Xe quan và ngân sách nhà nước đang cạn kiệt
Văn Quang – Viết từ Sài GònNgân sách Nhà nước hiện còn vỏn vẹn 45,000 tỷ đồng. "45.000 tỷ này không biết phải làm gì, chưa nói đến việc phải trả nợ và nếu trả nợ xong thì gần như không có tiền để làm gì nữa..." Ngoài ra một số đại biểu Quốc Hội tính thêm nợ của các doanh nghiệp nhà nước, nợ bảo hiểm, nợ ngân hàng thương mại, nợ đọng xây dựng cơ bản. Tính ra vượt trần cho phép.
Ba xe biển xanh của tỉnh Tuyên Quang 22C – 38xx, 22A - 000.xx và 22C - 28xx tại khu vực Đền Thiên Trường (ở VN, xe mang biển xanh số trắng là xe công).
Chính vì thế nên nhiều cuộc họp lớn từ Quốc Hội đến các Bộ đang tìm cách “tháo gỡ” những khó khăn đó bằng cách tiết kiệm tất cả các khoản chi tiêu lãng phí. Đã có hẳn một nghi định về việc xử phạt những quan chức lãng phí. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8/2015:
“Cán bộ sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước sai mục đích bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng; dùng điện thoại, xăng xe, văn phòng phẩm, chi phí tiếp khách… quá tiêu chuẩn, bị phạt đến 2 triệu đồng….” Tôi sẽ phân tích về nghị định này trong phần sau.
Ở phần này, chỉ bàn đến chuyện các cơ quan đang rầm rộ bàn tán về việc mua sắm xe công hay nói trắng ra là mua xe hơi để phục vụ các quan ở các cấp “lãnh đạo”.
Xe công dẫn đầu lễ cưới
“Gần một tỷ đôla tài sản Nhà nước là xe công,” thông tin trên được ông Trần Đức Thắng – Cục trưởng Cục Quản Lý Công Sản (Bộ Tài Chính) đưa ra tại cuộc họp báo chiều 23/10 vừa qua. Theo đó, “cả nước hiện có gần 40,000 xe ôtô công, chưa bao gồm xe tại các đơn vị vũ trang, doanh nghiệp Nhà nước.” Nếu bao gồm cả những xe công chi phí theo ngân quỹ nhà nước, tức là tiền của nhân dân, số tiền đó không biết sẽ là bao nhiêu. Phải gấp nhiều lần số xe công dành đưa đón các quan.
Cục Quản Lý Công Sản tính toán chi phí sử dụng một xe công trung bình khoảng 320 triệu đồng mỗi năm (bao gồm cả chi phí trả lương lái xe, chi phí hao mòn, sửa chữa, xăng dầu…). Như vậy, ước tính mỗi năm, chi phí để nuôi xe công có thể ngốn 12,800 tỷ đồng. Cục trưởng Trần ĐứcThắng cho rằng mức chi như vậy trong cảnh ngân sách còn khó khăn là chưa phù hợp.
Hai chiếc xe công của Vĩnh Phúc và Nam Định tại Đền Bảo Lộc, xã Mỹ Phúc
Bên cạnh đó, Cục Quản Lý Công Sản cũng nêu ra nhiều vấn đề trong hoạt động mua sắm xe công hiện nay. Một trong số đó là quy định về thời gian, số km sử dụng chưa phù hợp với thực tế; việc sử dụng xe sai đối tượng, xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc với các chức danh không đủ tiêu chuẩn vẫn diễn ra.
Để khắc phục tình trạng này, Bộ Tài Chính đã nghiên cứu và trình thủ tướng ban hành Quyết Định số 32 với nhiều quy định khắt khe và hợp lý hơn để quản lý việc mua sắm, sử dụng xe công hiện nay.
Chi phí trung bình cho một ô tô công hiện nay vào khoảng 310 triệu đồng. Cách đây chưa lâu, đại biểu Quốc Hội đoàn TP Sài Gòn, TS Trần Du Lịch, tính toán, lương trả cho một thứ trưởng hết hơn chục triệu đồng/tháng, nhưng chi phí cho chiếc xe công mà vị này đi gấp ba lần.
9 năm, chỉ một quan chức tự nguyện trả lại xe công
Còn nhớ, cụm từ xe công lần đầu được rộ lên là vào cuối năm 2006. Khi đó, vị quan chức đầu tiên và gần như duy nhất tự nguyện trả xe ô tô công cho nhà nước là ông Trần Quốc Thuận, Phó Chủ Nhiệm Văn Phòng Quốc Hội (nay đã nghỉ hưu). Ông Thuận đã không sử dụng chiếc xe Toyota Camry 2.4 mà cơ quan giao, thay vào đó ông nhận mỗi tháng 4.5 triệu đồng theo khoán. Trong gần ba năm trả lại xe ô tô, vị Phó Chủ nhiệm chỉ chi dùng hết 1.5 triệu đồng/tháng tiền phương tiện do ông chọn sử dụng các loại hình đưa đón đơn giản, như lúc thì taxi, khi lại xe ôm… Tính chung, ông Thuận đã tiết kiệm cho ngân sách nhà nước hàng trăm triệu đồng.
Còn hàng ngàn vị sử dụng xe công nhưng không đời nào chịu trả lại dù có thể nhận khoảng 5 triệu đồng một tháng dành cho công việc di chuyển. Số tiền này cũng bằng tiền lương của một anh công nhân làm quần quật suốt ngày tại các xí nghiệp.
Nói chuyện với báo chí, ông Trần Đức Thắng nhấn mạnh, “Chỉ có chức Tổng cục trưởng trở lên mới được có xe đưa đón.” Các chức danh này, với đoạn đường khi đi công tác, sẽ thực hiện khoán kinh phí theo hình thức tự nguyện. Ngoài ra, với các chức danh có hệ số phụ cấp lãnh đạo từ 0.7 đến 1.25 chỉ được bố trí xe đi công tác mà không được đưa đón. Ông Trần Đức Thắng khẳng định, “Điều đó có nghĩa các giám đốc Sở và tương đương sẽ không có xe hơi đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.”
Nhưng thực tế thì khác hẳn, có khi chỉ là trưởng phòng một Bộ hay một Cục cũng có xe công đưa đón. TS Lê Đăng Doanh cho rằng “ngay cả các quốc gia giàu có như Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ cũng không có chế độ xe công đưa đón như Việt Nam. Trong khi đó, tại Việt Nam, ngay chủ tịch liên minh hợp tác xã của tỉnh hay ông giám đốc sở cũng có xe công đưa đón riêng. Số lượng xe công hiện tại của Việt Nam quá lớn và bị lạm dụng nhiều. Đã đến lúc cần xem xét lại toàn bộ chính sách, không chỉ xe công mà còn các chính sách khác.”
Những sự lạm dụng này lâu nay đã trở thành thói quen. Sự lãng phí cứ như đương nhiên được công nhận.
Những ví dụ như thế, chắc còn rất nhiều, kể sẽ không hết. Cứ vậy thì chi tiêu công sẽ không bao giờ có thể giảm cũng là điều đương nhiên. Nếu nợ công năm 2011 mới có 55.4%; năm 2014 lên 60.3%; năm 2015 có thể tăng 61.3% thì dự trù năm 2016 sẽ là 63.2%. Con số "tăng trưởng" nợ công tới 6.9% sau 5 năm quả là đáng sợ.
Nợ công là thứ nợ không thể ăn quỵt được. Nếu không trả thì chẳng còn nước nào trên thế giới cho anh vay nữa. Vì thế phải trả đến bao giờ hết mới thôi. Các quan tiêu cho sướng bây giờ, mai sau con cháu sẽ phải trả, các bậc cha anh đắc tội với con cháu.
Nhưng các cuộc thảo luận và quyết định mới có được thi hành không lại là điều phải xem lại. Đã tới lúc phải quyết liệt gấp trăm lần cũ khi chỉ đạo triệt để tiết kiệm chi tiêu công. Hãy bớt xây dựng trụ sở khi chưa thật cần thiết, bớt đi những tượng đài, nhà lưu niệm trong khi dân chưa đủ no ấm... Cần mạnh tay giảm bớt tổ chức các hội nghị, lễ hội, hội thảo, mừng công mừng ngày thành lập với đầy những lẵng hoa chúc mừng, với bạt ngàn hoa tươi cài áo ngực... Kiên quyết giảm bớt những chuyến đi công tác nước ngoài theo lối hiếu hỷ, "đáp lễ" nhau “để vui vẻ cả"...
Và trên hết, cần tinh giản đội ngũ nhân sự hành chính sự nghiệp thật mạnh tay, chuyển sang công việc khác, có thể làm ra sản phẩm cho xã hội...
Chỉ có vậy, chúng ta mới có cơ hội “thoát hiểm” trước câu chuyện nợ công đang mỗi ngày nhích dần lên, tuy chưa vượt ngưỡng báo động, nhưng cũng rất... đáng báo động.
Nghị định này sẽ được áp dụng từ ngày 1/8/2015.
Thông tin vừa đăng tải đã nhận được nhiều sự quan tâm của dư luận.
- Facebook Thỏ Ngọc: “Xin cho em được phạt! Em đi một vòng châu Âu hết vài ba trăm triệu, ăn chơi cho sướng. Xong về các bác phạt em 2 triệu em cũng cam lòng.”
- Đặc biệt bạn Mai Anh đã có lời bình luận khá xác đáng: “Có thước đo nào cho sự lãng phí không mà xử phạt?
“Thực tình mà nói, dư luận bức xúc lên tiếng một việc gì là việc ấy có vấn đề. Bởi ai cũng hiểu, khi mà nhiều quy định ra đời nhưng thực hiện không triệt để thì nó chẳng có tác dụng gì ngoài việc khắc sâu sự nhàm chán, bào mòn dần niềm tin của người dân.
“Cứ nhìn vào thực tế thì thấy, việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng, yêu cầu cán bộ phải ứng xử lịch thiệp với dân, cấm thả rông và chửi bậy… Nói là sẽ xử phạt thật nghiêm minh. Nhưng thử xem ngân sách Nhà nước đã thu được bao nhiêu tiền từ những xử phạt ấy? Hay là chẳng phạt được ai để rồi lại phải bỏ quy định cấm và vòng vèo đi tìm nguyên nhân mà tìm mãi, tìm hoài không thấy? Có lẽ chỉ có người dân đen là đau đầu nhất vì cứ quay như chong chóng trước cái vòng luẩn quẩn giữa cấm và không cấm, phạt và … thôi xử phạt.
“Ôi sao mà sợ những Nghị định, quy định, điều luật nó rơi tõm vào dĩ vãng đến thế!”
Vâng, thưa bạn đọc, những cái nghị định cứ xoay như chong chóng, người dân chẳng biết đâu mà lần. Người ta hết tin vào những quyết định, nghị định như thế này rồi. Nhiều khi chỉ bàn tán rất hăng, đủ kiểu “phương án,” nhưng rồi chẳng bao giờ thực hiện được. Mong rằng tiết kiệm và trừng phạt lãng phí không chỉ là khẩu hiệu nhất thời và chỉ là sự “đối phó” với dư luận đang phẫn nộ vì cái sự lãng phí xe công hàng ngàn tỉ trong khi ngân sách nhà nước còn quá ít nếu trả nợ xong thì hết tiền, không còn làm được việc gì nữa.
Nghe thật đau lòng, người dân còn mong gì vào sự trợ giúp của nhà nước. Anh nào có thân thì tự lo, hồn ai nấy giữ. Anh giàu cứ giàu, anh nghèo cứ nghèo mạt rệp luôn.
Văn Quang (6-11-2015)
Xe công, gánh nặng ngân sách và sự lãng phí đã được nói đi nói lại từ cả chục năm nay từ Quốc Hội đến nhiều diễn đàn khác. Chuyện xe công, xe quan lại bỗng trở nên nóng hổi trong vài tuần lễ vừa qua. Có lẽ vì ảnh hưởng của ngân sách nhà nước VN đang “lâm nguy” vì tất cả chỉ còn 45,000 tỉ đồng VN (gần $2 tỉ Mỹ kim). Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nhận xét: "Tuy Chính phủ báo cáo thu ngân sách 2016 sẽ tăng cao hơn dự toán 2015 gần 60,750 tỷ đồng nhưng ngân sách năm tới vẫn rất căng thẳng. Số dự kiến tăng thu nghe thì rất vui nhưng bản chất số tuyệt đối sẽ hụt so với 2015..."
40,000 xe công tiêu tốn của dân 13,000 tỷ đồng ($573 triệu) mỗi năm
Gần đây, biểu hiện mua sắm, sử dụng lãng phí xe công bắt đầu tái xuất. Bộ Tài Chính đã trình chính phủ đề án khoán chi và xem xét lại việc mua sắm xe công, theo đó mỗi năm sẽ tiết kiệm cả ngàn tỷ đồng cho ngân sách.
Sự lạm dụng xe công như được công nhận
Nhưng cảnh chướng tai gai mắt nhất là người dân thường thấy các quan ông và quan bà cùng các công thư tiểu thư ngồi chễm chệ trên các loại xe công đi lễ chùa, đi “thư giãn” những danh lam thắng cảnh một các rất hồn nhiên,chẳng có anh cảnh sát nào dám lăm le xét giấy tờ. Có khi còn phải lăng xăng làm công việc dẫn đường.
Nhìn lại nghị định Phạt cán bộ tiếp khách lãng phí
Nghị định 58/2015/NĐ-CP mới về xử phạt vi phạm trong thực hành tiết kiệm, sử dụng ngân sách. Theo đó, các hành vi sử dụng lãng phí điện, nước, xăng, văn phòng phẩm; tiếp khách, đi công tác nước ngoài bằng tiền ngân sách vượt tiêu chuẩn sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng. Bên cạnh đó, sử dụng quỹ có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước lãng phí có thể cũng bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng.