Tại sao cử tri ngủ gục, đại biểu ngủ gật
Văn Quang – Viết từ Sài GònHai cử tri phát biểu là ông Lê Hưởng (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn). Ông Hưởng có hai ý, một là phản đối qui định cử tri chỉ được phát biểu trong thời gian 5 phút. Ông Hưởng nói, “Cử tri chúng tôi đến đây không phải là để đi thi. Chỉ có đi thi thì mới giới hạn thời gian như vậy.” Ý thứ hai của cử tri Lê Hưởng là về Luật Biểu Tình và ông Hưởng cho rằng Quốc Hội đang nợ nhân dân luật này.
Cử tri đang say sưa ngủ
Người thứ hai là cử tri Phạm Cường (phường Hòa Quý) chất vấn và yêu cầu giải quyết về vấn đề đất đai, bố trí tái định cư, giải quyết thủ tục hành chính.
Và cuộc tiếp xúc chỉ có ngần ấy bởi sau đó, chẳng có ai đứng lên phát biểu cả dù đã được mời gọi nhiều lần.
Ông Huỳnh Nghĩa (Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) than thở việc chỉ có hai cử tri chất vấn khiến ông và đoàn rất buồn, thấy phí vì đã dành toàn bộ thời gian cho cuộc tiếp xúc này. Ông Nghĩa còn băn khoăn vì không có một cử tri nào đóng góp vào nội dung các dự luật, nghị quyết, góp ý cho Quốc Hội sẽ thông qua lần này chứng tỏ là cử tri chưa quan tâm tới các vấn đề thời sự của đất nước. Trong khi đó các ngài ở Quốc Hội đều rất “khẩn trương” và “đầy nhiệt huyết” thảo luận về nhiều vấn đề quan trọng của đất nước, nhất là Hội Nghị 12 Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng khóa 14.
1. Thứ nhất là xu hướng “đại biểu kiêm nhiệm, cử tri chuyên nghiệp”
Lần nào tiếp xúc cũng lại mấy gương mặt cử tri “chuyên nghiệp” quá quen thuộc. Trong khi đó, người được mời thì không muốn đến hoặc đến chả nói năng gì, thậm chí “ngủ gục” như phản ánh của bài báo. Trong khi đó có biết bao nhiêu cử tri khác rất khao khát được tiếp xúc với đại biểu Quốc Hội thì tiếc thay, lại không được mời.
Riêng tôi sống ở VN mấy chục năm nay từ thành thị tới thôn quê, tuy chẳng khát khao gì được mời nhưng thực ra cả xóm tôi, chưa ai được mời bao giờ. Chẳng biết các ông đại biểu dân này mời những ai. Thích thì mời, không thích thì thôi.
2. Thứ hai là có thể do cách điều hành của đoàn đại biểu Đà Nẵng chưa hấp dẫn, chưa thuyết phục khiến cử tri… buồn ngủ. Và hầu hết là những cuộc tiếp xúc cũng nhạt nhẽo như vậy. Có gì đâu mà hấp dẫn.
3. Còn một nguyên nhân thứ ba hoàn toàn có thể xảy ra, đó là đại diện cử tri không muốn phát biểu nữa vì những góp ý chưa được lắng nghe, tôn trọng và nếu vậy, đây là điều cực kỳ nguy hiểm.
Cách đây hai năm (9/2013), trong phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng tại UB Thường Vụ Quốc Hội, ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã thốt lên đầy băn khoăn. “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì….”
Không chán sao được khi những đơn thư tố cáo của người dân gửi đi luôn rơi vào sự biệt vô tăm tích. Thậm chí không nhận được dù chỉ là dòng hồi âm có 5 chữ: “Chúng tôi đã nhận được.”
4. Lý do thứ tư là quan trọng nhất. Người dân chán ngán khi có những lá đơn gửi đi tố cáo lại quay về với chính người bị tố cáo để rồi người tố cáo nơm nớp sống trong tâm trạng sợ bị trả thù của người có quyền, có chức?
Trong khi Quốc Hội đang thảo luận về Dự Án Luật Bầu Cử, hai vị thản nhiên ngủ gật
Không chán sao được khi những vụ án trật tự xã hội càng điều tra thì đối tượng liên quan càng nhiều, sự việc càng to ra trong khi đó với vụ án tham nhũng thì ngược lại, càng làm thì càng thu hẹp, vụ việc càng “teo” lại.
Không chán sao được khi tham nhũng thì lại xử hành chính, như lo ngại của Chủ Tịch Hội Đồng Dân Tộc Ksor Phước? Ông nói, “Người dân mất lòng tin vì có án tham nhũng được chỉ đạo làm xẹp xuống….”
Không chán sao được khi có địa phương, gần 90% bị cáo tham nhũng được xử án treo mà theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy Viên Thường Trực Ủy Ban Tư Pháp cho biết có tỉnh (như Ninh Bình) hai năm xử được chín bị cáo về tội tham nhũng thì tám người được hưởng án treo. Còn hơn thế nữa, gần đây nhất như chuyện ở Khánh Hòa.
Thậm chí dư luận phẫn nộ cho rằng mức kỷ luật trên chỉ mang tính hình thức, kỷ luật một tí “gọi là” cho có rồi chìm xuồng luôn. Nếu tính ra có đến hàng loạt sai phạm của hai vị này, như: “xà xẻo” quỹ lương hơn 1.6 tỉ đồng, không đóng bảo hiểm cho hơn 400 người lao động; “phỗng tay trên” đến 457 triệu đồng tiền sữa bồi dưỡng độc hại của công nhân vệ sinh…
Ăn bẩn đến cả tiền của những người lao động suốt ngày nắng cũng như mưa phải còng lưng quét dọn đường phố, lao xuống móc cống rãnh, họ phải làm bất cứ thứ công việc nặng nhọc hôi hám, trong khi các vị quan trên ngồi mát ăn bát vàng. Như thế mà chỉ bị khiển trách rồi lại ung dung ăn trên ngồi trước đám công nhân nghèo khổ quanh năm. Người ăn bẩn đã vô lương tâm, còn người xử cũng vô tri vô giác nốt. Đáng lẽ phải loại ra khỏi hàng ngũ công chức và bỏ tù những tên này mới đúng.
Cử tri nằm ngủ ngon lành tại Nhà hát Trưng Vương. (Lê Phi)
Chuyện “ăn chặn” như hai ông Thuận, Khoa không phải là ít. Báo chí từng phanh phui vụ 12 con dê cấp cho những hộ nghèo ở xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, tỉnhThanh Hóa “đi lạc” vào trang trại của ông Đỗ Minh Quý, Bí thư Huyện ủy. Cũng tại tỉnh này, trong năm 2014, năm cán bộ xã Xuân Cẩm, huyện Thường Xuân bị khởi tố vì cắt xén 102 triệu đồng tiền nhà nước hỗ trợ gia đình nghèo, xóa nhà tạm bợ.
Những hành vi lạm quyền để trục lợi diễn ra ở nhiều nơi, trong nhiều năm đều bị dư luận phản ứng. Tiền tài và hiện vật thể hiện bằng các con số vô tri, vô giác nhưng con người thì không thể vô cảm, vô tâm. Hành vi ăn chặn tiền của người nghèo, người lao động khốn khó là không thể tha thứ.
Vậy các ngài đại biểu dân đã làm gì trước những kiểu ăn bẩn và xử phạt như thế này? Làm sao cử tri có thể tin tưởng ở các vị được. Người ta có ngủ cũng phải thôi.
Một thí dụ cụ thế thứ hai cũng “quái đản” không kém:
- Lấy tiền ngân sách để... đi đám giỗ, thăm vợ lãnh đạo, mua bóp da cá sấu
Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bạc Liêu vừa có báo cáo về sử dụng tài chính huyện Hồng Dân. Do chi vô tội vạ, ngân sách huyện này thâm hụt 2.1 tỷ đồng bởi cái tật chi tiền vô tội vạ.
Số tiền thâm hụt quỹ được xác định 2.1 tỷ đồng là số tiền mà Nhà nước không thể quyết toán bởi dùng để mua thịt thà đi đám giỗ nhà sui gia sếp, mua bóp (ví) cá sấu, mua card điện thoại, đưa sếp bỏ túi khi đi du lịch…
Trong số cán bộ trên có hai vị đương chức là ông Lê Thanh Hùng, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nguyên Bí thư huyện ủy và ông Lê Quốc Việt, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy nguyên Phó Bí thư huyện ủy Hồng Dân.
Theo kết luận kiểm tra, hai khoản chi liên quan đến hai cán bộ này, nhà nước không chấp nhận nên phải hoàn tiền trên cho ngân sách.
Do đó, Ủy ban kiểm tra đề nghị nhiều cán bộ nguyên là bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch huyện trả lại số tiền hàng chục triệu đồng; có vị số tiền bị đề nghị thu hồi hàng trăm triệu đồng.
Các vị này bèn cái xóa rằng “Cứ tưởng tấm lòng của anh em, ai ngờ là tiền... ngân sách”! Nhưng cuối cùng, khi bị phanh phui cả hai vị đều phải nhả ra. Ông Việt cho biết, ông phải trả lại 63 triệu đồng; ông Hùng trả lại hơn 200 triệu đồng.
Đúng là ở xã ở huyện chuyện kỳ quái nào cũng có thể xảy ra. Các vị chức sắc ăn đủ kiểu, ăn bẩn, ăn chặn, ăn văng mạng, nói chung là “ăn đểu” và rồi xử cũng xử chày xử cối, chỉ chết anh dân đen.
Thế mà các vị này thường được các ông dân biểu, mỗi khi về làng về xã, gặp mặt cử tri đều được mời đi họp, vậy thì chẳng ai “phát biểu cái cóc khô gì” là đúng rồi.
Anh nông dân dù có quan tâm cũng chẳng ai thèm nghe. Có đề nghị cũng như nước đổ lá khoai thôi. Làm sao để tiếng nói của dân lọt đến Quốc hội được, đó là bài toán không khó, nhưng “khó vì lòng người ngại núi e sông”. Lạng quạng cái đơn lại về đến ông chủ tịch hay bí thư xã là ăn đòn nát xương. Ngại núi e sông chính là ở đó đấy.
Đặc biệt ở lĩnh vực mầm non, hơn 14,000 cán bộ, giáo viên bậc học này đang mong chờ Hội Đồng Nhân Dân (HĐND) sẽ thông qua quyết sách lớn nhằm cải thiện đời sống. Phát biểu trong buổi khai mạc, ông Mai Văn Ninh - Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch HĐND tỉnh - yêu cầu: “Các đại biểu, kể cả đại biểu mời cần chuẩn bị ý kiến phát biểu. Không được ngủ gà gật tại nghị trường.”
Như thế chứng tỏ rằng đã từng có rất nhiều ông đại biểu dân ngủ gật nên ngài chủ tịch HĐND mới phải chặn đầu như thế. Chẳng biết ở Quốc Hội có cụ nghị nào ngủ gật không mà người ta lại “ác mồm ác miệng” gọi là “ông nghị gật.” Không phải đâu, các cụ ạ. Nghị gật là những cụ nghị chẳng có ý kiến ý cò gì bao giờ, chỉ biết giơ tay đồng ý và gật đầu trước mọi cuộc biểu quyết. Thậm chí có vị còn nhờ bạn “đồng liêu” nhấn nút giùm, dù vị kia có phản đối hay đồng ý, ông ấy cũng vậy thôi. Chẳng trách dân gian ta có câu khôi hài: “Ai sao tôi vậy, ai làm bậy, tôi làm bậy theo.” Quả là mỉa mai và chí lý.
Văn Quang (23-10-2015)
Trong cuộc tiếp xúc của Đoàn Đại Biểu Quốc Hội (ĐBQH) TP Đà Nẵng với cử tri quận Ngũ Hành Sơn trước Kỳ họp thứ 10, Quốc Hội khóa XIII vào chiều ngày 1/10 vừa qua, báo Pháp luật TP Sài Gòn cho biết: “Cử tri ngủ gục, chỉ hai người phát biểu.”
Tại sao cử tri lại ngủ gật?
Có 4 lý do chính:
Ăn bẩn chỉ bị khiển trách
Cụ thể là ông Lương Khánh Thuận (nguyên giám đốc), Nguyễn Đăng Khoa (nguyên phó giám đốc Công Ty Môi Trường Đô Thị Nha Trang) “ăn bẩn” bị UBND tỉnh Khánh Hòa ra quyết định khiển trách và cảnh cáo khiến nhiều người bất bình.
Những kiểu chi tiêu ngân sách kỳ quái
Đây là những kiểu chi lạ lùng nhất trong lịch sử thu chi ngân sách ở địa phương. Chi cho ông Việt, ông Hùng gồm: chi “hỗ trợ Bí thư đi Cần Thơ khám mắt số tiền 4 triệu đồng”; chi “giải quyết vụ tai nạn xe, đi đám nhà chú Bảy Hùng hết 12.7 triệu đồng”; chi “mua cây cảnh cho chú Sáu Nhẫn là 2 triệu đồng”; chi “Hỗ trợ cho Thường trực huyện ủy nâng nền nhà là 13 triệu đồng”; chi “Thường trực huyện ủy đi thăm bệnh vợ chú Bảy Hùng là 2 triệu đồng”; chi “ông Đ.N.S, lãnh đạo tỉnh đi Trung Quốc hết 5 triệu đồng”; chi “mua đồ tiếp khách nhà chú Bảy Hùng 5.8 triệu đồng”; chi “mua máy xay cá cho chú Út Nhỏ là 3.5 triệu đồng”; chi “Út Đ. bỏ túi 2 triệu đồng”; chi “nhà báo C.T. 3 triệu đồng”; chi “mua đồ đi đám nhà sui Út Nhỏ là 3 triệu đồng”; chi khám bệnh, chi hỗ trợ quỹ người nghèo xã NQA, chi bia nhà Út Đông…
Đại biểu cũng ngủ gật
Sáng 14.12, HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVI nhiệm kỳ 2011-2016 đã khai mạc kỳ họp thứ ba. Tại kỳ họp này, các đại biểu sẽ bàn thảo nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, hành chính, giáo dục...