Hệ thống ra-đa TPY-2
wikipedia
Hôm qua, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẽ « tái cấu trúc » giai đoạn cuối cùng của kế hoạch triển khai hệ thống lá chắn tên lửa tại Châu Âu, vì lý do « ngân sách » và « công nghệ ». Tuyên bố kể trên được đánh giá như một cử chỉ hòa dịu với Nga.
Trong một cuộc họp tại Lầu Năm Góc về việc tăng cường hệ thống lá chắn tên lửa để đối phó với đe dọa từ các tên lửa đạn đạo Bắc Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nêu lên khả năng « tái cấu trúc » chương trình lá chắn tên lửa của NATO tại Châu Âu để đối phó với các đe dọa từ Iran.
Cụ thể là, đối với chương trình lá chắn chống tên lửa tại Châu Âu, NATO vẫn sẽ tiếp tục triển khai một ra-đa TPY-2 ở Thổ Nhĩ Kỳ, có chức năng xác định việc phóng và đường bay của các tên lửa đạn đạo, cũng như việc bố trí từ đây đến năm 2018, 24 tên lửa đánh chặn SM3-IIA tại Rumania và cũng cùng số lượng tương tự tại Ba Lan.
Bắt đầu từ năm 2022, một tên lửa đánh chặn mới, SM3-IIB, cũng sẽ đuợc triển khai tại các khu vực kể trên. So với loại tên lửa SM3-IIA hiện nay, thì « phương tiện hạ thủ ngoài khí quyển » của loại SM3-IIB mới có tốc độ di chuyển là 5,5 km/giây, tức nhanh hơn 1 km/giây, khiến tên lửa này trở thành một vũ khí đáng gờm trong việc chống lại các tên lửa liên lục địa.
Matxcơva lo ngại là vũ khí này có thể hướng sang chống lại người Nga, đe dọa khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Để trấn an điện Kremlin, một giới chức Hoa Kỳ ẩn danh cho hay, vũ khí này không nhằm vào Nga mà là phương tiện để bảo vệ châu Âu chống lại các đe dọa của Iran.
Tổng thống Obama cũng vừa tuyên bố muốn tiến hành các thương thuyết với Nga trong việc cắt giảm hệ thống tên lửa hạt nhân, tiếp theo hiệp định giải trừ hạt nhân Start năm 2010. Kể từ đó đến nay, Nga - Mỹ, hai cựu thù thời chiến tranh lạnh, đã ngưng lại các đàm phán về giải trừ hạt nhân.
Cụ thể là, đối với chương trình lá chắn chống tên lửa tại Châu Âu, NATO vẫn sẽ tiếp tục triển khai một ra-đa TPY-2 ở Thổ Nhĩ Kỳ, có chức năng xác định việc phóng và đường bay của các tên lửa đạn đạo, cũng như việc bố trí từ đây đến năm 2018, 24 tên lửa đánh chặn SM3-IIA tại Rumania và cũng cùng số lượng tương tự tại Ba Lan.
Bắt đầu từ năm 2022, một tên lửa đánh chặn mới, SM3-IIB, cũng sẽ đuợc triển khai tại các khu vực kể trên. So với loại tên lửa SM3-IIA hiện nay, thì « phương tiện hạ thủ ngoài khí quyển » của loại SM3-IIB mới có tốc độ di chuyển là 5,5 km/giây, tức nhanh hơn 1 km/giây, khiến tên lửa này trở thành một vũ khí đáng gờm trong việc chống lại các tên lửa liên lục địa.
Matxcơva lo ngại là vũ khí này có thể hướng sang chống lại người Nga, đe dọa khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Để trấn an điện Kremlin, một giới chức Hoa Kỳ ẩn danh cho hay, vũ khí này không nhằm vào Nga mà là phương tiện để bảo vệ châu Âu chống lại các đe dọa của Iran.
Tổng thống Obama cũng vừa tuyên bố muốn tiến hành các thương thuyết với Nga trong việc cắt giảm hệ thống tên lửa hạt nhân, tiếp theo hiệp định giải trừ hạt nhân Start năm 2010. Kể từ đó đến nay, Nga - Mỹ, hai cựu thù thời chiến tranh lạnh, đã ngưng lại các đàm phán về giải trừ hạt nhân.