư thế một doanh nghiệp tư nhân có giá cổ phiếu cao nhất, trong số các doanh nghiệp Trung Quốc tại thị trường chứng khoán New York.
Tuy nhiên, sự thể là vậy. Suntech đã phải trả giá cho chiến lược cạnh tranh hết cỡ chống lại các đối thủ ngoan cố nhất trong thời kỳ khủng hoảng, với việc giá pin mặt trời bị tụt xuống 60% chỉ trong vòng hai năm, và đồng thời là việc Hoa Kỳ và Châu Âu thi hành chính sách bảo hộ đối với pin mặt trời nhằm tự vệ trước các biện pháp trợ giá của Trung Quốc. Bắc Kinh đã hỗ trợ Suntech rất nhiều, nhưng bây giờ thì không còn được nữa.
Cách đây một tuần, theo giải thích của một giới chức của ủy ban phát triển và cải cách thuộc Hội đồng Nhà nước Trung Quốc, thì chính quyền không thể giúp Suntech nữa, vì sợ bị trả đũa.
Cuối cùng thì dẫu sao, Trung Quốc cũng đã thắng trong cuộc đấu này. Phần lớn các pin mặt trời trên thế giới hiện nay được sản xuất trên lãnh thổ Trung Quốc. »
Bên cạnh pin mặt trời sụt giá mạnh trên thị trường và sự trả đũa của Mỹ và Châu Âu, theo giới phân tích, Suntech còn gặp thêm nhiều khó khăn nội bộ, trong đó có vụ biển thủ mới được phát giác vào tháng 7/2012, liên quan đến sự thiếu hụt một khoản tiền 680 triệu đô la. Thậm chí, theo nhà tư vấn thuộc Sapphire Capital, thì ông Shi Zhengrong (Thi Chánh Vinh), người sáng lập và nguyên chủ tịch của Suntech, bị hạ bệ vào tháng 8/2012, thực chất không đủ khả năng lãnh đạo một doanh nghiệp lớn với hàng chục nghìn nhân viên.
Theo phân tích của chuyên gia về ngành pin mặt trời Stefan de Haan, việc Suntech đệ đơn phá sản một phần có thể được giải thích như là một sự thay đổi trong chính sách của chính quyền, không còn ủng hộ bằng mọi giá các doanh nghiệp.
Còn theo một chuyên gia khác (ông Jean-François Dufour thuộc DCA Chine-Analyse), thì Suntech chỉ là một đích ngắm đầu tiên của chính sách « tái cấu trúc » của Bắc Kinh trong lĩnh vực này, bởi cũng trong những tháng gần đây, chính quyền Trung Quốc tiếp tục có các khoản trợ cấp lớn cho nhiều doanh nghiệp pin mặt trời khác. Để đối phó với rào cản thuế quan của Mỹ cũng như Châu Âu, Trung Quốc đang ngày càng tập trung hơn vào thị trường nội địa với các dự án nhà máy điện mặt trời lớn.