Theo ông Dan Baer, chính phủ Hà Nội tự hào một cách chính đáng về tốc độ phát triển Internet Việt Nam, nhưng chính họ đã làm giảm giá trị ( của thành quả đó ), khi hạn chế tự do trao đổi tư tưởng trên mạng. Ông Baer mô tả những điều luật về an ninh quốc gia là « quá khắc nghiệt». Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ cũng lưu ý rằng, những tiến bộ về tự do tôn giáo mà Việt Nam đạt được trong vài năm qua đã chững lại.
Các Thượng nghị sĩ Mỹ thúc giục chính quyền Obama nhấn mạnh thúc đẩy nhân quyền và dân chủ là phần trong chiến lược của Mỹ ở châu Á, một chiến lược chủ yếu nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ và đẩy mạnh trao đổi mậu dịch thương mại để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hãng tin AP nhắc lại, Việt Nam là một trọng tâm trong chính sách của Mỹ ở châu Á, nhưng tình hình nhân quyền quá kém cõi ở Việt Nam gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách đó.
Gần đây, có một vài diễn tiến sáng sủa hơn, như việc Hà Nội trả tự do nhà hoạt động dân chủ Mỹ gốc Việt Nam Nguyễn Quốc Quân trong tháng Giêng và phóng thích luật sư đấu tranh cho nhân quyền Lê Công Định trong tháng Hai. Nhưng trong khi đó, hàng chục nhà hoạt động khác lại bị kết án tù nặng nề.
Hãng tin AP tiết lộ, chính vì thất vọng trước tình trạng nhân quyền ở Việt Nam mà Hoa Kỳ đã đình hoãn cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt vào cuối năm ngoái. Các quan chức Mỹ cho hãng tin AP biết là đối thoại nhân quyền giữa hai nước sẽ được mở lại vào giữa tháng Tư năm nay.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Dan Baer cho biết, Washington sẽ tiếp tục nêu lên những quan ngại về nhân quyền đối với Hà Nội và cũng sẽ nêu lên các vấn đề tự do Internet và điều kiện lao động ở trong các cuộc đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ), hiệp định tự do mậu dịch do Mỹ hậu thuẫn mà Việt Nam cũng đang đàm phán để tham gia.
Các Thượng nghị sĩ Mỹ thúc giục chính quyền Obama nhấn mạnh thúc đẩy nhân quyền và dân chủ là phần trong chiến lược của Mỹ ở châu Á, một chiến lược chủ yếu nhằm gia tăng sự hiện diện quân sự của Mỹ và đẩy mạnh trao đổi mậu dịch thương mại để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Hãng tin AP nhắc lại, Việt Nam là một trọng tâm trong chính sách của Mỹ ở châu Á, nhưng tình hình nhân quyền quá kém cõi ở Việt Nam gây khó khăn cho việc thực hiện chính sách đó.
Gần đây, có một vài diễn tiến sáng sủa hơn, như việc Hà Nội trả tự do nhà hoạt động dân chủ Mỹ gốc Việt Nam Nguyễn Quốc Quân trong tháng Giêng và phóng thích luật sư đấu tranh cho nhân quyền Lê Công Định trong tháng Hai. Nhưng trong khi đó, hàng chục nhà hoạt động khác lại bị kết án tù nặng nề.
Hãng tin AP tiết lộ, chính vì thất vọng trước tình trạng nhân quyền ở Việt Nam mà Hoa Kỳ đã đình hoãn cuộc đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt vào cuối năm ngoái. Các quan chức Mỹ cho hãng tin AP biết là đối thoại nhân quyền giữa hai nước sẽ được mở lại vào giữa tháng Tư năm nay.
Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Dan Baer cho biết, Washington sẽ tiếp tục nêu lên những quan ngại về nhân quyền đối với Hà Nội và cũng sẽ nêu lên các vấn đề tự do Internet và điều kiện lao động ở trong các cuộc đàm phán về Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP ), hiệp định tự do mậu dịch do Mỹ hậu thuẫn mà Việt Nam cũng đang đàm phán để tham gia.